Một số loài khủng long có thể đã làm ổ để chăm sóc những con non của chúng, theo một nghiên cứu mới.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania đã khảo sát một phiến đá được tìm thấy ở Trung Quốc có chứa hóa thạch của 25 loài khủng long ăn thực vật phổ biến (Psittacosaurus lujiatunensis), sống trong khoảng từ 123 cho tới 100 triệu năm trước.
Hai mươi bốn con là những con khủng long rất nhỏ, một con đang trưởng thành; dựa trên kích thước hộp sọ.
Giáo sư cổ sinh vật học Peter Dodson và nghiên cứu sinh tiến sĩ Brandon Hedrick phân tích chất liệu trong phiến đá rộng chưa đầy một mét, và xác định chính dòng nham thạch núi lửa tuôn trào khiến ổ khủng long bị mắc kẹt.
Theo các nhà nghiên cứu, khoảng cách cận kề này cho thấy có sự hợp tác chăm sóc sau khi con con nở, giống như ở một số loài chim hiện đại. Con khủng long đang trưởng thành có thể là con lớn giúp chăm sóc những con nhỏ hơn.
Hedrick nói "nó vẻ đây có thể là một cái tổ", nhưng nói thêm rằng không có đủ bằng chứng để quả quyết như vậy.
Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Cretaceous Research.