Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố vụ tấn công gây chết người hồi năm ngoái vào phái bộ Hoa Kỳ ở thành phố Benghazi miền đông Libya đã khiến bà tiến hành các biện pháp cải thiện an ninh tại các nhiệm sở ngoại giao trên khắp thế giới. Nhưng một số nhà ngoại giao Mỹ lo ngại rằng các quy định mới về an ninh theo lệnh của Washington cũng có thể gây khó khăn cho các tối tác của họ trong việc thi hành công tác.
Trong vụ tấn công ở Benghazi, các phần tử bị nghi là al-Qaida đã tấn công nhiều tòa nhà của Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 9 năm 2012, gây thiệt mạng cho 4 người Mỹ, trong đó có đại sứ Hoa Kỳ.
Trước đó trong ngày, những người biểu tình bài Mỹ đã xông vào đại sứ quán Hoa Kỳ ở Cairo, phẫn nộ vì một cuốn phim của Mỹ nói về tiên tri Muhammad.
Người Yemen cảm thấy bị xúc phạm vì cuốn phim cũng xông vào đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sana’a.
Bố trí thêm binh sĩ Thủy quân Lục chiến
Trong một cuộc điều trần tại Thượng viện hôm thứ tư, Ngoại trưởng Clinton nói bà đã đáp lại các sự việc vừa kể bằng cách yêu cầu phái thêm hàng trăm nhân viên canh gác Thủy quân Lục chiến đến các cơ sở ngoại giao dễ bị tấn công. Bà nói bà cũng đã bổ nhiệm một giới chức vào một chức vụ phó trợ lý ngoại trưởng đặc trách các nhiệm sở có nguy cơ cao, có trách nhiệm dành cho các phái bộ ở các nơi nguy hiểm “sự chú trọng cần thiết.”
Bà Clinton nói bà đã chỉ định hơn 20 phái bộ Hoa Kỳ trên khắp thế giới là các địa điểm có nhiều rủi ro đòi hỏi an ninh chặt chẽ hơn. Nhưng bà nói các địa điểm được giữ bí mật.
Một nghiệp đoàn lao động đại diện các nhà ngoại giao Mỹ nói với đài VOA rằng phái thêm binh sĩ thủy quân lục chiến đến canh gác các phái bộ có nguy cơ cao là một biện pháp tích cực.
Chủ tịch Hiệp hội Nhân viên Ngoại giao Mỹ Susan Johnson nói nhiều lãnh sự quán và một số đại sứ quán của Hoa Kỳ đã phải hoạt động mà không có sự hỗ trợ của binh sĩ thủy quân lục chiến nào.
Bà Johnson nói: “Các binh sĩ này trên nguyên tắc có mặt để canh gác và bảo vệ an ninh cho cơ sở hơn là bảo vệ cá nhân. Tuy nhiên, có họ ở đó trong trường hợp khẩn cấp cũng giúp ta có thời giờ và chắc chắn giúp ta thắng thế hay thoát hiểm hoặc giảm thiểu thiệt hại, vì thế chúng tôi hoan nghênh biện pháp này. Nhưng các binh sĩ Thủy quân lục chiến chưa có mặt ở đó.”
Mưu tìm sự hỗ trợ của Quốc Hội
Ngoại trưởng Clinton cũng nói bà cần được sự hỗ trợ của Quốc Hội để thực thi các đề nghị về an ninh do một uỷ ban độc lập tiến hành cuộc điều tra về vụ Benghazi đưa ra. Bà hối thúc các nhà lập pháp dành cho bà quyền sử dụng một số ngân quỹ hiện hữu của Bộ Ngoại Giao để bố trí thêm nhân viên an ninh và nâng cấp xây dựng tại các phái bộ Hoa Kỳ. Bà Clinton cũng kêu gọi Quốc Hội dành thêm tiền cho an ninh ngoại giao, vì ngân quỹ phê chuẩn năm ngoái không đủ và thấp hơn 10% so với con số mà bà đã yêu cầu.
Thổi phồng vấn đề an ninh?
Một số nhà ngoại giao đã bầy tỏ quan ngại rằng Bộ Ngoại giao có thể siết chặt an ninh quá nhiều khi tìm cách làm vừa lòng các đảng viên Cộng Hòa tại Quốc hội đã lên án Bộ là không có đủ biện pháp để ngăn chặn những vụ chết người ở Benghazi.
Ông Ronald Neumann, một cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan, Algeria và Bahrain, nói với đài VOA rằng áp lực chính trị đè lên chính quyền Obama để ngăn tránh đưòng lối ngoại giao nguy hiểm mang tính cách “nghiêm trọng” hơn so với lúc trước khi xảy ra vụ Benghazi.
Ông nói: “Một trong các vấn đề lớn nhất chúng ta đang phải đối phó là một bầu không khí trong đó các giới chức ở Washington trở nên quá lo lắng về an ninh đến nỗi họ giảm bớt tính linh động của các nhà ngoại giao tại nhiệm sở khi phải thực hiện các quyết định quan trọng về an ninh.”
