BANGKOK —
Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) nói thế giới cần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp lên 60% để đáp ứng nhu cầu lương thực trong các thập niên tới. Tuy nhiên, FAO cũng cho biết sự sút giảm của đất canh tác và nguồn nước ngọt cũng tạo ra những thách thức lớn. Thông tín viên Ron Corben ở Bangkok gởi về bài tường thuật sau đây.
Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc nói việc cải thiện mức độ an ninh lương thực vào năm 2050 có thể đòi hỏi một cuộc “Cách mạng Xanh” lần thứ hai để đẩy mạnh sản lượng nông nghiệp và nuôi sống số người trên trái đất được ước tính lên tới mức 9 tỉ người.
Cuộc “Cách mạng Xanh” của thập niên 1960 đã bắt đầu với việc áp dụng các biện pháp canh tác công nghiệp và các giống cây trồng đa dạng cho năng suất cao. Việc này đã giúp cho các nông dân đáp ứng nhu cầu của dân số gia tăng một cách nhanh chóng.
Kể từ đó việc sản xuất lương thực ở châu Á và Thái Bình Dương đã tăng lên 300%, tuy kết quả này có được với những cái giá về môi trường.
Ông Hiroyuki Konuma, trợ lý Tổng giám đốc FAO và đại diện khu vực châu Á Thái Bình Dương, cho biết thách thức về việc nâng sản xuất lương thực lên cao hơn nữa là một việc rất cấp bách đối với các nước đang phát triển.
“Chúng tôi ước tính vào năm 2050, thế giới cần tăng sản lượng lương thực lên 60% để có thể đáp ứng nhu cầu vào thời điểm đó. Đây là trên toàn thế giới. Nhưng nếu chỉ nhìn vào các nước đang phát triển, chúng tôi ước tính là phải tăng với tỉ lệ 77%, bởi vì 98% sự gia tăng dân số toàn cầu diễn ra ở các nước đang phát triển”.
Ông Konuma cho biết việc tiếp cận đất canh tác là vấn đề chính yếu.
Ở châu Á Thái Bình Dương, hầu hết đất đai đã bị khai thác hết mức trong khi ở những khu vực, như Trung Quốc, đất dành cho nông nghiệp đãbị sụt giảm. Đồng thời, các nguồn nước trong khu vực và trên toàn cầu cũng đang giảm xuống trong bối cảnh có những dấu hiệu gia tăng tình trạng khan hiếm nước.
Tuy nhiên, ông Komuna lạc quan về mục tiêu sản xuất lương thực có thể đạt được như thành tựu đã đạt được ở châu Á Thái Bình Dương từ những năm 1960.
“FAO ước tính về mặt lý thuyết, chúng ta có thể đáp ứng việc sản xuất lương thực này bằng cách gia tăng năng suất trên mỗi hecta, tăng năng suất, bằng nghiên cứu nông nghiệp. Chỉ gạo và lúa mì không thôi thì vẫn có khoảng cách về sản lượng so với tiềm năng có thể thu hẹp lại được. Chúng ta hiện đang nhìn vào chỉ có 60% trong khung thời gian 40 năm cho đến năm 2050”.
Cùng lúc, biến đổi khí hậu cũng đang ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp tại các quốc gia ở lục địa châu Á và mực nước biển tăng lên đối với các đảo quốc ở Thái Bình Dương.
Các quốc gia lục địa dễ bị tổn thương nhất là Afghanistan, Bhutan, Lào, Mông Cổ và Nepal. Trong số các 15 đảo quốc có nguy cơ, Maldives ở Ấn Độ Dương là nước dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu.
FAO cho biết 840 triệu người trên toàn cầu, hay cứ 8 người thì có 1 người, vẫn đang bị đói quanh năm. Hơn 30%, hoặc hơn 2 triệu người, đang bị thiếu dinh dưỡng.
Ông Komuna của FAO cho biết người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương.
“Đây không thực sự là vấn đề về mặt sản xuất hay cung cấp, nó là vấn đề tiếp cận, đặc biệt là người nghèo và những người sống thiếu thốn ở đáy xã hội. Họ không được tiếp cận đầy đủ để mua thực phẩm mà họ cần hoặc thậm chí nông dân không có đủ đất trồng cây lương thực để sử dụng”.
Trong khi đó, khoảng 1,5 tỉ người trên toàn cầu lại bị thừa cân, với 500 triệu người bị chứng béo phì và hơn 40 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đang phải đối mặt với các vấn đề về cân nặng. Việc thay đổi thói quen ăn uống đã dẫn đến sự gia tăng các bệnh mãn tính như tiểu đường và ung thư.
