BANGKOK —
Các vị bộ trưởng của các nước ở hạ nguồn sông Mekong tề tựu tại Lào trong tuần này để dự các cuộc họp thường niên của Ủy ban sông Mekong, tức MRC. Cơ quan tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý các tài nguyên của con sông này nói rằng có phần chắc họ sẽ thảo luận về dự án xây đập Xayaburi gây nhiều tranh cãi và là mối lo ngại chủ chốt cho giới bảo vệ môi trường. Từ Bangkok, thông tín viên VOA Daniel Schearf ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Các vị bộ trưởng phụ trách nguồn nước và môi trường của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam sẽ có mặt tại Luang Prabang vào ngày thứ năm để dự các cuộc họp của Ủy ban sông Mekong MRC.
Ủy ban được thành lập vào năm 1995 để quản lý tốt hơn các nguồn lực của con sông, nhưng giới hoạt động bảo vệ môi sinh nói hiệu quả của ủy ban này đang được thử nghiệm qua một dự án xây đập thuỷ điện gây nhiều tranh cãi.
Con đập của Lào ở tỉnh Xayaburi sẽ là con đập đầu tiên trên dòng chẩy chính của hạ nguồn sông Mekong và những người hoạt động bảo vệ môi sinh lo ngại nó có thể gây thiệt hại cho con sông và tác động đến hàng triệu người sinh sống dọc theo con sông.
Tại cuộc họp lần trước của MRC, Campuchia và Việt Nam đã yêu cầu đình hoãn dự án để nghiên cứu về tác động của nó đối với môi trường. Thay vì thế, Lào vẫn xúc tiến việc xây dựng dự án và ký một thỏa thuận mua bán điện với Thái Lan.
Phát ngôn viên của MRC là ông Susarak Glahan cho biết kể từ lúc đó, Campuchia và Việt Nam đã không thúc đẩy vấn đề với MRC.
Ông Glahan nói cho đến giờ này, ban thư ký MRC chưa nhận được cập nhật thêm từ phía các nước thành viên về quan điểm của họ đối với tình trạng của dự án.
Giới hữu trách Lào cho biết họ đã điều chỉnh các thiết kế của đập để cải thiện nguồn cá di trú và phù sa, nhưng chưa công bố các kế hoạch. Bất chấp sự kiện đó, Campuchia và Việt Nam dường như chấp nhận những thay đổi, và dự án sẽ xúc tiến.
Các cuộc khảo cứu về môi trường do MRC uỷ nhiệm trước đây đã đề nghị không xây đập trên dòng chính của sông Mekong trong ít nhất 10 năm.
Bà Aviva Imhof là giám đốc ban vận động của tổ chức môi trường Những dòng sông Quốc tế. Bà nói đề nghị này nêu ra nghi vấn về hiệu năng của Ủy ban sông Mekong.
Bà Imhof nói: “Nếu nó chưa trải qua một vụ khủng hoảng về mục đích và lòng tin, thì ắt hẳn là phải có. Bởi vì, uỷ ban này được thành lập để thương nghị và bảo đảm rằng có sự phát triển quân bình và công bằng của con sông và quản lý con sông, vậy mà có nước dường như đã xúc tiến công tác mà không thực sự theo đúng các thủ tục đã được thỏa thuận.”
Gần như toàn bộ điện năng mà đập Xayaburi sản xuất sẽ được bán cho Thái Lan. Một nhóm người hoạt động Thái đang kiện giới hữu trách về năng lượng của Thái Lan với hy vọng ngăn chặn dự án.
Lào dự định xây thêm nhiều đập trên sông Mekong với hy vọng trở thành “kho điện của châu Á.”
Các nước ở hạ nguồn sông lo ngại rằng các đập nước có thể tác động đến các công nghiệp chủ yếu. Sản lượng gạo của Việt Nam gắn chặt với con sông trong khi con sông này là nguồn cung cấp 80% lượng protein cho người Campuchia.
Một số người ước tính có tới 20 hoặc hơn chủng loài cá sẽ bị xoá sạch nếu dự án xây đập xúc tiến, mặc dầu đa số sẽ là loài cá lớn nên an toàn thực phẩm sẽ không bị tác động đáng kể.
Ông March Goichot thuộc Quỹ Toàn Thế giới dành cho Thiên nhiên, tức WWF có trụ sở ở Lào. Ông nói các chủng loài tiêu biểu như loài cá ba sa khổng lồ sông Mekong có thể bị tuyệt chủng.
