Xóa vàng hóa bằng cách độc quyền vàng miếng
Trường hợp độc quyền vàng miếng thì phức tạp hơn đôi chút. Thị trường vàng miếng được kiểm soát bởi 3 đối tượng là người mua, đại lý, và nhà sản xuất. Sản phẩm của thị trường này cũng có thể chia làm hai loại là vàng miếng và vàng nguyên liệu. Trong một thị trường bình thường, có thể có nhiều nhà sản xuất được cấp phép. Giá vàng miếng và vàng nguyên liệu trênh lệch với nhau một mức nhất định vì sản xuất vàng miếng đòi hỏi chi phí đáng kể liên quan đến quy trình cấp chứng chỉ, sản xuất, kiểm soát chất lượng, chống hàng giả… Giá vàng miếng của các nhà sản xuất vàng cũng có thể khác nhau chút đỉnh mặc dù đều được cấp phép vì một số nhãn hiệu vàng miếng phổ biến hơn, vì thế dễ mua bán hơn, các nhãn hiệu vàng miếng khác.
Trong trường hợp ở Việt Nam, nhà nước bắt đầu thực hiện độc quyền vàng miếng từ ngày 25 tháng 5. Kể từ đó, tất cả các đơn vị sản xuất vàng miếng phải ngừng hoạt động. Chỉ có NHNN được quyền sản xuất vàng miếng và lấy thương hiệu SJC. Công ty SJC sau đó được NHNN chỉ định làm đơn vị gia công vàng miếng cho NHNN với mức phí gia công hiện nay là 50 nghìn Đồng/lượng.
Vì sự thay đổi này, thị trường vàng miếng ở Việt Nam được đặc trưng bởi một nhà sản xuất độc quyền là NHNN. Các thương hiệu vàng khác đã sản xuất từ trước vẫn được cho phép lưu hành. Nhưng theo như sự nhìn nhận của Thống đốc, thì mặc dù thời gian qua NHNN “đã tích cực phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng xem lại thì thấy còn có nhiều cách hiểu khác nhau, do vậy, trong dư luận còn lo lắng về vấn đề này”. Trên thực tế, người dân giữ vàng miếng thương hiệu khác vẫn, và đang tiếp tục phải bán với mức giá thấp hơn đáng kể so với thương hiệu vàng SJC. Mức khác biệt này, tùy thương hiệu, từ vài trăm tới trên một triệu Đồng một lượng, tức là giống như bán vàng nguyên liệu.
Gạt ra ngoài vấn yếu kém trong tuyên truyền về chính sách, cứ giả sử như thị trường vàng miếng ở Việt Nam đã sạch bóng các thương hiệu khác mà chỉ còn một thương hiệu duy nhất là SJC, thì liệu việc độc quyền này có giúp chống vàng hóa hay không?
Câu trả lời là có, nhưng với chi phí rất đắt cho xã hội.
Khi NHNN đã trở thành nhà cung cấp độc quyền vàng miếng, NHNN có thể chủ động lượng vàng miếng cung cấp ra thị trường tại mỗi thời điểm nhất định. Trên cơ sở đó, NHNN có thể chống đầu cơ vàng miếng một cách khá hiệu quả. Bằng cách bóp nghẹt nguồn cung, NHNN cũng có thể làm cho việc biến vàng thành công cụ dự trữ giá trị của công chúng trở nên khó khăn. Cả hai việc này đều giúp NHNN chống vàng hóa.
Thế nhưng việc này ngay lập tức sẽ dẫn tới các hành vi phản ứng từ thị trường. Đầu tiên và dễ thấy nhất là việc sản xuất vàng nhái thương hiệu SJC. Vì việc bóp nghẹt nguồn cung, nếu làm, sẽ dẫn tới giá vàng SJC của NHNN tăng giá. Khi trênh lệch giữa giá vàng nguyên liệu và giá vàng SJC càng cao, thì động cơ làm nhái thương hiệu này càng mạnh. Điều này dẫn tới chi phí cho xã hội để phục vụ việc giám sát thị trường.
Thứ hai, tất cả những người giữ vàng nguyên liệu hiện nay đều bị thiệt. Nhiều thương hiệu vàng nhỏ ở Việt Nam mặc dù sản xuất từ khi được cấp phép hiện nay vẫn bị coi là vàng nguyên liệu. Vàng nguyên liệu khó giao dịch, và chỉ có thể bán cho các hãng chế tác kim hoàn hoặc cho các hãng sản xuất vàng miếng. NHNN, với tư cách là đơn vị duy nhất có thể sản xuất vàng miếng, có quyền áp đặt lên giá mua của vàng nguyên liệu. Điều này có lẽ giải thích vì sao NHNN có thể dễ thu mua tới 60 tấn vàng kể từ đầu năm mà không làm rối loạn thị trường vàng trong nước.