Là chủ tịch của Hàn lâm viện Ngoại giao Mỹ, một tổ chức phi chính phủ ở Washington, ông Neumann nói các vị đại sứ phải là những người quyết định liệu họ hay nhân viên của họ có thực hiện các chuyến đi nguy hiểm ra ngoài nơi làm việc của họ hay không.
Ông Nicholas Kralev, tác giả của cuốn sách có tựa là “Quân đội kia của nước Mỹ: Ngoại giao đoàn và Chính sách Ngoại giao thế kỷ thứ 21” nói rằng các hạn chế hiện hữu đối với việc du hành ngoại giao đã gây khó khăn nhiều cho các nhà ngoại giao.
“Ở nhiều nước được cho là không an toàn cho việc du hành ra khỏi thủ đô, các nhà ngoại giao bị cấm không được đi. Ở một số nước, họ có thể được miễn trừ khoản ấy, nhưng phải xin phép trên giấy tờ.”
Ông Kralev nói Ngoại trưởng Clinton tìm cách đạt được thế cân bằng giữa an toàn ngoại giao và sự linh động trước khi xảy ra các vụ tấn công hồi tháng 9 năm ngoái.
Ông nói: “Chẳng may sau vụ tấn công, tôi không thấy vì sao lại xảy ra chuyện này, nay khi trọng tâm chú ý hướng vào khía cạnh an ninh nhiều hơn.”
Chấp nhận rủi ro
Lãnh đạo nghiệp đòng Johnson nói nhiều nhà ngoại giao đã lên tiếng bênh vực sự linh động.
“Vụ Benghazi đang đưa vấn đề này ra tiền trường. Tôi nhận thấy có sự chống đối hơn từ phía Bộ Ngoại giao trước những lời kêu gọi loại trừ mọi rủi ro, không du hành đi đâu và cần phải làm 64 cái đơn để xin phép du hành.”
Bà nói một cách khác để cải thiện an ninh là tăng cường ngân sách liên bang dành cho việc huấn luyện các nhà ngoại giao về ngoại ngữ và kiến thức của quốc gia mà họ đến công tác.
Bà nói: “Sự huấn luyện đó khiến ta quen thuộc hơn với những gì đang diễn tiến. Ta có nhiều khả năng hơn để tránh tình huống nguy hiểm, và nếu xảy ra tình huống đó, thì ta có khả năng tốt hơn để ứng phó.”
Ông Neumann nói không có biện pháp nào có thể đem lại an toàn tuyệt hảo.
Ông lập luận: “Các biện pháp mà bà Clinton loan báo là tốt, nhưng không có nghĩa là ta có thể tránh được một vụ Benghazi khác hay sự kiện một nhà ngoại giao khác bị sát hại. Ðiều đó không nằm trong phạm trù của những việc có thể xảy ra.”
Trong vụ tấn công ở Benghazi, các phần tử bị nghi là al-Qaida đã tấn công nhiều tòa nhà của Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 9 năm 2012, gây thiệt mạng cho 4 người Mỹ, trong đó có đại sứ Hoa Kỳ.
Trước đó trong ngày, những người biểu tình bài Mỹ đã xông vào đại sứ quán Hoa Kỳ ở Cairo, phẫn nộ vì một cuốn phim của Mỹ nói về tiên tri Muhammad.
Người Yemen cảm thấy bị xúc phạm vì cuốn phim cũng xông vào đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sana’a.
Bố trí thêm binh sĩ Thủy quân Lục chiến
Trong một cuộc điều trần tại Thượng viện hôm thứ tư, Ngoại trưởng Clinton nói bà đã đáp lại các sự việc vừa kể bằng cách yêu cầu phái thêm hàng trăm nhân viên canh gác Thủy quân Lục chiến đến các cơ sở ngoại giao dễ bị tấn công. Bà nói bà cũng đã bổ nhiệm một giới chức vào một chức vụ phó trợ lý ngoại trưởng đặc trách các nhiệm sở có nguy cơ cao, có trách nhiệm dành cho các phái bộ ở các nơi nguy hiểm “sự chú trọng cần thiết.”
Bà Clinton nói bà đã chỉ định hơn 20 phái bộ Hoa Kỳ trên khắp thế giới là các địa điểm có nhiều rủi ro đòi hỏi an ninh chặt chẽ hơn. Nhưng bà nói các địa điểm được giữ bí mật.
Một nghiệp đoàn lao động đại diện các nhà ngoại giao Mỹ nói với đài VOA rằng phái thêm binh sĩ thủy quân lục chiến đến canh gác các phái bộ có nguy cơ cao là một biện pháp tích cực.
Chủ tịch Hiệp hội Nhân viên Ngoại giao Mỹ Susan Johnson nói nhiều lãnh sự quán và một số đại sứ quán của Hoa Kỳ đã phải hoạt động mà không có sự hỗ trợ của binh sĩ thủy quân lục chiến nào.