Theo ông Goichot, có nhiều chủng loài trong sông Mekong và một số thậm chí chưa được mô tả. Và chúng ta có thể mất chúng trước khi có thể mô tả chúng. Ðiều đ1o cũng rất quan trọng bởi lẽ sông Mekong có thể là một trong những nơi trên thế giới có sự liên hệ chặt chẽ nhất giữa tính đa dạng sinh học và nguồn lợi tức.
Ông Goichot nói WWF không phản đối thủy điện, nhưng khuyến khích Lào theo đuổi các dự án ít rủi ro hơn hơn để đáp ứng các nhu cầu về năng lượng.
Nước Lào nghèo khó nói bán thủy điện cho các lân quốc sẽ giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo.
Tuy nhiên bà Imhof thuộc tổ chức Các Dòng sông Quốc tế nói các dự án xây đập gần như luôn luôn làm cho dân chúng tệ hại hơn bởi vì họ bị mất đi các tài nguyên thiên nhiên.
Bà Imhof nói: “Và đã có rất ít bằng chứng cho đến nay cho thấy các lợi ích của nguồn lợi xuất phát từ các dự án này thực sự thấm vào các cộng đồng chịu ảnh hưởng nhiều nhất.”
Các nhà hoạt động cho môi trường nói một phần của vấn đề xây dựng đập là người ta không biết nhiều về tác động đối với một con sông cho đến khi công tác hoàn tất.
Trung Quốc là nước duy nhất đã xây các đập thuỷ điện trên dòng chính của thượng nguồn sông Mekong. Bắc Kinh đã bị chỉ trích vì không chia sẻ dữ liệu với các lân quốc ở hạ nguồn sông hay thảo luận các kế hoạch cho việc xây dựng đập trong tương lai.
Ông Ed Grumbine là chuyên gia về đa dạng sinh học tại Viện Thực vật Côn Minh của Trung Quốc. Phát biểu qua Skype, ông nói với đài VOA rằng các nước ở hạ nguồn sông Mekong dường như theo khuôn mẫu của Trung Quốc, bất chấp các hậu quả mai sau.
Ông Grumbine nói các dữ liệu có được ngay lúc này cho thấy sẽ có những tác động đáng kể do hoạt động ngày càng nhiều về đập thủy điện của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc không đồng ý với các cuộc khảo cứu đó, Nhưng cho đến giờ này, Trung Quốc chưa chia sẻ thông tin với các quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong.
Theo ông Grumbine, để đáp ứng nhu cầu về năng lượng, các quốc gia hạ nguồn sông Mekong phải tập trung vào việc cải thiện hiệu năng năng lượng, giảm bớt nhu cầu, và phát triển năng lượng thay thế.
Các vị bộ trưởng phụ trách nguồn nước và môi trường của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam sẽ có mặt tại Luang Prabang vào ngày thứ năm để dự các cuộc họp của Ủy ban sông Mekong MRC.
Ủy ban được thành lập vào năm 1995 để quản lý tốt hơn các nguồn lực của con sông, nhưng giới hoạt động bảo vệ môi sinh nói hiệu quả của ủy ban này đang được thử nghiệm qua một dự án xây đập thuỷ điện gây nhiều tranh cãi.
Con đập của Lào ở tỉnh Xayaburi sẽ là con đập đầu tiên trên dòng chẩy chính của hạ nguồn sông Mekong và những người hoạt động bảo vệ môi sinh lo ngại nó có thể gây thiệt hại cho con sông và tác động đến hàng triệu người sinh sống dọc theo con sông.
Tại cuộc họp lần trước của MRC, Campuchia và Việt Nam đã yêu cầu đình hoãn dự án để nghiên cứu về tác động của nó đối với môi trường. Thay vì thế, Lào vẫn xúc tiến việc xây dựng dự án và ký một thỏa thuận mua bán điện với Thái Lan.
Phát ngôn viên của MRC là ông Susarak Glahan cho biết kể từ lúc đó, Campuchia và Việt Nam đã không thúc đẩy vấn đề với MRC.
Ông Glahan nói cho đến giờ này, ban thư ký MRC chưa nhận được cập nhật thêm từ phía các nước thành viên về quan điểm của họ đối với tình trạng của dự án.
Giới hữu trách Lào cho biết họ đã điều chỉnh các thiết kế của đập để cải thiện nguồn cá di trú và phù sa, nhưng chưa công bố các kế hoạch. Bất chấp sự kiện đó, Campuchia và Việt Nam dường như chấp nhận những thay đổi, và dự án sẽ xúc tiến.
