WASHINGTON —
Ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, mức độ béo phì gia tăng cùng với mức thu nhập. Nhưng một nghiên cứu mới nói rằng phụ nữ càng được giáo dục tốt, cơ hội tránh được béo phì càng cao.
Tiến sĩ Aminia Aitsi-Selmi là tác giả chính trong cuộc khảo cứu tại trường University College London. Bà muốn tìm hiểu liệu xu hướng ở các nước có thu nhập cao có thể xuất hiện ở đâu khác nữa không:
“Chúng tôi biết được rằng ở các quốc gia có thu nhập cao, giáo dục và mức thu nhập có xu hướng đi cùng với nhau. Những người đươc giáo dục tốt nhất và có thu nhập cao nhất thường là những người mảnh khảnh nhất và điều ngược lại cũng đúng như vậy.”
Cuộc nghiên cứu tập trung vào các quốc gia có thu nhập trung bình là Ai Cập, Jordan, Colombia và các quốc gia có thu nhập thấp là Nigeria, Ấn Độ, và Benin. Những nước này là những nước có mức thu nhập trên đà gia tăng. Kết quả là phụ nữ mua thực phẩm có mức calorie cao hơn. Các nhà nghiên cứu gọi những thực phẩm này là đồ ăn đậm đặc năng lượng. Nói đơn giản, những đồ ăn này có thể làm tăng nhiều cân vì chúng chứa rất nhiều đường, muối, và chất béo. Đây có thể là đồ ăn chế biến hoặc đồ ăn nhanh. Bà Selmi cho biết:
“Cuộc nghiên cứu cho thấy mặc dù mức thu nhập cao hơn hay sự giàu có hơn dường như có liên kết với nguy cơ cao hơn bị béo phì ở phụ nữ sống tại các nước thu nhập trung bình và cả thu nhập thấp, nhưng ở các nước có thu nhập trung bình, có một điều gì đó kỳ lạ xảy ra khi việc giáo dục lại có vẻ như bắt đầu bảo vệ phụ nữ tránh được béo phì. Vì thế mà những người phụ nữ được giáo dục cao hơn đã không bị ảnh hưởng bởi tác động giàu có mà khiến những người phụ nữ khác bị béo phì hơn."
Bà Selmi nói rằng có thể có một vài lời giải thích cho việc này.
“Có thể bởi vì những phụ nữ được giáo dục tốt hơn thì có sở thích khác khi nói về vóc dáng. Họ tiếp xúc nhiều hơn với hình mẫu được cho là đẹp ở phương Tây, thường quảng bá sự mảnh khảnh. Cũng có thể là họ có sự hiểu biết về sức khỏe tốt hơn, có sự ưu tiên khác về mặt thời gian, họ đầu tư hơn vào việc chăm sóc sức khỏe vì tương lai sau này.”
Nhưng sự liên kết giữa giáo dục, sự giàu có, và sức khỏe dường như hơi khác nhau ở các nước có thu nhập thấp. Đó có thể có liên hệ đến các điều kiện kinh tế từ trước, là lúc khan hiếm nhiều loại thức ăn có mức calorie cao. Nay sự ước ao có được những đồ ăn như vậy có thể được đặt nặng hơn hiệu ứng giáo dục mà người ta thấy ở các nước thu nhập trung bình và thu nhập cao.
“Sự khan hiếm càng lớn có nghĩa là sự béo phì không phải chỉ là vấn đề trong môi trường đó. Bất cứ thuận lợi nào mà bạn có, về mặt xã hội-kinh tế, nơi mà sự giáo dục cao hơn hay giàu có hơn, đều có thể giúp bạn tiếp cận được lượng thực phẩm nhiều hơn. Và thị trường không phức tạp như ở thị trường các nước thu nhập trung bình, nơi mà bạn có nhiều sản phẩm và có thể phải thực hiện nhiều quyết định. Và đây chính là lúc mà giáo dục có thể góp phần vào việc giúp người tiêu dùng đưa ra được quyết định của mình.”
