Phe đối lập ở Kampuchea nói quyết định của chính phủ bố trí binh sĩ ở thủ đô Phnom Penh là một vụ hăm dọa rõ ràng. Quyết định được đưa ra hơn 1 tuần sau cuộc tổng tuyển cử ngày 28 tháng 7, mà cả đảng cầm quyền lẫn đảng đối lập đều nhận là đã thắng. Từ Phnom Penh, thông tín viên VOA Robert Carmichael gửi về bài tường thuật.
Chính phủ Kampuchea đã điều binh sĩ đến Phnom Penh vì nói rằng cần đến họ để đối phó với bất cứ cuộc bạo động nào trong trường hợp xảy ra những vụ biểu tình chống đối kết quả bầu cử.
Các cơ quan truyền thông địa phương loan tin lực lượng an ninh với con số lên đến hàng trăm người, đã được lệnh tới thủ đô hồi khuya hôm qua. Tuy nhiên chính phủ không bình luận về những con số.
Ông Yim Sovann, một người phát ngôn cho đảng Cứu nguy Dân tộc Kampuchea đối lập, còn gọi tắt là đảng CNRP, lên án quyết định điều quân này:
“Ðây là một hành động hăm dọa dân chúng mang tính cách bất hợp pháp.”
Quyết định của chính phủ được đưa ra sau gần 2 tuần lễ có những bất đồng giữa đảng Nhân dân Kampuchea đương quyền và đảng đối lập có liên quan đến một uỷ ban điều tra những cáo giác về các trường hợp bất hợp lệ bầu cử.
Ông Yim Sovann nhấn mạnh rằng phe đối lập không muốn bạo động, và nói rằng biểu tình ôn hòa là lựa chọn cuối cùng nếu như không đạt được thỏa thuận về ủy ban vừa kể. Ông nói:
“Ðảng CNRP chúng tôi trông đợi một giải pháp ôn hòa cho vấn đề - nhất là chủ trương thành lập một uỷ ban đặc biệt làm công tác điều tra và giải quyết vấn đề một cách êm thắm.”
Lực lượng an ninh Kampuchea có thành tích lâu đời là thiên vị đảng CPP của Thủ tướng Hun Sen. Nhưng phát ngôn viên chính phủ Phay Siphan hôm nay tuyên bố dân chúng không có gì phải lo sợ. Ông nói việc điều quân một phần là để đáp lại những nhận định chống Việt Nam của đảng đối lập, mà theo ông có thể dẫn đến bạo động.
Trong khi vận động bầu cử, phe đối lập đã bị các tổ chức nhân quyền và các tổ chức khác chỉ trích vì sử dụng lập luận bài Việt Nam trong cố gắng thu hút những người Kampuchea nghi kỵ lân quốc mạnh hơn của mình.
“Chính phủ có nghĩa vụ xác lập luật pháp và trật tự ở thành phố cũng như trên các đường phố và tôn trọng người dân bình thường, lối sống của họ. Ðó là nhiệm vụ của chúng tôi, nhưng chúng tôi mong tất cả các chính đảng sẽ tiến hành công tác của mình một cách ôn hòa trong văn phòng cũng như tại Quốc Hội, thay vì hô hào những người dân vô tội xuống đường - việc đó không có ích lợi gì.”
Ông Phay Siphan nói lực lượng an ninh sẽ giữ nguyên vị trí ở thủ đô cho đến khi nào kết quả cuộc bầu cử được chính thức xác nhận vào tháng tới.
Cả hai đảng đều nhận là đã thắng cuộc bầu cử hôm 28 tháng 7, trong đó phe đối lập đã làm đảng cầm quyền choáng váng về thành tích mạnh.
Ðảng CNRP sau đó đã nhất mức đòi một ủy ban độc lập điều tra về điều mà họ nói là gian lận bầu cử tràn lan, và nói rằng không thể đặt tin tưởng nơi Uỷ ban Bầu cử Toàn quốc, có trách nhiệm quản lý cuộc bỏ phiếu, và để cho họ được hành động biệt lập với đảng cầm quyền. Lãnh tụ đối lập Sam Rainsy, hiện đang ở Hoa Kỳ, đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc tham gia cuộc điều tra.
Ông Yim Sovann nói cuộc họp hôm nay giữa đảng cầm quyền và phe đối lập đã đạt được một vài tiến bộ:
“Kết quả là cả hai phái đoàn của hai đảng trở lại thảo luận với các lãnh tụ cấp cao của họ để thảo luận với các lãnh đạo cấp cao nhất của họ về thành phần của uỷ ban đặc biệt. Và điểm thứ nhì mà chúng tôi đồng ý là Liên Hiệp Quốc phải đóng vai trò quan sát viên.”
