Các giới chức và các nhà lập pháp Mỹ lên tiếng ủng hộ cho quyền tự quyết của Ukraina và viện trợ kinh tế cho Kyiv, và không loại trừ những biện pháp chế tài đối với Nga giữa lúc cuộc khủng hoảng Ukraina trở nên trầm trọng. Theo tường trình của Thông tín viên đài VOA Michael Bowman, chính quyền Obama tiếp tục thúc đẩy chấm dứt việc Nga đưa quân vào lãnh thổ Ukraina bằng một cuộc thương thuyết.
Căng thẳng lại bùng ra ở Ukraina với việc Nga chặn các chiến hạm Ukraina, những binh sĩ nghi là của Nga giải giới một căn cứ không quân Ukraina, và những người biểu tình thân Nga chiếm những tòa nhà của chính phủ Ukraina.
Ngày hôm qua, những người có vũ trang tại Crimea dùng súng đe dọa một đặc sứ của Liên hiệp quốc, và những người biểu tình phản đối một phái đoàn của Tổ chức An ninh và Hợp tác tại châu Âu.
Tại Washington, Chủ tịch Uûy ban Hoa Kỳ - Helsinki, Thượng nghị sĩ Dân chủ Ben Cardin, bang Maryland, đổ tất cả trách nhiệm cho Nga.
“Rõ ràng việc Nga xâm lấn là một vấn đề, không riêng tại Ukraina mà trong toàn bộ khu vực. Do đó đây là một vấn đề đáng quan tâm cho tất cả chúng ta.”
Hoa Kỳ và EU hy vọng tăng cường sức mạnh của chính phủ lâm thời Ukraina với cam kết viện trợ và sự nhiệt thành ủng hộ bằng ngôn từ.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel điều trần trước một ủy ban Thượng viện.
“Đây là thời điểm của sự lãnh đạo khôn ngoan, kiên trì và vững chắc.Và đây cũng là thời điểm để tất cả chúng ta đứng về phía nhân dân Ukraina, ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của họ. Và chúng ta đang làm việc này.”
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc Samantha Power nói với ban Ukraina Đài VOA là Nga cần xuống thang cuộc khủng hoảng và chấp nhận các quan sát viên.
“Không cần phải nói, tương lai của Ukraina là do người dân Ukraina quyết định. Tương lai của Ukraina không phải do những lực lượng bên ngoài quyết định. Cho đến nay thách thức là chính các giới chức cao cấp Nga không thực sự chứng tỏ thiện chí muốn tiếp xúc thẳng với giới hữu trách Ukraina hoặc chấp thuận sự điều giải đã được rất nhiều nước có liên quan đề nghị.”
Nga nói mục tiêu của họ là bảo vệ các công dân Nga trước một chính phủ mới tại Ukraina mà Nga xem như bất hợp pháp.
Các giới chức Nga mô tả binh sĩ chiếm đóng Crimea là những đơn vị phòng vệ địa phương, một lập luận mà chính quyền Obama bác bỏ.
Bộ trưởng Chuck Hagel nói:
“Rõ ràng các binh sĩ này thuộc Nga.”
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã đồng thanh lên án việc Nga xâm nhập Ukraina. Nhưng một số cũng đổ lỗi cho chính quyền Obama, cáo buộc Tổng thống về thái độ mềm yếu và ngây thơ gần như mời mọc sự can thiệp của Nga.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain bang Arizona nói:
“Tổng thống Obama không hiểu Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông không hiểu tham vọng của ông Putin. Ông không hiểu ông Putin là một cựu đại tá KGB có khuynh hướng khôi phục lại đế quốc Nga.”
Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Murphy nói:
“Đây là một lập luận phi lý.”
Thượng nghị sĩ Murphy bênh việc chính quyền Obama:
“Ông Putin tiến vào Gruzia năm 2008 dưới thời một vị Tổng thống Cộng hòa mà nhiều bạn đồng viện Cộng hòa của tôi xem như là một Tổng thống mạnh về chính sách ngoại giao. Và nay ông Putin làm việc này với một Tổng thống Dân chủ.”
Trong khi một số dân biểu, nghị sĩ tại Quốc hội hy vọng những chế tài đối với Nga sẽ không cần thiết, các nhà lãnh đạo của cả hai đảng đang vận động cho một nghị quyết kêu gọi chế tài đối với các giới chức Nga, các ngân hàng và các cơ quan nhà nước khác. Dân biểu Ed Royce, bang California, chủ tịch ủy ban Đối ngoại Hạ viện nói mục đích là làm áp lực để Nga chấm dứt điều ông gọi là hành vi xâm lấn quân sự.
Căng thẳng lại bùng ra ở Ukraina với việc Nga chặn các chiến hạm Ukraina, những binh sĩ nghi là của Nga giải giới một căn cứ không quân Ukraina, và những người biểu tình thân Nga chiếm những tòa nhà của chính phủ Ukraina.
Ngày hôm qua, những người có vũ trang tại Crimea dùng súng đe dọa một đặc sứ của Liên hiệp quốc, và những người biểu tình phản đối một phái đoàn của Tổ chức An ninh và Hợp tác tại châu Âu.
Tại Washington, Chủ tịch Uûy ban Hoa Kỳ - Helsinki, Thượng nghị sĩ Dân chủ Ben Cardin, bang Maryland, đổ tất cả trách nhiệm cho Nga.
“Rõ ràng việc Nga xâm lấn là một vấn đề, không riêng tại Ukraina mà trong toàn bộ khu vực. Do đó đây là một vấn đề đáng quan tâm cho tất cả chúng ta.”
Hoa Kỳ và EU hy vọng tăng cường sức mạnh của chính phủ lâm thời Ukraina với cam kết viện trợ và sự nhiệt thành ủng hộ bằng ngôn từ.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel điều trần trước một ủy ban Thượng viện.
“Đây là thời điểm của sự lãnh đạo khôn ngoan, kiên trì và vững chắc.Và đây cũng là thời điểm để tất cả chúng ta đứng về phía nhân dân Ukraina, ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của họ. Và chúng ta đang làm việc này.”
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc Samantha Power nói với ban Ukraina Đài VOA là Nga cần xuống thang cuộc khủng hoảng và chấp nhận các quan sát viên.
“Không cần phải nói, tương lai của Ukraina là do người dân Ukraina quyết định. Tương lai của Ukraina không phải do những lực lượng bên ngoài quyết định. Cho đến nay thách thức là chính các giới chức cao cấp Nga không thực sự chứng tỏ thiện chí muốn tiếp xúc thẳng với giới hữu trách Ukraina hoặc chấp thuận sự điều giải đã được rất nhiều nước có liên quan đề nghị.”
Nga nói mục tiêu của họ là bảo vệ các công dân Nga trước một chính phủ mới tại Ukraina mà Nga xem như bất hợp pháp.
Các giới chức Nga mô tả binh sĩ chiếm đóng Crimea là những đơn vị phòng vệ địa phương, một lập luận mà chính quyền Obama bác bỏ.
Bộ trưởng Chuck Hagel nói:
“Rõ ràng các binh sĩ này thuộc Nga.”
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã đồng thanh lên án việc Nga xâm nhập Ukraina. Nhưng một số cũng đổ lỗi cho chính quyền Obama, cáo buộc Tổng thống về thái độ mềm yếu và ngây thơ gần như mời mọc sự can thiệp của Nga.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain bang Arizona nói:
“Tổng thống Obama không hiểu Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông không hiểu tham vọng của ông Putin. Ông không hiểu ông Putin là một cựu đại tá KGB có khuynh hướng khôi phục lại đế quốc Nga.”
Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Murphy nói:
“Đây là một lập luận phi lý.”
Thượng nghị sĩ Murphy bênh việc chính quyền Obama:
“Ông Putin tiến vào Gruzia năm 2008 dưới thời một vị Tổng thống Cộng hòa mà nhiều bạn đồng viện Cộng hòa của tôi xem như là một Tổng thống mạnh về chính sách ngoại giao. Và nay ông Putin làm việc này với một Tổng thống Dân chủ.”
Trong khi một số dân biểu, nghị sĩ tại Quốc hội hy vọng những chế tài đối với Nga sẽ không cần thiết, các nhà lãnh đạo của cả hai đảng đang vận động cho một nghị quyết kêu gọi chế tài đối với các giới chức Nga, các ngân hàng và các cơ quan nhà nước khác. Dân biểu Ed Royce, bang California, chủ tịch ủy ban Đối ngoại Hạ viện nói mục đích là làm áp lực để Nga chấm dứt điều ông gọi là hành vi xâm lấn quân sự.