Trước bế tắc chính trị liên quan tới kết quả cuộc bầu cử tại Campuchia có thể xảy ra, các chuyên gia tại Hoa Kỳ nói rằng áp lực của quốc tế có thể là cách tốt nhất để mau chóng thành lập được một chính phủ Campuchia mới.
Đảng Cứu Quốc không thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử mà đảng Nhân Dân đương quyền nói là đã thắng.
Tình trạng bế tắc này có thể đưa tới việc phe đối lập sẽ tẩy chay vào dịp họp quốc hội họp đầu tiên vào hai tháng nữa, khiến không thành lập được một chính phủ mới.
Lãnh đạo đối lập Sam Raimsy kêu gọi công chúng biểu tình nếu không có một cuộc điều tra độc lập về những cáo giác gian lận bầu cử.
Tuy nhiên, chưa rõ cộng đồng quốc tế có thể làm gì, đảng đương quyền và Thủ tướng Hun Sen sẽ cho phép làm đến đâu.
Ông John Ciorciary, giáo sư chính sách công tại Trường Đại Học Michigan nói:
“Có thể là một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc sẽ phát hiện một số bằng chứng gian lận trong cuộc bầu cử. Việc đó sẽ gây áp lực đối với Đảng Nhân Dân để bầu cử lại hay trao lại thêm các ghế đại biểu.”
Ông nói cả hai phía có thể tìm một giải pháp dung hòa để không chấm dứt bằng một “cuộc đối đầu trên đường phố.”
“Đảng Nhân Dân có thể đề nghị một số chức vụ cho phe đối lập, hứa thực hiện những cải tổ đặc biệt, hay thực hiện những biện pháp khác phù hợp với cuộc điều tra đầy đủ của Liên Hiệp Quốc. Chính sách tốt nhất của đảng Cứu Quốc là duy trì áp lực đối với chính phủ qua những cuộc biểu tình phản đối ôn hòa, và yêu cầu mở cuộc điều tra trong khi thương thảo riêng tư với đảng Nhân Dân để đòi nhượng bộ. Bất cứ cuộc biểu tình phản đối nào của đảng Cứu Quốc cũng phải giữ được hoàn toàn ôn hòa để tránh bị đàn áp.”
Ông nói đảng Nhân Dân có thể gặp khó khăn khi định đem các nhà lập pháp đối lập sang phía của mình bằng các phần thưởng. Và “một giai đoạn kéo dài không có chính phủ là điều không tốt cho quyền lợi quốc gia.” Tuy nhiên, ông Ciorciary nói rằng, đảng Nhân Dân không coi Liên Hiệp Quốc hay các nước phương Tây là các nhà môi giới lương thiện khiến “khó cho họ đóng vai trò trung gian dàn xếp.”
Bà Shihoko Goto, một nhà khảo cứu tại Trung tâm Woodrow Wilson, một tổ chức khảo cứu chính sách tại Washington nói rằng, nhân dân Campuchia vẫn còn tin vào tiến trình dân chủ, như vậy việc yêu cầu kiểm phiếu lại phải được xem xét tới một cách nghiêm chỉnh. Bà nói:
“Cộng đồng quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, có thể gây áp lực đối với chính phủ của ông Hun Sen để làm chuyện đó.”
Bà nói rằng một cuộc giằng co tiếp tục có thể dẫn tới bất ổn và có thể đưa tới một cuộc đàn áp.
“Dù Quốc Vương Campuchia đã yêu cầu thực hiện một cuộc hòa hợp sau bầu cử, vẫn có lo ngại thật sự rằng chính phủ sẽ có hành động với người biểu tình. Điều này nên tránh với bất cứ giá nào. Tuy vậy điều đáng tiếc là cộng đồng quốc tế có ít nhiệt tình đưa ra các biện pháp trong lúc này, vì họ hy vọng các vấn đề chưa giải quyết sẽ được dàn xếp giữa người trong nước với nhau.”
Đảng Cứu Quốc không thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử mà đảng Nhân Dân đương quyền nói là đã thắng.
Tình trạng bế tắc này có thể đưa tới việc phe đối lập sẽ tẩy chay vào dịp họp quốc hội họp đầu tiên vào hai tháng nữa, khiến không thành lập được một chính phủ mới.
Lãnh đạo đối lập Sam Raimsy kêu gọi công chúng biểu tình nếu không có một cuộc điều tra độc lập về những cáo giác gian lận bầu cử.
Tuy nhiên, chưa rõ cộng đồng quốc tế có thể làm gì, đảng đương quyền và Thủ tướng Hun Sen sẽ cho phép làm đến đâu.
Ông John Ciorciary, giáo sư chính sách công tại Trường Đại Học Michigan nói:
“Có thể là một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc sẽ phát hiện một số bằng chứng gian lận trong cuộc bầu cử. Việc đó sẽ gây áp lực đối với Đảng Nhân Dân để bầu cử lại hay trao lại thêm các ghế đại biểu.”
Ông nói cả hai phía có thể tìm một giải pháp dung hòa để không chấm dứt bằng một “cuộc đối đầu trên đường phố.”
“Đảng Nhân Dân có thể đề nghị một số chức vụ cho phe đối lập, hứa thực hiện những cải tổ đặc biệt, hay thực hiện những biện pháp khác phù hợp với cuộc điều tra đầy đủ của Liên Hiệp Quốc. Chính sách tốt nhất của đảng Cứu Quốc là duy trì áp lực đối với chính phủ qua những cuộc biểu tình phản đối ôn hòa, và yêu cầu mở cuộc điều tra trong khi thương thảo riêng tư với đảng Nhân Dân để đòi nhượng bộ. Bất cứ cuộc biểu tình phản đối nào của đảng Cứu Quốc cũng phải giữ được hoàn toàn ôn hòa để tránh bị đàn áp.”
Ông nói đảng Nhân Dân có thể gặp khó khăn khi định đem các nhà lập pháp đối lập sang phía của mình bằng các phần thưởng. Và “một giai đoạn kéo dài không có chính phủ là điều không tốt cho quyền lợi quốc gia.” Tuy nhiên, ông Ciorciary nói rằng, đảng Nhân Dân không coi Liên Hiệp Quốc hay các nước phương Tây là các nhà môi giới lương thiện khiến “khó cho họ đóng vai trò trung gian dàn xếp.”
Bà Shihoko Goto, một nhà khảo cứu tại Trung tâm Woodrow Wilson, một tổ chức khảo cứu chính sách tại Washington nói rằng, nhân dân Campuchia vẫn còn tin vào tiến trình dân chủ, như vậy việc yêu cầu kiểm phiếu lại phải được xem xét tới một cách nghiêm chỉnh. Bà nói:
“Cộng đồng quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, có thể gây áp lực đối với chính phủ của ông Hun Sen để làm chuyện đó.”
Bà nói rằng một cuộc giằng co tiếp tục có thể dẫn tới bất ổn và có thể đưa tới một cuộc đàn áp.
“Dù Quốc Vương Campuchia đã yêu cầu thực hiện một cuộc hòa hợp sau bầu cử, vẫn có lo ngại thật sự rằng chính phủ sẽ có hành động với người biểu tình. Điều này nên tránh với bất cứ giá nào. Tuy vậy điều đáng tiếc là cộng đồng quốc tế có ít nhiệt tình đưa ra các biện pháp trong lúc này, vì họ hy vọng các vấn đề chưa giải quyết sẽ được dàn xếp giữa người trong nước với nhau.”