Từ nay trở đi Khat Samneang sẽ chỉ được thấy ảnh của chồng bà vì chồng bà, ông Kim Phalleap, nằm trong số ít nhất bốn công nhân may mặc bị bắn chết trong một vụ đụng độ bạo động giữa các công nhân may mặc đình công và quân đội chính phủ Campuchia hôm mùng ba tháng Giêng.
Chính mình cũng là một công nhân may mặc, bà nói rằng việc mất chồng cũng là việc mất đi tương lai của bà. Bà nói:
“Tôi muốn có công lý cho chồng tôi bởi vì ông ấy không làm điều gì sai trái. Ông ấy chỉ biểu tình để yêu cầu một mức lương cao hơn cho các công nhân và giáo viên, cũng như cho giá sinh hoạt thấp hơn, nhưng tại sao họ bắn ông ấy bằng đạn thật?”
Hàng trăm công nhân may mặc đã ném đá và bom xăng vào lực lượng an ninh chính phủ để biểu tình đòi tăng lương tối thiểu là 80 đô la mỗi tháng lên gấp đôi, và lực lượng an ninh chính phủ đã phản ứng bằng đạn thật.
Ông Suos Sam Ol là cha của anh Kim Phalleap nói:
“Xin giúp tìm công lý cho con trai tôi bởi vì nó chỉ biểu tình để đòi một số lương xứng đáng, chứ không phải để mua biệt thự, xe hơi hay trở nên giầu có.”
Ngoài ít nhất bốn người thiệt mạng và hơn 30 người bị thương, còn có 23 người khác bị bắt trong vụ đụng độ này.
Nhà hoạt động Tep Vanny và những người lãnh đạo biểu tình khác vị bắt một thời gian ngắn hồi tháng trước trong khi tìm cách trình một kiến nghị yêu cầu phóng thích 23 người hoạt động. Cô nói rằng bốn người thiệt mạng phải được nhớ tới như những anh hùng.
“Bốn người này đã hy sinh mạng sống không phải chỉ cho chính họ mà còn cho tất cả các công nhân trên khắp nước để họ có được một số lương tối thiểu là 160 đô la một tháng, như vậy chúng tôi sẽ nhớ họ trong tim như là những công nhân anh hùng nhất của chúng tôi.”
Các giới chức đã nói rằng, một cuộc điều tra đang được tiến hành, nhưng chưa có tin về tiến bộ nào.
Phát ngôn nhân chính phủ Phay Siphan nói rằng cuộc điều tra sẽ khởi sự bằng cách tìm hiểu về cuộc biểu tình trước.
Ông Kheng Tito, phát ngôn nhân của quân cảnh, nói với ban tiếng Khmer của đài VOA rằng không dễ gì tìm ra được những người bắn súng.
“Làm sao ta biết được người nào bắn họ? Ta không biết bởi vì tình hình lúc đó quá hỗn loạn đến nỗi không biết ai là ai. Như vậy làm sao ta có thể cáo buộc người nào bắn súng?”
Thủ tướng Hun Sen phải đối diện với những khó khăn ngày càng gia tăng trong 28 năm cai trị của ông, cả với những công nhân nhà máy đòi tăng lương lẫn lực lượng đối lập đòi ông từ chức và yêu cầu tổ chức cuộc bầu cử mới bởi vì những cáo buộc về gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng Bảy.
Chính mình cũng là một công nhân may mặc, bà nói rằng việc mất chồng cũng là việc mất đi tương lai của bà. Bà nói:
“Tôi muốn có công lý cho chồng tôi bởi vì ông ấy không làm điều gì sai trái. Ông ấy chỉ biểu tình để yêu cầu một mức lương cao hơn cho các công nhân và giáo viên, cũng như cho giá sinh hoạt thấp hơn, nhưng tại sao họ bắn ông ấy bằng đạn thật?”
Hàng trăm công nhân may mặc đã ném đá và bom xăng vào lực lượng an ninh chính phủ để biểu tình đòi tăng lương tối thiểu là 80 đô la mỗi tháng lên gấp đôi, và lực lượng an ninh chính phủ đã phản ứng bằng đạn thật.
Ông Suos Sam Ol là cha của anh Kim Phalleap nói:
“Xin giúp tìm công lý cho con trai tôi bởi vì nó chỉ biểu tình để đòi một số lương xứng đáng, chứ không phải để mua biệt thự, xe hơi hay trở nên giầu có.”
Ngoài ít nhất bốn người thiệt mạng và hơn 30 người bị thương, còn có 23 người khác bị bắt trong vụ đụng độ này.
“Bốn người này đã hy sinh mạng sống không phải chỉ cho chính họ mà còn cho tất cả các công nhân trên khắp nước để họ có được một số lương tối thiểu là 160 đô la một tháng, như vậy chúng tôi sẽ nhớ họ trong tim như là những công nhân anh hùng nhất của chúng tôi.”
Các giới chức đã nói rằng, một cuộc điều tra đang được tiến hành, nhưng chưa có tin về tiến bộ nào.
Phát ngôn nhân chính phủ Phay Siphan nói rằng cuộc điều tra sẽ khởi sự bằng cách tìm hiểu về cuộc biểu tình trước.
Ông Kheng Tito, phát ngôn nhân của quân cảnh, nói với ban tiếng Khmer của đài VOA rằng không dễ gì tìm ra được những người bắn súng.
“Làm sao ta biết được người nào bắn họ? Ta không biết bởi vì tình hình lúc đó quá hỗn loạn đến nỗi không biết ai là ai. Như vậy làm sao ta có thể cáo buộc người nào bắn súng?”
Thủ tướng Hun Sen phải đối diện với những khó khăn ngày càng gia tăng trong 28 năm cai trị của ông, cả với những công nhân nhà máy đòi tăng lương lẫn lực lượng đối lập đòi ông từ chức và yêu cầu tổ chức cuộc bầu cử mới bởi vì những cáo buộc về gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng Bảy.