Các đại diện của chính phủ Nam Sudan và một lực lượng nổi loạn chiến đấu để lật đổ chính phủ đã khai mạc các cuộc hòa đàm ở Ethiopia.
Các nhà điều giải khu vực hy vọng sẽ giúp thương thuyết được một cuộc ngừng bắn để chấm dứt 3 tuần lễ xung đột đã đẩy quốc gia mới nhất thế giới này đến chỗ nội chiến.
Trước khi các cuộc đàm phán diễn ra ở Addis Ababa, hôm thứ năm tham mưu trưởng quân đội Sudan đã kêu gọi cả hai bên hãy tiến tới hòa giải, trong khi các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục bùng ra.
Tướng James Hoth Mai của Ðạo quân Giải phóng Nhân dân Sudan nói:
“Chúng tôi đang tiến tới Bor, bởi vì những người này muốn đế Juba. Chúng tôi đã có những cuộc giao tranh và lực lượng của chúng tôi đang tiến về phía Bor và chúng tôi sẽ có mặt tại Bor bất cứ lúc nào. Dĩ nhiên, chúng tôi chưa có được một cuộc ngưng bắn và chúng tôi không muốn họ đến và tấn công chúng tôi ở đây vì thế mà chúng tôi phải tiến về phía họ.”
Khối Ðông Phi, tức Thẩm quyền Phát triển Liên chinh phủ, còn gọi tắt là IGAD, đang đứng ra điều giải các cuộc đàm phán, với hy vọng chấm dứt bạo động đã khiến hơn 1 ngàn người thiệt mạng.
Bà Valerie Amos, đặc trách các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, phát biểu:
"Tại Nam Sudan, về nỗ lực có liên quan đến những người đã đi lánh nạn tại các căn cứ của Liên Hiệp Quốc, chúng tôi đã phân phối thực phẩm, Chương trình Thực phẩm Thế giới và các tổ chức khác của Liên Hiệp Quốc hỗ trợ các nỗ lực này, tìm cách đưa nước sạch tới các trại tạm trú, tìm cách bảo đảm là có sự chăm sóc y tế, nhưng quý vị có thể hiểu được sự khó khăn của hàng ngàn người đến một nơi không được thành lập để làm công tác đó.”
Một phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc nói với đài VOA rằng hơn 10 ngàn người Nam Sudan đã bỏ trốn đến các nước láng giềng.
Ðổ máu ở Nam Sudan đã bùng ra khi binh sĩ nổi loan tấn công tổng hành dinh quân đội hôm 15 tháng 12. Tổng thống Kir cáo buộc cựu phó tổng thống Machar có âm mưu đảo chính.
Các nhà điều giải khu vực hy vọng sẽ giúp thương thuyết được một cuộc ngừng bắn để chấm dứt 3 tuần lễ xung đột đã đẩy quốc gia mới nhất thế giới này đến chỗ nội chiến.
Trước khi các cuộc đàm phán diễn ra ở Addis Ababa, hôm thứ năm tham mưu trưởng quân đội Sudan đã kêu gọi cả hai bên hãy tiến tới hòa giải, trong khi các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục bùng ra.
Tướng James Hoth Mai của Ðạo quân Giải phóng Nhân dân Sudan nói:
“Chúng tôi đang tiến tới Bor, bởi vì những người này muốn đế Juba. Chúng tôi đã có những cuộc giao tranh và lực lượng của chúng tôi đang tiến về phía Bor và chúng tôi sẽ có mặt tại Bor bất cứ lúc nào. Dĩ nhiên, chúng tôi chưa có được một cuộc ngưng bắn và chúng tôi không muốn họ đến và tấn công chúng tôi ở đây vì thế mà chúng tôi phải tiến về phía họ.”
Khối Ðông Phi, tức Thẩm quyền Phát triển Liên chinh phủ, còn gọi tắt là IGAD, đang đứng ra điều giải các cuộc đàm phán, với hy vọng chấm dứt bạo động đã khiến hơn 1 ngàn người thiệt mạng.
Bà Valerie Amos, đặc trách các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, phát biểu:
"Tại Nam Sudan, về nỗ lực có liên quan đến những người đã đi lánh nạn tại các căn cứ của Liên Hiệp Quốc, chúng tôi đã phân phối thực phẩm, Chương trình Thực phẩm Thế giới và các tổ chức khác của Liên Hiệp Quốc hỗ trợ các nỗ lực này, tìm cách đưa nước sạch tới các trại tạm trú, tìm cách bảo đảm là có sự chăm sóc y tế, nhưng quý vị có thể hiểu được sự khó khăn của hàng ngàn người đến một nơi không được thành lập để làm công tác đó.”
Một phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc nói với đài VOA rằng hơn 10 ngàn người Nam Sudan đã bỏ trốn đến các nước láng giềng.
Ðổ máu ở Nam Sudan đã bùng ra khi binh sĩ nổi loan tấn công tổng hành dinh quân đội hôm 15 tháng 12. Tổng thống Kir cáo buộc cựu phó tổng thống Machar có âm mưu đảo chính.