Nhưng ông nói thêm rằng vẫn còn quá sớm để nói liệu các nhà lãnh đạo đối lập có chấp nhận thỏa thuận đó hay không.
Chính phủ Kampuchea đã điều binh sĩ đến Phnom Penh vì nói rằng cần đến họ để đối phó với bất cứ cuộc bạo động nào trong trường hợp xảy ra những vụ biểu tình chống đối kết quả bầu cử.
Các cơ quan truyền thông địa phương loan tin lực lượng an ninh với con số lên đến hàng trăm người, đã được lệnh tới thủ đô hồi khuya hôm qua. Tuy nhiên chính phủ không bình luận về những con số.
Ông Yim Sovann, một người phát ngôn cho đảng Cứu nguy Dân tộc Kampuchea đối lập, còn gọi tắt là đảng CNRP, lên án quyết định điều quân này:
“Ðây là một hành động hăm dọa dân chúng mang tính cách bất hợp pháp.”
Quyết định của chính phủ được đưa ra sau gần 2 tuần lễ có những bất đồng giữa đảng Nhân dân Kampuchea đương quyền và đảng đối lập có liên quan đến một uỷ ban điều tra những cáo giác về các trường hợp bất hợp lệ bầu cử.
Ông Yim Sovann nhấn mạnh rằng phe đối lập không muốn bạo động, và nói rằng biểu tình ôn hòa là lựa chọn cuối cùng nếu như không đạt được thỏa thuận về ủy ban vừa kể. Ông nói:
“Ðảng CNRP chúng tôi trông đợi một giải pháp ôn hòa cho vấn đề - nhất là chủ trương thành lập một uỷ ban đặc biệt làm công tác điều tra và giải quyết vấn đề một cách êm thắm.”
Lực lượng an ninh Kampuchea có thành tích lâu đời là thiên vị đảng CPP của Thủ tướng Hun Sen. Nhưng phát ngôn viên chính phủ Phay Siphan hôm nay tuyên bố dân chúng không có gì phải lo sợ. Ông nói việc điều quân một phần là để đáp lại những nhận định chống Việt Nam của đảng đối lập, mà theo ông có thể dẫn đến bạo động.
Trong khi vận động bầu cử, phe đối lập đã bị các tổ chức nhân quyền và các tổ chức khác chỉ trích vì sử dụng lập luận bài Việt Nam trong cố gắng thu hút những người Kampuchea nghi kỵ lân quốc mạnh hơn của mình.
“Chính phủ có nghĩa vụ xác lập luật pháp và trật tự ở thành phố cũng như trên các đường phố và tôn trọng người dân bình thường, lối sống của họ. Ðó là nhiệm vụ của chúng tôi, nhưng chúng tôi mong tất cả các chính đảng sẽ tiến hành công tác của mình một cách ôn hòa trong văn phòng cũng như tại Quốc Hội, thay vì hô hào những người dân vô tội xuống đường - việc đó không có ích lợi gì.”
Ông Phay Siphan nói lực lượng an ninh sẽ giữ nguyên vị trí ở thủ đô cho đến khi nào kết quả cuộc bầu cử được chính thức xác nhận vào tháng tới.
Cả hai đảng đều nhận là đã thắng cuộc bầu cử hôm 28 tháng 7, trong đó phe đối lập đã làm đảng cầm quyền choáng váng về thành tích mạnh.
Ðảng CNRP sau đó đã nhất mức đòi một ủy ban độc lập điều tra về điều mà họ nói là gian lận bầu cử tràn lan, và nói rằng không thể đặt tin tưởng nơi Uỷ ban Bầu cử Toàn quốc, có trách nhiệm quản lý cuộc bỏ phiếu, và để cho họ được hành động biệt lập với đảng cầm quyền. Lãnh tụ đối lập Sam Rainsy, hiện đang ở Hoa Kỳ, đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc tham gia cuộc điều tra.
Ông Yim Sovann nói cuộc họp hôm nay giữa đảng cầm quyền và phe đối lập đã đạt được một vài tiến bộ:
“Kết quả là cả hai phái đoàn của hai đảng trở lại thảo luận với các lãnh tụ cấp cao của họ để thảo luận với các lãnh đạo cấp cao nhất của họ về thành phần của uỷ ban đặc biệt. Và điểm thứ nhì mà chúng tôi đồng ý là Liên Hiệp Quốc phải đóng vai trò quan sát viên.”
Nhưng ông nói thêm rằng vẫn còn quá sớm để nói liệu các nhà lãnh đạo đối lập có chấp nhận thỏa thuận đó hay không.