Hoa Kỳ dường như đang xét lại việc không thích xuất khầu khí đốt, để có thể giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của Ukraina và giảm bớt việc lệ thuộc của nước này vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga.
Giới chức năng lượng hàng đầu của Hoa Kỳ, ông Ernest Moniz, đã nói tại một hội nghị về năng lượng trong tuần này rằng ông “chắc chắn sẽ hoan nghênh” các cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo Hạ Viện về vấn đề nới lỏng những hạn chế xuất khẩu khí đốt hiện nay của Mỹ, cho các quốc gia không phải là đối tác tự do mậu dịch.
Ông nói rằng vụ xung đột tại Ukraina, nơi các binh sĩ Nga chiếm đóng bán đảo Crimea của nước này rõ ràng là một “tình hình rất nghiêm trọng và quan trọng” đáng để xem xét liệu là xuất khẩu năng lượng có thể đóng một vai trò trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hay không.
Trong nhiều thập niên Hoa Kỳ đã là một nước nhập khẩu năng lượng lớn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với tiến bộ trong công nghệ dùng thủy lực làm dập vỡ để khai thác năng lượng, Hoa Kỳ ngày càng tiến tới độc lập về năng lượng.
Theo đánh giá chung Hoa Kỳ có thể vượt quá Nga trong năm nay là một nước sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới, và vào năm tới, vượt Ả Rập Saudi, là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Hiện nay Nga cung cấp khoảng 70% khí đốt cho Ukraina, nhưng chính phủ Kyiv hiện nay đã mắc nợ công ty năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga hơn 1,5 tỉ đôla. Kết quả là chính phủ Moscow nói rằng bắt đầu vào tháng tới họ sẽ chấm dứt việc giảm giá khí đốt bán cho Ukraina.
Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ, trong đó có các thành viên Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã gây áp lực với Tổng thống Obama để nới lỏng những hạn chế xuất khẩu năng lượng, nhưng các thành viên khác e ngại rằng việc bán khí đốt cho nước ngoài có thể làm tăng giá năng lượng cho người tiêu thụ Hoa Kỳ.
Chủ tịch Hạ Viện John Boehner, nhà lãnh đạo Hạ Viện do Đảng Cộng Hòa kiểm soát, nói rằng ông Obama có thể tăng cường vị trí của Hoa Kỳ tại Ukraina bắng cách chấp thuận việc xuất khẩu khí đốt. Ông nói:
“Nếu Tổng thống muốn mạnh tay hơn nữa và giúp bảo vệ các đồng minh của chúng ta trong vùng, thì hãy nhắc điện thoại và sử dụng cây bút của ông và yêu cầu Bộ Năng Lượng chấp thuận những đơn xuất khẩu năng lượng.”
Giới chức năng lượng hàng đầu của Hoa Kỳ, ông Ernest Moniz, đã nói tại một hội nghị về năng lượng trong tuần này rằng ông “chắc chắn sẽ hoan nghênh” các cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo Hạ Viện về vấn đề nới lỏng những hạn chế xuất khẩu khí đốt hiện nay của Mỹ, cho các quốc gia không phải là đối tác tự do mậu dịch.
Ông nói rằng vụ xung đột tại Ukraina, nơi các binh sĩ Nga chiếm đóng bán đảo Crimea của nước này rõ ràng là một “tình hình rất nghiêm trọng và quan trọng” đáng để xem xét liệu là xuất khẩu năng lượng có thể đóng một vai trò trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hay không.
Trong nhiều thập niên Hoa Kỳ đã là một nước nhập khẩu năng lượng lớn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với tiến bộ trong công nghệ dùng thủy lực làm dập vỡ để khai thác năng lượng, Hoa Kỳ ngày càng tiến tới độc lập về năng lượng.
Theo đánh giá chung Hoa Kỳ có thể vượt quá Nga trong năm nay là một nước sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới, và vào năm tới, vượt Ả Rập Saudi, là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Hiện nay Nga cung cấp khoảng 70% khí đốt cho Ukraina, nhưng chính phủ Kyiv hiện nay đã mắc nợ công ty năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga hơn 1,5 tỉ đôla. Kết quả là chính phủ Moscow nói rằng bắt đầu vào tháng tới họ sẽ chấm dứt việc giảm giá khí đốt bán cho Ukraina.
Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ, trong đó có các thành viên Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã gây áp lực với Tổng thống Obama để nới lỏng những hạn chế xuất khẩu năng lượng, nhưng các thành viên khác e ngại rằng việc bán khí đốt cho nước ngoài có thể làm tăng giá năng lượng cho người tiêu thụ Hoa Kỳ.
Chủ tịch Hạ Viện John Boehner, nhà lãnh đạo Hạ Viện do Đảng Cộng Hòa kiểm soát, nói rằng ông Obama có thể tăng cường vị trí của Hoa Kỳ tại Ukraina bắng cách chấp thuận việc xuất khẩu khí đốt. Ông nói:
“Nếu Tổng thống muốn mạnh tay hơn nữa và giúp bảo vệ các đồng minh của chúng ta trong vùng, thì hãy nhắc điện thoại và sử dụng cây bút của ông và yêu cầu Bộ Năng Lượng chấp thuận những đơn xuất khẩu năng lượng.”