Ngoài ra, các nước có thu nhập thấp có thể không có sẵn các hệ thống chăm sóc y tế công cộng để đối phó với mức độ béo phì ngày càng tăng. Chứng béo phì đã được liên kết với các bệnh không truyền nhiễm như ung thư, tiểu đường, và tim mạch.
Tiến sĩ Aitsi-Selmi nói rằng cần phải nghiên cứu thêm về điều mà bà gọi là sự tương tác giữa giáo dục và môi trường rộng hơn.
“Những biện pháp can thiệp có thể nhắm mục tiêu hoặc vào mặt giáo dục để khuyến khích giáo dục ở phụ nữ hoặc kiến thức về sức khỏe. Ý tôi muốn nói là chúng ta cần nghiên cứu chi tiết vào những đường hướng nối kết giáo dục với chứng béo phì. Hoặc có thể theo hướng môi trường nói chung và loại thông tin xuất hiện trong môi trường đó. Và như thế, theo một cách nào đó, sẽ khiến những người không nhận được sự giáo dục rơi vào thế bất lợi bởi vì những tín hiệu xuất phát từ môi trường sống xung quanh có thể cổ xúy cho những hành vi không lành mạnh như việc tiêu thụ quá mức.”
Loại thông tin môi trường đó có thể bao gồm việc những quảng cáo đa phương tiện nói với người tiêu dùng rằng đồ ăn nhanh là ngon, rẻ, và dễ mua. Những loại quảng cáo này thường thiếu các chi tiết về giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
Bà Selmi nói giáo dục có thể là một hướng bảo vệ tốt hơn trong việc chống lại những sự lựa chọn đồ ăn không lành mạnh.
“Vâng, tôi nghĩ điều đó là đúng. Nếu bạn hiểu về những rủi ro xung quanh mình và hiểu những quyết định của mình có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mình như thế nào, thì bạn có thể sẽ đưa ra được những quyết định khác.”
Bà Aitsi-Selmi là nghiên cứu sinh của Wellcome Trust tại trường University College London. Công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học PLOS ONE.
Your browser doesn’t support HTML5
Tiến sĩ Aminia Aitsi-Selmi là tác giả chính trong cuộc khảo cứu tại trường University College London. Bà muốn tìm hiểu liệu xu hướng ở các nước có thu nhập cao có thể xuất hiện ở đâu khác nữa không:
“Chúng tôi biết được rằng ở các quốc gia có thu nhập cao, giáo dục và mức thu nhập có xu hướng đi cùng với nhau. Những người đươc giáo dục tốt nhất và có thu nhập cao nhất thường là những người mảnh khảnh nhất và điều ngược lại cũng đúng như vậy.”
Cuộc nghiên cứu tập trung vào các quốc gia có thu nhập trung bình là Ai Cập, Jordan, Colombia và các quốc gia có thu nhập thấp là Nigeria, Ấn Độ, và Benin. Những nước này là những nước có mức thu nhập trên đà gia tăng. Kết quả là phụ nữ mua thực phẩm có mức calorie cao hơn. Các nhà nghiên cứu gọi những thực phẩm này là đồ ăn đậm đặc năng lượng. Nói đơn giản, những đồ ăn này có thể làm tăng nhiều cân vì chúng chứa rất nhiều đường, muối, và chất béo. Đây có thể là đồ ăn chế biến hoặc đồ ăn nhanh. Bà Selmi cho biết:
“Cuộc nghiên cứu cho thấy mặc dù mức thu nhập cao hơn hay sự giàu có hơn dường như có liên kết với nguy cơ cao hơn bị béo phì ở phụ nữ sống tại các nước thu nhập trung bình và cả thu nhập thấp, nhưng ở các nước có thu nhập trung bình, có một điều gì đó kỳ lạ xảy ra khi việc giáo dục lại có vẻ như bắt đầu bảo vệ phụ nữ tránh được béo phì. Vì thế mà những người phụ nữ được giáo dục cao hơn đã không bị ảnh hưởng bởi tác động giàu có mà khiến những người phụ nữ khác bị béo phì hơn."