Bà Johnson nói: “Các binh sĩ này trên nguyên tắc có mặt để canh gác và bảo vệ an ninh cho cơ sở hơn là bảo vệ cá nhân. Tuy nhiên, có họ ở đó trong trường hợp khẩn cấp cũng giúp ta có thời giờ và chắc chắn giúp ta thắng thế hay thoát hiểm hoặc giảm thiểu thiệt hại, vì thế chúng tôi hoan nghênh biện pháp này. Nhưng các binh sĩ Thủy quân lục chiến chưa có mặt ở đó.”
Mưu tìm sự hỗ trợ của Quốc Hội
Ngoại trưởng Clinton cũng nói bà cần được sự hỗ trợ của Quốc Hội để thực thi các đề nghị về an ninh do một uỷ ban độc lập tiến hành cuộc điều tra về vụ Benghazi đưa ra. Bà hối thúc các nhà lập pháp dành cho bà quyền sử dụng một số ngân quỹ hiện hữu của Bộ Ngoại Giao để bố trí thêm nhân viên an ninh và nâng cấp xây dựng tại các phái bộ Hoa Kỳ. Bà Clinton cũng kêu gọi Quốc Hội dành thêm tiền cho an ninh ngoại giao, vì ngân quỹ phê chuẩn năm ngoái không đủ và thấp hơn 10% so với con số mà bà đã yêu cầu.
Thổi phồng vấn đề an ninh?
Một số nhà ngoại giao đã bầy tỏ quan ngại rằng Bộ Ngoại giao có thể siết chặt an ninh quá nhiều khi tìm cách làm vừa lòng các đảng viên Cộng Hòa tại Quốc hội đã lên án Bộ là không có đủ biện pháp để ngăn chặn những vụ chết người ở Benghazi.
Ông Ronald Neumann, một cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan, Algeria và Bahrain, nói với đài VOA rằng áp lực chính trị đè lên chính quyền Obama để ngăn tránh đưòng lối ngoại giao nguy hiểm mang tính cách “nghiêm trọng” hơn so với lúc trước khi xảy ra vụ Benghazi.
Ông nói: “Một trong các vấn đề lớn nhất chúng ta đang phải đối phó là một bầu không khí trong đó các giới chức ở Washington trở nên quá lo lắng về an ninh đến nỗi họ giảm bớt tính linh động của các nhà ngoại giao tại nhiệm sở khi phải thực hiện các quyết định quan trọng về an ninh.”
Là chủ tịch của Hàn lâm viện Ngoại giao Mỹ, một tổ chức phi chính phủ ở Washington, ông Neumann nói các vị đại sứ phải là những người quyết định liệu họ hay nhân viên của họ có thực hiện các chuyến đi nguy hiểm ra ngoài nơi làm việc của họ hay không.
Ông Nicholas Kralev, tác giả của cuốn sách có tựa là “Quân đội kia của nước Mỹ: Ngoại giao đoàn và Chính sách Ngoại giao thế kỷ thứ 21” nói rằng các hạn chế hiện hữu đối với việc du hành ngoại giao đã gây khó khăn nhiều cho các nhà ngoại giao.
“Ở nhiều nước được cho là không an toàn cho việc du hành ra khỏi thủ đô, các nhà ngoại giao bị cấm không được đi. Ở một số nước, họ có thể được miễn trừ khoản ấy, nhưng phải xin phép trên giấy tờ.”
Ông Kralev nói Ngoại trưởng Clinton tìm cách đạt được thế cân bằng giữa an toàn ngoại giao và sự linh động trước khi xảy ra các vụ tấn công hồi tháng 9 năm ngoái.
Ông nói: “Chẳng may sau vụ tấn công, tôi không thấy vì sao lại xảy ra chuyện này, nay khi trọng tâm chú ý hướng vào khía cạnh an ninh nhiều hơn.”
Chấp nhận rủi ro
Lãnh đạo nghiệp đòng Johnson nói nhiều nhà ngoại giao đã lên tiếng bênh vực sự linh động.
“Vụ Benghazi đang đưa vấn đề này ra tiền trường. Tôi nhận thấy có sự chống đối hơn từ phía Bộ Ngoại giao trước những lời kêu gọi loại trừ mọi rủi ro, không du hành đi đâu và cần phải làm 64 cái đơn để xin phép du hành.”
Bà nói một cách khác để cải thiện an ninh là tăng cường ngân sách liên bang dành cho việc huấn luyện các nhà ngoại giao về ngoại ngữ và kiến thức của quốc gia mà họ đến công tác.
Bà nói: “Sự huấn luyện đó khiến ta quen thuộc hơn với những gì đang diễn tiến. Ta có nhiều khả năng hơn để tránh tình huống nguy hiểm, và nếu xảy ra tình huống đó, thì ta có khả năng tốt hơn để ứng phó.”
Ông Neumann nói không có biện pháp nào có thể đem lại an toàn tuyệt hảo.
Ông lập luận: “Các biện pháp mà bà Clinton loan báo là tốt, nhưng không có nghĩa là ta có thể tránh được một vụ Benghazi khác hay sự kiện một nhà ngoại giao khác bị sát hại. Ðiều đó không nằm trong phạm trù của những việc có thể xảy ra.”