Các cuộc khảo cứu về môi trường do MRC uỷ nhiệm trước đây đã đề nghị không xây đập trên dòng chính của sông Mekong trong ít nhất 10 năm.
Bà Aviva Imhof là giám đốc ban vận động của tổ chức môi trường Những dòng sông Quốc tế. Bà nói đề nghị này nêu ra nghi vấn về hiệu năng của Ủy ban sông Mekong.
Bà Imhof nói: “Nếu nó chưa trải qua một vụ khủng hoảng về mục đích và lòng tin, thì ắt hẳn là phải có. Bởi vì, uỷ ban này được thành lập để thương nghị và bảo đảm rằng có sự phát triển quân bình và công bằng của con sông và quản lý con sông, vậy mà có nước dường như đã xúc tiến công tác mà không thực sự theo đúng các thủ tục đã được thỏa thuận.”
Gần như toàn bộ điện năng mà đập Xayaburi sản xuất sẽ được bán cho Thái Lan. Một nhóm người hoạt động Thái đang kiện giới hữu trách về năng lượng của Thái Lan với hy vọng ngăn chặn dự án.
Các nước ở hạ nguồn sông lo ngại rằng các đập nước có thể tác động đến các công nghiệp chủ yếu. Sản lượng gạo của Việt Nam gắn chặt với con sông trong khi con sông này là nguồn cung cấp 80% lượng protein cho người Campuchia.
Một số người ước tính có tới 20 hoặc hơn chủng loài cá sẽ bị xoá sạch nếu dự án xây đập xúc tiến, mặc dầu đa số sẽ là loài cá lớn nên an toàn thực phẩm sẽ không bị tác động đáng kể.
Ông March Goichot thuộc Quỹ Toàn Thế giới dành cho Thiên nhiên, tức WWF có trụ sở ở Lào. Ông nói các chủng loài tiêu biểu như loài cá ba sa khổng lồ sông Mekong có thể bị tuyệt chủng.
Theo ông Goichot, có nhiều chủng loài trong sông Mekong và một số thậm chí chưa được mô tả. Và chúng ta có thể mất chúng trước khi có thể mô tả chúng. Ðiều đ1o cũng rất quan trọng bởi lẽ sông Mekong có thể là một trong những nơi trên thế giới có sự liên hệ chặt chẽ nhất giữa tính đa dạng sinh học và nguồn lợi tức.
Ông Goichot nói WWF không phản đối thủy điện, nhưng khuyến khích Lào theo đuổi các dự án ít rủi ro hơn hơn để đáp ứng các nhu cầu về năng lượng.
Nước Lào nghèo khó nói bán thủy điện cho các lân quốc sẽ giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo.
Tuy nhiên bà Imhof thuộc tổ chức Các Dòng sông Quốc tế nói các dự án xây đập gần như luôn luôn làm cho dân chúng tệ hại hơn bởi vì họ bị mất đi các tài nguyên thiên nhiên.
Các nhà hoạt động cho môi trường nói một phần của vấn đề xây dựng đập là người ta không biết nhiều về tác động đối với một con sông cho đến khi công tác hoàn tất.
Trung Quốc là nước duy nhất đã xây các đập thuỷ điện trên dòng chính của thượng nguồn sông Mekong. Bắc Kinh đã bị chỉ trích vì không chia sẻ dữ liệu với các lân quốc ở hạ nguồn sông hay thảo luận các kế hoạch cho việc xây dựng đập trong tương lai.
Ông Ed Grumbine là chuyên gia về đa dạng sinh học tại Viện Thực vật Côn Minh của Trung Quốc. Phát biểu qua Skype, ông nói với đài VOA rằng các nước ở hạ nguồn sông Mekong dường như theo khuôn mẫu của Trung Quốc, bất chấp các hậu quả mai sau.
Ông Grumbine nói các dữ liệu có được ngay lúc này cho thấy sẽ có những tác động đáng kể do hoạt động ngày càng nhiều về đập thủy điện của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc không đồng ý với các cuộc khảo cứu đó, Nhưng cho đến giờ này, Trung Quốc chưa chia sẻ thông tin với các quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong.
Theo ông Grumbine, để đáp ứng nhu cầu về năng lượng, các quốc gia hạ nguồn sông Mekong phải tập trung vào việc cải thiện hiệu năng năng lượng, giảm bớt nhu cầu, và phát triển năng lượng thay thế.