Thứ ba, giá vàng cao do việc thiết chặt nguồn cung (việc mà NHNN chắc chắn phải làm nếu muốn chống vàng hóa), sẽ làm tổn hại đối với người tiêu dùng vàng thành phẩm (thí dụ các đồ trang sức làm bằng vàng) và có lợi cho NHNN.
Thứ tư, quyền của người tiêu dùng, với tư cách là người có quyền cất giữ giá trị, bị vi phạm ở mức độ nhất định vì thị trường vàng miếng bị siết lại. Thay vì được cất trữ giá trị qua việc mua vàng với giá thông thường, nay họ phải trả mức giá cao hơn.
Rõ ràng, với chính sách độc quyền này, gánh nặng chi phí của việc chống vàng hóa sẽ nằm nhiều hơn ở phía người tiêu dùng. Trong khi đó, NHNN có thể dễ dàng thu lợi bằng cách thao túng nguồn cung ứng vàng miếng. Điều này khiến không ít người đồn đoán rằng vai trò của NHNN nay đã trở thành người đi “kinh doanh” vàng. Ở một mức độ nào đó, nếu việc này được thực hiện một cách có hệ thống, nó sẽ làm suy giảm đáng kể uy tín của NHNN.
Tóm lại, chống vàng hóa thông qua độc quyền vàng miếng là một chính sách có tác dụng đúng theo mục tiêu mà nó được thiết kế ra – đó là chống vàng hóa. Tuy nhiên, nó để lại gánh nặng chi phí đáng kể cho xã hội và người tiêu dùng. Việc tích cực mua vàng trong dân dễ được coi là một động thái hướng đến chống vàng hóa thông qua việc làm giảm số vàng trôi nổi trong dân. Tuy nhiên, việc này chỉ thành công khi NHNN tạo ra những sức ép nhất định để buộc người dân phải bán vàng. Có vẻ như NHNN đã làm đúng điều này khi đẩy thương hiệu vàng SJC thành thương hiệu vàng quốc gia trong khi “làm ngơ” các thương hiệu khác và không phổ biến tốt tới người dân về việc tiếp tục cho tồn tại các sản phẩm này, dẫn tới việc người dân phải đổ xô đi bán các thương hiệu vàng này với giá rẻ mạt gần như bằng giá vàng nguyên liệu. Động tác này một lần nữa có lợi cho mục tiêu của NHNN nhưng đã gây thiệt hại cho nhiều người giữ vàng “thiếu thông tin”.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trường hợp độc quyền vàng miếng thì phức tạp hơn đôi chút. Thị trường vàng miếng được kiểm soát bởi 3 đối tượng là người mua, đại lý, và nhà sản xuất. Sản phẩm của thị trường này cũng có thể chia làm hai loại là vàng miếng và vàng nguyên liệu. Trong một thị trường bình thường, có thể có nhiều nhà sản xuất được cấp phép. Giá vàng miếng và vàng nguyên liệu trênh lệch với nhau một mức nhất định vì sản xuất vàng miếng đòi hỏi chi phí đáng kể liên quan đến quy trình cấp chứng chỉ, sản xuất, kiểm soát chất lượng, chống hàng giả… Giá vàng miếng của các nhà sản xuất vàng cũng có thể khác nhau chút đỉnh mặc dù đều được cấp phép vì một số nhãn hiệu vàng miếng phổ biến hơn, vì thế dễ mua bán hơn, các nhãn hiệu vàng miếng khác.
Trong trường hợp ở Việt Nam, nhà nước bắt đầu thực hiện độc quyền vàng miếng từ ngày 25 tháng 5. Kể từ đó, tất cả các đơn vị sản xuất vàng miếng phải ngừng hoạt động. Chỉ có NHNN được quyền sản xuất vàng miếng và lấy thương hiệu SJC. Công ty SJC sau đó được NHNN chỉ định làm đơn vị gia công vàng miếng cho NHNN với mức phí gia công hiện nay là 50 nghìn Đồng/lượng.
Vì sự thay đổi này, thị trường vàng miếng ở Việt Nam được đặc trưng bởi một nhà sản xuất độc quyền là NHNN. Các thương hiệu vàng khác đã sản xuất từ trước vẫn được cho phép lưu hành. Nhưng theo như sự nhìn nhận của Thống đốc, thì mặc dù thời gian qua NHNN “đã tích cực phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng xem lại thì thấy còn có nhiều cách hiểu khác nhau, do vậy, trong dư luận còn lo lắng về vấn đề này”. Trên thực tế, người dân giữ vàng miếng thương hiệu khác vẫn, và đang tiếp tục phải bán với mức giá thấp hơn đáng kể so với thương hiệu vàng SJC. Mức khác biệt này, tùy thương hiệu, từ vài trăm tới trên một triệu Đồng một lượng, tức là giống như bán vàng nguyên liệu.