Các giới chức của FAO nói cần phải có một nỗ lực to lớn để kết thúc nạn đói ở châu Á và Thái Bình Dương hiện vẫn tồn tại bất chấp những thành quả đạt được tại các quốc gia như Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc.
Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc nói việc cải thiện mức độ an ninh lương thực vào năm 2050 có thể đòi hỏi một cuộc “Cách mạng Xanh” lần thứ hai để đẩy mạnh sản lượng nông nghiệp và nuôi sống số người trên trái đất được ước tính lên tới mức 9 tỉ người.
Cuộc “Cách mạng Xanh” của thập niên 1960 đã bắt đầu với việc áp dụng các biện pháp canh tác công nghiệp và các giống cây trồng đa dạng cho năng suất cao. Việc này đã giúp cho các nông dân đáp ứng nhu cầu của dân số gia tăng một cách nhanh chóng.
Kể từ đó việc sản xuất lương thực ở châu Á và Thái Bình Dương đã tăng lên 300%, tuy kết quả này có được với những cái giá về môi trường.
Ông Hiroyuki Konuma, trợ lý Tổng giám đốc FAO và đại diện khu vực châu Á Thái Bình Dương, cho biết thách thức về việc nâng sản xuất lương thực lên cao hơn nữa là một việc rất cấp bách đối với các nước đang phát triển.
“Chúng tôi ước tính vào năm 2050, thế giới cần tăng sản lượng lương thực lên 60% để có thể đáp ứng nhu cầu vào thời điểm đó. Đây là trên toàn thế giới. Nhưng nếu chỉ nhìn vào các nước đang phát triển, chúng tôi ước tính là phải tăng với tỉ lệ 77%, bởi vì 98% sự gia tăng dân số toàn cầu diễn ra ở các nước đang phát triển”.
Ông Konuma cho biết việc tiếp cận đất canh tác là vấn đề chính yếu.
Ở châu Á Thái Bình Dương, hầu hết đất đai đã bị khai thác hết mức trong khi ở những khu vực, như Trung Quốc, đất dành cho nông nghiệp đãbị sụt giảm. Đồng thời, các nguồn nước trong khu vực và trên toàn cầu cũng đang giảm xuống trong bối cảnh có những dấu hiệu gia tăng tình trạng khan hiếm nước.
Tuy nhiên, ông Komuna lạc quan về mục tiêu sản xuất lương thực có thể đạt được như thành tựu đã đạt được ở châu Á Thái Bình Dương từ những năm 1960.
“FAO ước tính về mặt lý thuyết, chúng ta có thể đáp ứng việc sản xuất lương thực này bằng cách gia tăng năng suất trên mỗi hecta, tăng năng suất, bằng nghiên cứu nông nghiệp. Chỉ gạo và lúa mì không thôi thì vẫn có khoảng cách về sản lượng so với tiềm năng có thể thu hẹp lại được. Chúng ta hiện đang nhìn vào chỉ có 60% trong khung thời gian 40 năm cho đến năm 2050”.
Cùng lúc, biến đổi khí hậu cũng đang ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp tại các quốc gia ở lục địa châu Á và mực nước biển tăng lên đối với các đảo quốc ở Thái Bình Dương.
Các quốc gia lục địa dễ bị tổn thương nhất là Afghanistan, Bhutan, Lào, Mông Cổ và Nepal. Trong số các 15 đảo quốc có nguy cơ, Maldives ở Ấn Độ Dương là nước dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu.
FAO cho biết 840 triệu người trên toàn cầu, hay cứ 8 người thì có 1 người, vẫn đang bị đói quanh năm. Hơn 30%, hoặc hơn 2 triệu người, đang bị thiếu dinh dưỡng.
Ông Komuna của FAO cho biết người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương.
“Đây không thực sự là vấn đề về mặt sản xuất hay cung cấp, nó là vấn đề tiếp cận, đặc biệt là người nghèo và những người sống thiếu thốn ở đáy xã hội. Họ không được tiếp cận đầy đủ để mua thực phẩm mà họ cần hoặc thậm chí nông dân không có đủ đất trồng cây lương thực để sử dụng”.
Trong khi đó, khoảng 1,5 tỉ người trên toàn cầu lại bị thừa cân, với 500 triệu người bị chứng béo phì và hơn 40 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đang phải đối mặt với các vấn đề về cân nặng. Việc thay đổi thói quen ăn uống đã dẫn đến sự gia tăng các bệnh mãn tính như tiểu đường và ung thư.
Các giới chức của FAO nói cần phải có một nỗ lực to lớn để kết thúc nạn đói ở châu Á và Thái Bình Dương hiện vẫn tồn tại bất chấp những thành quả đạt được tại các quốc gia như Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc.