Tháng Hai là tháng Lịch sử người Mỹ da đen ở Hoa Kỳ, là thời gian để tuyên dương những con người và sự kiện giúp hình thành lịch sử người Mỹ gốc Phi châu. Một thời khắc bản lề trong lịch sử đó đã xảy ra cách đây 54 năm khi bốn sinh viên da đen ở North Carolina ngồi vào quầy ăn trưa dành riêng cho sinh viên da trắng. Hành động của họ đã châm ngòi lại cho phong trào dân quyền Mỹ và cuộc tranh đấu của hàng triệu người Mỹ gốc Phi châu nhắm đạt được công lý và sự bình đẳng chủng tộc.
Năm 1960, Joseph McNeil và ba sinh viên da đen trẻ tuổi khác đã ngồi xuống để kiếm thức ăn tại một quầy phục vụ bữa trưa dành riêng cho người da trắng tại cửa hàng bách hóa Woolworth tại thành phố Greensboro trong tiểu bang North Carolina.
“Thâm tâm chúng tôi nghĩ rằng tất cả mọi sự phân biệt chủng tộc đều là một tội ác.”
Khi không được phục vụ vì màu da của mình, thì bọn họ nhất định không chịu bỏ đi. Jibreel Khazan là một thành viên khác của nhóm được gọi là “Greensboro Four” gợi nhớ lại cuộc đối thoại với người nữ tiếp viên cách đây 54 năm.
“'Các cậu muốn gì?' Và chúng tôi nói chúng tôi muốn được phục vụ một cách rất lịch sự. Và cô ta nói 'các cậu biết rằng chúng tôi không phục vụ người da màu ở đây có một quầy phục vụ bữa trưa cho các cậu ở đằng kia kìa.'”
Các cuộc biểu tình ngồi lì bắt đầu mọc lên và mỗi ngày có thêm sinh viên đến các quầy phục vụ bữa trưa để phản đối một cách ôn hòa. Hành động này đóng một vai trò bản lề trong phong trào dân quyền qua việc hòa nhập các quầy ăn trưa trên cả nước.
McNeil và Khazan, hai thành viên còn sống từ thời các cuộc biểu tình ngồi lì đó, đã trở lại quầy ăn trưa nổi tiếng đó nay trở thành một viện bảo tàng lịch sử dân quyền. Ông McNeil nói đây là một nơi mang tính biểu tượng vĩ đại.
“Nó khiến chúng ta không quên được sự hy sinh và nỗi đau khổ đã giúp tất cả chúng ta trở thành những người Mỹ tốt hơn một chút thôi và đối xử với nhau với một chút lòng tôn trọng, và điều đó rất xứng đáng. Ở mức độ hoàn thành được các loại hình nhận thức như thế thì viện bảo tàng này phục vụ cho một mục tiêu vĩ đại.”
Cuộc biểu tình ngồi lì vào tháng Hai năm 1960 đã bơm một mức độ tranh đấu mới vào phong trào dân quyền, mà cho đến lúc đó phần lớn đã bị giới hạn trong việc tranh đấu đòi quyền bình đẳng tại các tòa án. Sau năm tháng và tổn thất 200.000 đôla về doanh thu, hệ thống cửa hàng Woolworth đã đồng ý nhập chung các quầy ăn trưa.
Ông McNeil nói phong trào phản đối của họ đã trở nên không những chỉ là một phần trong tháng lịch sử của người da đen.
“Tôi là một phần của lịch sử Mỹ và ảnh hưởng của nước Mỹ trong lịch sử đối với phần còn lại của thế giới. Mọi việc đang diễn ra hôm nay có lẽ đã khởi nguốn từ thời thập niên 1960 và thậm chí trước cả khi đó. Do đó thực là một điều sung sướng được là một phần của sự kiện ấy và đứng về phía lẽ phải.”
Nay lịch sử của các cuộc biểu tình ngồi lì sống mãi với một viện bảo tàng dành riêng để quảng bá cho sự hiểu biết về những cuộc tranh đấu cho sự bình đẳng trên khắp thế giới. Ông Joseph McNeil tin rằng còn rất nhiều điều phải làm để khắc phục những rào cản chủng tộc.