Gạt ra ngoài vấn yếu kém trong tuyên truyền về chính sách, cứ giả sử như thị trường vàng miếng ở Việt Nam đã sạch bóng các thương hiệu khác mà chỉ còn một thương hiệu duy nhất là SJC, thì liệu việc độc quyền này có giúp chống vàng hóa hay không?
Câu trả lời là có, nhưng với chi phí rất đắt cho xã hội.
Khi NHNN đã trở thành nhà cung cấp độc quyền vàng miếng, NHNN có thể chủ động lượng vàng miếng cung cấp ra thị trường tại mỗi thời điểm nhất định. Trên cơ sở đó, NHNN có thể chống đầu cơ vàng miếng một cách khá hiệu quả. Bằng cách bóp nghẹt nguồn cung, NHNN cũng có thể làm cho việc biến vàng thành công cụ dự trữ giá trị của công chúng trở nên khó khăn. Cả hai việc này đều giúp NHNN chống vàng hóa.
Thế nhưng việc này ngay lập tức sẽ dẫn tới các hành vi phản ứng từ thị trường. Đầu tiên và dễ thấy nhất là việc sản xuất vàng nhái thương hiệu SJC. Vì việc bóp nghẹt nguồn cung, nếu làm, sẽ dẫn tới giá vàng SJC của NHNN tăng giá. Khi trênh lệch giữa giá vàng nguyên liệu và giá vàng SJC càng cao, thì động cơ làm nhái thương hiệu này càng mạnh. Điều này dẫn tới chi phí cho xã hội để phục vụ việc giám sát thị trường.
Thứ hai, tất cả những người giữ vàng nguyên liệu hiện nay đều bị thiệt. Nhiều thương hiệu vàng nhỏ ở Việt Nam mặc dù sản xuất từ khi được cấp phép hiện nay vẫn bị coi là vàng nguyên liệu. Vàng nguyên liệu khó giao dịch, và chỉ có thể bán cho các hãng chế tác kim hoàn hoặc cho các hãng sản xuất vàng miếng. NHNN, với tư cách là đơn vị duy nhất có thể sản xuất vàng miếng, có quyền áp đặt lên giá mua của vàng nguyên liệu. Điều này có lẽ giải thích vì sao NHNN có thể dễ thu mua tới 60 tấn vàng kể từ đầu năm mà không làm rối loạn thị trường vàng trong nước.
Thứ ba, giá vàng cao do việc thiết chặt nguồn cung (việc mà NHNN chắc chắn phải làm nếu muốn chống vàng hóa), sẽ làm tổn hại đối với người tiêu dùng vàng thành phẩm (thí dụ các đồ trang sức làm bằng vàng) và có lợi cho NHNN.
Thứ tư, quyền của người tiêu dùng, với tư cách là người có quyền cất giữ giá trị, bị vi phạm ở mức độ nhất định vì thị trường vàng miếng bị siết lại. Thay vì được cất trữ giá trị qua việc mua vàng với giá thông thường, nay họ phải trả mức giá cao hơn.
Rõ ràng, với chính sách độc quyền này, gánh nặng chi phí của việc chống vàng hóa sẽ nằm nhiều hơn ở phía người tiêu dùng. Trong khi đó, NHNN có thể dễ dàng thu lợi bằng cách thao túng nguồn cung ứng vàng miếng. Điều này khiến không ít người đồn đoán rằng vai trò của NHNN nay đã trở thành người đi “kinh doanh” vàng. Ở một mức độ nào đó, nếu việc này được thực hiện một cách có hệ thống, nó sẽ làm suy giảm đáng kể uy tín của NHNN.
Tóm lại, chống vàng hóa thông qua độc quyền vàng miếng là một chính sách có tác dụng đúng theo mục tiêu mà nó được thiết kế ra – đó là chống vàng hóa. Tuy nhiên, nó để lại gánh nặng chi phí đáng kể cho xã hội và người tiêu dùng. Việc tích cực mua vàng trong dân dễ được coi là một động thái hướng đến chống vàng hóa thông qua việc làm giảm số vàng trôi nổi trong dân. Tuy nhiên, việc này chỉ thành công khi NHNN tạo ra những sức ép nhất định để buộc người dân phải bán vàng. Có vẻ như NHNN đã làm đúng điều này khi đẩy thương hiệu vàng SJC thành thương hiệu vàng quốc gia trong khi “làm ngơ” các thương hiệu khác và không phổ biến tốt tới người dân về việc tiếp tục cho tồn tại các sản phẩm này, dẫn tới việc người dân phải đổ xô đi bán các thương hiệu vàng này với giá rẻ mạt gần như bằng giá vàng nguyên liệu. Động tác này một lần nữa có lợi cho mục tiêu của NHNN nhưng đã gây thiệt hại cho nhiều người giữ vàng “thiếu thông tin”.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.