Cán cân thương mại và tỷ giá
Xét về cán cân thương mại, 5 nước Đông Nam Á chia thành hai nhóm rõ rệt. Malaysia đứng đầu bảng thành tích thương mại quốc tế trong 05 nước này với mức thặng dư 41.6 tỷ USD năm 2009, và tăng đều đặn trong 2 năm tiếp theo lên tới 46.1 tỷ USD năm 2011. Indonessia và Thái Lan có mức thặng dư thương mại khá gần nhau với khoảng hơn 20 tỷ USD mỗi năm trong suốt giai đoạn 2009-2011.
Philippines và Việt Nam đứng đối lập với 03 nước còn lại. Cả Philippines và Việt Nam đều bị thâm hụt thương mại trong tất cả các năm trong khoảng 5 năm trở lại đây. Việt Nam có mức thâm hụt cao hơn Philppines năm 2008 (12.8 tỷ so với 7.7 tỷ), nhưng Philippines đã vượt qua Việt Nam trở thành nước có mức thâm hụt thương mại lớn nhất trong số 05 nước kể từ năm 2009.
Do thặng dư thương mại lớn và cán cân vãng lai ổn định, cả 3 nước Malaysia, Indonesia, và Thái Lan đều đạt được mức dự trữ ngoại tệ đáng nể. Năm 2011, Thái Lan có mức dự trữ ngoại tệ lên tới 182 tỷ USD, trong khi Malaysia đạt 133 tỷ và Indonesia đạt 110 tỷ USD.
Đối với Philippines, dù phải hứng chịu cán cân thương mại liên tục thâm hụt trong nhiều năm, dự trữ ngoại tệ của nước này vẫn liên tục tăng đều đặn trong những năm qua nhờ thặng dư cán cân vãng lai. Năm 2011 nước này đã đạt mức dự trữ 75 tỷ USD.
Đối lập với cả 04 nước, Việt Nam có mức dự trữ ngoại tệ luôn ở mức rất thấp. Năm 2008 Việt Nam có khoảng 23 tỷ USD trong quỹ dự trữ và điều này được coi như một kỳ tích từ thời đổi mới. Kỳ tích này nhanh chóng biến mất nhường chỗ cho mức dự trữ thấp lẹt đẹt ở mức trên 10 tỷ trong suốt giai đoạn 2009-2011. Trong năm nay, do thâm hụt thương mại hầu như không đáng kể, Việt Nam bắt đầu có mức dự trữ ngoại tệ khả quan hơn, tuy nhiên đây vẫn là mức hết sức mong manh.
Thâm hụt thương mại cao một phần do đồng nội tệ của Việt Nam luôn được ấn định ở mức cao. Việt Nam đã phá giá liên tục trong nhiều năm, nhưng theo nhiều chuyên gia, để vãn hồi cán cân thương mại thì Việt Nam cần tiếp tục phải phá giá đồng nội tệ thêm nhiều nữa. Điều này không có gì là đáng ngạc nhiên vì tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với đồng USD và, mặc dù đã nhiều lần phá giá, nếu tính tỷ giá hối đoái thực tế (đã hiệu chỉnh theo lạm phát), thì đồng VND thậm chí đã lên giá chứ không phải phá giá trong khoảng 5 năm vừa qua.
Nợ nần công và tư
Bức tranh nợ công ở Đông Nam Á cũng có nhiều nét tương phản. Malaysia và Việt Nam đứng chung nhóm có tỷ lệ nợ công trên GDP cao nhất trong số 5 nước. Tỷ lệ này ở Malaysia luôn ở mức ổn định xung quanh mốc 53% trong khi con số này ở Việt Nam giao động quanh mốc 50% từ năm 2009 trở lại đây theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.
Nợ công ở Indonesia nằm ở mức thấp nhất với tỷ lệ nợ của chính phủ trên GDP giảm dần qua các năm kể từ năm 2008 trở lại đây. Nếu như năm 2008 nợ chính phủ trên GDP của nước này nằm ở mốc 33% thì tới năm 2012 Ngân hàng Thế giới ước tính mức này giảm xuống chỉ còn 23.1%. Trong khi đó nợ công ở Philippines và Thái Lan khá gần với nhau và nằm ở mức trên dưới 40%.