Bà Selmi nói rằng có thể có một vài lời giải thích cho việc này.
“Có thể bởi vì những phụ nữ được giáo dục tốt hơn thì có sở thích khác khi nói về vóc dáng. Họ tiếp xúc nhiều hơn với hình mẫu được cho là đẹp ở phương Tây, thường quảng bá sự mảnh khảnh. Cũng có thể là họ có sự hiểu biết về sức khỏe tốt hơn, có sự ưu tiên khác về mặt thời gian, họ đầu tư hơn vào việc chăm sóc sức khỏe vì tương lai sau này.”
Nhưng sự liên kết giữa giáo dục, sự giàu có, và sức khỏe dường như hơi khác nhau ở các nước có thu nhập thấp. Đó có thể có liên hệ đến các điều kiện kinh tế từ trước, là lúc khan hiếm nhiều loại thức ăn có mức calorie cao. Nay sự ước ao có được những đồ ăn như vậy có thể được đặt nặng hơn hiệu ứng giáo dục mà người ta thấy ở các nước thu nhập trung bình và thu nhập cao.
“Sự khan hiếm càng lớn có nghĩa là sự béo phì không phải chỉ là vấn đề trong môi trường đó. Bất cứ thuận lợi nào mà bạn có, về mặt xã hội-kinh tế, nơi mà sự giáo dục cao hơn hay giàu có hơn, đều có thể giúp bạn tiếp cận được lượng thực phẩm nhiều hơn. Và thị trường không phức tạp như ở thị trường các nước thu nhập trung bình, nơi mà bạn có nhiều sản phẩm và có thể phải thực hiện nhiều quyết định. Và đây chính là lúc mà giáo dục có thể góp phần vào việc giúp người tiêu dùng đưa ra được quyết định của mình.”
Ngoài ra, các nước có thu nhập thấp có thể không có sẵn các hệ thống chăm sóc y tế công cộng để đối phó với mức độ béo phì ngày càng tăng. Chứng béo phì đã được liên kết với các bệnh không truyền nhiễm như ung thư, tiểu đường, và tim mạch.
Tiến sĩ Aitsi-Selmi nói rằng cần phải nghiên cứu thêm về điều mà bà gọi là sự tương tác giữa giáo dục và môi trường rộng hơn.
“Những biện pháp can thiệp có thể nhắm mục tiêu hoặc vào mặt giáo dục để khuyến khích giáo dục ở phụ nữ hoặc kiến thức về sức khỏe. Ý tôi muốn nói là chúng ta cần nghiên cứu chi tiết vào những đường hướng nối kết giáo dục với chứng béo phì. Hoặc có thể theo hướng môi trường nói chung và loại thông tin xuất hiện trong môi trường đó. Và như thế, theo một cách nào đó, sẽ khiến những người không nhận được sự giáo dục rơi vào thế bất lợi bởi vì những tín hiệu xuất phát từ môi trường sống xung quanh có thể cổ xúy cho những hành vi không lành mạnh như việc tiêu thụ quá mức.”
Loại thông tin môi trường đó có thể bao gồm việc những quảng cáo đa phương tiện nói với người tiêu dùng rằng đồ ăn nhanh là ngon, rẻ, và dễ mua. Những loại quảng cáo này thường thiếu các chi tiết về giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
Bà Selmi nói giáo dục có thể là một hướng bảo vệ tốt hơn trong việc chống lại những sự lựa chọn đồ ăn không lành mạnh.
“Vâng, tôi nghĩ điều đó là đúng. Nếu bạn hiểu về những rủi ro xung quanh mình và hiểu những quyết định của mình có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mình như thế nào, thì bạn có thể sẽ đưa ra được những quyết định khác.”
Bà Aitsi-Selmi là nghiên cứu sinh của Wellcome Trust tại trường University College London. Công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học PLOS ONE.