“Cuộc tranh đấu tiếp tục và không thể đi ngược lại. Chúng ta sẽ phải thúc đẩy việc tiến tới với lòng hăng hái y như chúng ta đã có thời thập niên 1960 khi chúng ta đối mặt với những thách thức từng ngày một. Chúng ta nói về những thách thức có liên quan đến quyền bầu cử và những khó khăn về mặt công lý xã hội. Sự tham gia vẫn cần phải diễn ra và chúng ta cần phải sẵn sàng tiếp tục cuộc tranh đấu dân quyền này về lâu về dài.”
Ông McNeil nói đó chính là những cảm nghĩ mà nhiều người biểu tình đòi dân quyền đã kinh qua hơn năm thập niên trước đây.
Năm 1960, Joseph McNeil và ba sinh viên da đen trẻ tuổi khác đã ngồi xuống để kiếm thức ăn tại một quầy phục vụ bữa trưa dành riêng cho người da trắng tại cửa hàng bách hóa Woolworth tại thành phố Greensboro trong tiểu bang North Carolina.
“Thâm tâm chúng tôi nghĩ rằng tất cả mọi sự phân biệt chủng tộc đều là một tội ác.”
Khi không được phục vụ vì màu da của mình, thì bọn họ nhất định không chịu bỏ đi. Jibreel Khazan là một thành viên khác của nhóm được gọi là “Greensboro Four” gợi nhớ lại cuộc đối thoại với người nữ tiếp viên cách đây 54 năm.
“'Các cậu muốn gì?' Và chúng tôi nói chúng tôi muốn được phục vụ một cách rất lịch sự. Và cô ta nói 'các cậu biết rằng chúng tôi không phục vụ người da màu ở đây có một quầy phục vụ bữa trưa cho các cậu ở đằng kia kìa.'”
Các cuộc biểu tình ngồi lì bắt đầu mọc lên và mỗi ngày có thêm sinh viên đến các quầy phục vụ bữa trưa để phản đối một cách ôn hòa. Hành động này đóng một vai trò bản lề trong phong trào dân quyền qua việc hòa nhập các quầy ăn trưa trên cả nước.
“Nó khiến chúng ta không quên được sự hy sinh và nỗi đau khổ đã giúp tất cả chúng ta trở thành những người Mỹ tốt hơn một chút thôi và đối xử với nhau với một chút lòng tôn trọng, và điều đó rất xứng đáng. Ở mức độ hoàn thành được các loại hình nhận thức như thế thì viện bảo tàng này phục vụ cho một mục tiêu vĩ đại.”
Cuộc biểu tình ngồi lì vào tháng Hai năm 1960 đã bơm một mức độ tranh đấu mới vào phong trào dân quyền, mà cho đến lúc đó phần lớn đã bị giới hạn trong việc tranh đấu đòi quyền bình đẳng tại các tòa án. Sau năm tháng và tổn thất 200.000 đôla về doanh thu, hệ thống cửa hàng Woolworth đã đồng ý nhập chung các quầy ăn trưa.
Ông McNeil nói phong trào phản đối của họ đã trở nên không những chỉ là một phần trong tháng lịch sử của người da đen.
“Tôi là một phần của lịch sử Mỹ và ảnh hưởng của nước Mỹ trong lịch sử đối với phần còn lại của thế giới. Mọi việc đang diễn ra hôm nay có lẽ đã khởi nguốn từ thời thập niên 1960 và thậm chí trước cả khi đó. Do đó thực là một điều sung sướng được là một phần của sự kiện ấy và đứng về phía lẽ phải.”
“Cuộc tranh đấu tiếp tục và không thể đi ngược lại. Chúng ta sẽ phải thúc đẩy việc tiến tới với lòng hăng hái y như chúng ta đã có thời thập niên 1960 khi chúng ta đối mặt với những thách thức từng ngày một. Chúng ta nói về những thách thức có liên quan đến quyền bầu cử và những khó khăn về mặt công lý xã hội. Sự tham gia vẫn cần phải diễn ra và chúng ta cần phải sẵn sàng tiếp tục cuộc tranh đấu dân quyền này về lâu về dài.”
Ông McNeil nói đó chính là những cảm nghĩ mà nhiều người biểu tình đòi dân quyền đã kinh qua hơn năm thập niên trước đây.