Tuy nhiên thống kê về nợ công ở Việt Nam theo nhiều chuyên gia là chưa phản ánh đúng thực tế vì cách thống kê của Việt Nam không bao gồm cả các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước. Nếu tính cả các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước vào số liệu về nợ công, thì mức nợ công “sau điều chỉnh” này có thể lên tới gần 100% GDP.
Về số liệu liên quan đến nợ xấu, theo số liệu do Ngân hàng Thế giới thống kê, tỷ lệ nợ xấu ở cả 04 nền kinh tế trong mẫu so sánh đều ở mức thấp và đang giảm dần kể từ năm 2007. Tỷ lệ nợ xấu ở Malaysia đã giảm từ mức 6.5% năm 2007 xuống còn 2.9%. Tỷ lệ này ở Indonesia đã giảm từ 4.1% xuống còn 2.9% trong cùng thời kỳ. Tương tự như vậy, nợ xấu ở Philippines dảm từ 5.8% năm 2007 xuống còn 3.8% năm 2010 và ở Thái Lan từ 7.9% năm 2007 xuống còn 3.5% năm 2011.
Ngân hàng Thế giới không thống kê số liệu về nợ xấu ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo số liệu do Thống đốc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng khẳng định trước quốc hội, nợ xấu ở Việt Nam hiện nay lên tới 10%. Theo nhiều nguồn phân tích của nước ngoài, tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam thậm chí còn cao hơn nữa. Theo một số chuyên gia, chỉ riêng các khoản nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước thôi đã lên tới mức xấp xỉ 10 tỷ USD, tương đương với khoảng gần 7% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng và khoảng gần 10% GDP của Việt Nam hiện nay.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Xét về cán cân thương mại, 5 nước Đông Nam Á chia thành hai nhóm rõ rệt. Malaysia đứng đầu bảng thành tích thương mại quốc tế trong 05 nước này với mức thặng dư 41.6 tỷ USD năm 2009, và tăng đều đặn trong 2 năm tiếp theo lên tới 46.1 tỷ USD năm 2011. Indonessia và Thái Lan có mức thặng dư thương mại khá gần nhau với khoảng hơn 20 tỷ USD mỗi năm trong suốt giai đoạn 2009-2011.
Trade balance (Billion US$) | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 (E) |
Malaysia | 41.6 | 42.5 | 46.1 | ||
Indonesia | 9.9 | 21.2 | 21.3 | 23.2 | 15.4 |
Philippines | -7.7 | -8.8 | -11 | -15.5 | |
Thailand | 19.4 | 28 | 23.9 | ||
Vietnam | -12.8 | -8.3 | -5.1 | -0.5 | -2.2 |
Do thặng dư thương mại lớn và cán cân vãng lai ổn định, cả 3 nước Malaysia, Indonesia, và Thái Lan đều đạt được mức dự trữ ngoại tệ đáng nể. Năm 2011, Thái Lan có mức dự trữ ngoại tệ lên tới 182 tỷ USD, trong khi Malaysia đạt 133 tỷ và Indonesia đạt 110 tỷ USD.
Foreign exchange reserve (US$ billion) | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 (E) |
Malaysia | 96.7 | 106.5 | 133.6 | ||
Indonesia | 51.6 | 66.1 | 96.2 | 110.1 | |
Philippines | 44.2 | 62.4 | 75.3 | 78 | |
Thailand | 138.4 | 172.1 | 182.2 | ||
Vietnam | 23 | 14.1 | 12.4 | 12.56 | 20 |
Đối lập với cả 04 nước, Việt Nam có mức dự trữ ngoại tệ luôn ở mức rất thấp. Năm 2008 Việt Nam có khoảng 23 tỷ USD trong quỹ dự trữ và điều này được coi như một kỳ tích từ thời đổi mới. Kỳ tích này nhanh chóng biến mất nhường chỗ cho mức dự trữ thấp lẹt đẹt ở mức trên 10 tỷ trong suốt giai đoạn 2009-2011. Trong năm nay, do thâm hụt thương mại hầu như không đáng kể, Việt Nam bắt đầu có mức dự trữ ngoại tệ khả quan hơn, tuy nhiên đây vẫn là mức hết sức mong manh.
Thâm hụt thương mại cao một phần do đồng nội tệ của Việt Nam luôn được ấn định ở mức cao. Việt Nam đã phá giá liên tục trong nhiều năm, nhưng theo nhiều chuyên gia, để vãn hồi cán cân thương mại thì Việt Nam cần tiếp tục phải phá giá đồng nội tệ thêm nhiều nữa. Điều này không có gì là đáng ngạc nhiên vì tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với đồng USD và, mặc dù đã nhiều lần phá giá, nếu tính tỷ giá hối đoái thực tế (đã hiệu chỉnh theo lạm phát), thì đồng VND thậm chí đã lên giá chứ không phải phá giá trong khoảng 5 năm vừa qua.
Nợ nần công và tư
Bức tranh nợ công ở Đông Nam Á cũng có nhiều nét tương phản. Malaysia và Việt Nam đứng chung nhóm có tỷ lệ nợ công trên GDP cao nhất trong số 5 nước. Tỷ lệ này ở Malaysia luôn ở mức ổn định xung quanh mốc 53% trong khi con số này ở Việt Nam giao động quanh mốc 50% từ năm 2009 trở lại đây theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.
Nợ công ở Indonesia nằm ở mức thấp nhất với tỷ lệ nợ của chính phủ trên GDP giảm dần qua các năm kể từ năm 2008 trở lại đây. Nếu như năm 2008 nợ chính phủ trên GDP của nước này nằm ở mốc 33% thì tới năm 2012 Ngân hàng Thế giới ước tính mức này giảm xuống chỉ còn 23.1%. Trong khi đó nợ công ở Philippines và Thái Lan khá gần với nhau và nằm ở mức trên dưới 40%.
Domestic Public Sector Debt (% of GDP) | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 (E) |
Malaysia | 53.3 | 53.1 | 53.5 | 53.2 | |
Indonesia | 33 | 28.4 | 26.1 | 24.3 | 23.1 |
Philippines | 33.5 | 41.4 | |||
Thailand | 39.4 | 38.8 | 37.7 | 41.7 | |
Vietnam | 42.9 | 51.2 | 54.2 | 48.8 | 49 |
Tuy nhiên thống kê về nợ công ở Việt Nam theo nhiều chuyên gia là chưa phản ánh đúng thực tế vì cách thống kê của Việt Nam không bao gồm cả các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước. Nếu tính cả các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước vào số liệu về nợ công, thì mức nợ công “sau điều chỉnh” này có thể lên tới gần 100% GDP.
Về số liệu liên quan đến nợ xấu, theo số liệu do Ngân hàng Thế giới thống kê, tỷ lệ nợ xấu ở cả 04 nền kinh tế trong mẫu so sánh đều ở mức thấp và đang giảm dần kể từ năm 2007. Tỷ lệ nợ xấu ở Malaysia đã giảm từ mức 6.5% năm 2007 xuống còn 2.9%. Tỷ lệ này ở Indonesia đã giảm từ 4.1% xuống còn 2.9% trong cùng thời kỳ. Tương tự như vậy, nợ xấu ở Philippines dảm từ 5.8% năm 2007 xuống còn 3.8% năm 2010 và ở Thái Lan từ 7.9% năm 2007 xuống còn 3.5% năm 2011.
Non-performing loan (%) | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 (E) |
Malaysia | 6.5 | 4.8 | 3.6 | 3.4 | 2.9 | |
Indonesia | 4.1 | 3.2 | 3.3 | 2.6 | 2.9 | |
Philippines | 5.8 | 4.5 | 4.1 | 3.8 | ||
Thailand | 7.9 | 5.7 | 5.3 | 3.9 | 3.5 | |
Vietnam | 10% |
Ngân hàng Thế giới không thống kê số liệu về nợ xấu ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo số liệu do Thống đốc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng khẳng định trước quốc hội, nợ xấu ở Việt Nam hiện nay lên tới 10%. Theo nhiều nguồn phân tích của nước ngoài, tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam thậm chí còn cao hơn nữa. Theo một số chuyên gia, chỉ riêng các khoản nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước thôi đã lên tới mức xấp xỉ 10 tỷ USD, tương đương với khoảng gần 7% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng và khoảng gần 10% GDP của Việt Nam hiện nay.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.