Những thay đổi chính trị của Miến Ðiện đang nhanh chóng chuyển biến vùng đất lịch sử Rangoon, nơi có nhiều toà nhà từ thời thuộc địa đang được thay thế dần bằng những tòa nhà chọc trời hiện đại. Thế nhưng một nhóm các doanh nghiệp, sử gia và một trong những gia tộc Do thái cuối cùng của quốc gia này đang hợp sức cùng nhau bảo quản một đền thờ 100 tuổi. Đây là một nỗ lực gìn giữ một di tích lịch sử để nhắc nhớ về quá khứ đa tôn giáo của Miến Ðiện, hay còn gọi là Myanmar.
Ðền thờ Mesmuah Yeshua nằm trong một khu phố điển hình của Rangoon thời thuộc địa. Các đền thờ Hồi giáo, Ấn Ðộ giáo, nhà thờ Cơ đốc giáo và các ngôi chùa Phật giáo nằm rải rác trên các con phố bận rộn với các siêu thị, người bán hàng rong và các cửa hàng bán dụng cụ.
Ðền thờ di sản được bào vệ có từ năm 1896 và được chăm sóc bởi một thành viên của gia tộc Samuels qua nhiều thế hệ. Moses Samuels, người được ủy thác đền thờ trong 35 năm qua, đã kế thừa nhiệm vụ từ người cha, kế thừa nhiệm vụ của người ông nội.
Ông Moses Samuels phát biểu qua một hộp thoại điện tử sau khi bị chứng bệnh ung thư cổ. Ông nói rằng ông chờ mong đến lúc con trai ông tiếp nhận trách nhiệm của ông và ông lấy làm lạc quan về tương lai của cộng đồng.
Anh Sammy Samuels, con trai ông Moses mới đây đã trở về Miến Ðiện sau khi theo học tại một trường đại học Do thái ở New York, đã tổ chức tất cả những sự kiện quan trọng trong đời anh ngay tại đền thờ này.
“Ðây là lý do chính mà chúng tôi bám lấy nơi này. Lẽ ra chúng tôi có thể đóng cửa, và rời qua các nước khác. Tôi thường chơi quanh đây, cử hành lễ 'giới luật' ở đây. (lễ đánh dấu nguời con trai đúng 13 tuổi, đến tuổi phục vụ các giới luật Do Thái). Tôi đã có bữa tối Shabbat ở đây. Quan trọng nhất là lễ cưới của tôi cũng được cử hành ở đây, và đó là căn lều Chuppah (lều được sử dụng trong các lễ cưới Do Thái) đầu tiên từ 27 năm”.
Trong nhiều năm qua, ngôi đền đã bị bỏ hoang, thậm chí bị bạt mái trong cơn bão Nargis năm 2008. Hội đồng doanh nghiệp ASEAN Hoa Kỳ đã tài trợ ngân quỹ để giữ gìn đền thờ, nhưng nay gia tộc Samuels đang tiếp quản ngôi đền. Ông Samuels nói vào lúc ngành du lịch phát triển tại Miến Ðiện, doanh nghiệp du lịch của gia đình, có tên Myanmar Shalom, cũng có được hưởng lợi, và nhờ đó có phương tiện chi vào việc sửa chữa.
Vào thập niên 1930, có hơn 2.500 người Do thái ở Rangoon, bao gồm cả thị trưởng thành phố là doanh gia David Sophaer. Ðại đa số cộng đồng là gốc Iraq và đến Rangoon qua đường Ấn Ðộ vào giữa thế kỷ 19 khi Ðế quốc Anh Quốc bành trướng.
Hiện nay ước tính có chưa đầy 20 thành viên cộng đồng tại địa phương.
Tác giả kiêm sử gia Thant Myint-U là người đứng đầu Yangon Heritage Trust, một tổ chức phục vụ cho việc gìn giữ các tòa nhà di sản ở Rangoon.
Ông cho biết nỗ lực bảo quản đền thờ còn có mục đích cao hơn việc gìn giữ tòa nhà. Ðây còn là việc khôi phục lại quá khứ của Miến Ðiện, giúp mọi người hiểu được lịch sử đa văn hóa phong phú của thành phố này. Ông Myint-U nói:
“Ðây còn là việc hồi sinh Rangoon cổ và Yangon xưa, và hồi sinh theo một cách giúp tất cả mọi người trong thành phố, từ người nghèo, giới công nhân, đến trung lưu và những người khác, giúp họ biết trân trọng tính đa văn hóa ở đây và đồng thời giúp kiến tạo và giúp cho một Yagoon đô hội mới trỗi dậy trong thế kỷ 21.”
Ông Moses Samuels đồng ý rằng việc hòa nhập các cộng đồng tôn giáo khác nhau là quan trọng, và nói rằng ông chủ trương nuôi dưỡng các mối quan hệ cá nhân gần gũi với các lãnh đạo tôn giáo khác trong thành phố.
Trong buổi lễ gần đây đánh dấu vai trò mới của Myanmar Shalom là tổ chức tài chính hỗ trợ cho đền thờ, lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo Aye Lwin đã nêu ra rằng ở vào thời điểm nhiều cộng đồng Hồi giáo trên khắp đất nước đang lâm vào cảnh bạo động giáo phái, các lãnh đạo tôn giáo tất cả phải hỗ trợ lẫn nhau. Ông Lwin phát biểu:
“Là một người Hồi giáo, người Do thái là anh em bà con với chúng ta vì chúng ta coi họ như là thành viên của gia đình, và đặc biệt ở Miến Ðiện, như người anh em của tôi vừa đề cập, đó là sự đoàn kết và đa dạng và chúng ta nên bày tỏ tình hữu nghị và đoàn kết. Tôn giáo đã bị các chính trị gia lạm dụng, đó là điểm chính. Tôi không nghĩ rằng có sự mâu thuẫn toàn diện về tôn giáo tại Miến Ðiện”.
Ðể bày tỏ sự hỗ trợ của chính quyền Miến Ðiện, trưởng nhóm thương thuyết hòa bình cho việc ngừng bắn với các nhóm vũ trang ở khu vực biên giới, bà Aung Min, đã đến tham dự buổi lễ bàn giao diễn ra tháng này.
“Ðiều này nằm trong ý định của tôi là vinh danh văn hóa và di sản của cộng đồng Do thái tại Miến Ðiện. Chúng tôi có một nền văn hoá và di sản Do thái lâu đời tại đây nhưng chúng càng ngày càng ít đi. Ðây là điều đáng buồn. Vì vậy tôi đến đây trong một nỗ lực để vinh danh di sản đó”.
Cũng nằm trong khuôn khổ kế hoạch bảo quản đền thờ, các giới chức đã dự tính di dời một nghĩa trang Do thái gần đó, nơi hiện có 700 ngôi mộ. Kể từ khi vị giáo sĩ Do thái cuối cùng rời khỏi Rangoon vào thập niên 1960 thì đã không còn các nghi thức tôn giáo được cử hành như thường lệ tại đền thờ, nhưng đền thờ vẫn mở cửa cho công chúng.
Ðền thờ Mesmuah Yeshua nằm trong một khu phố điển hình của Rangoon thời thuộc địa. Các đền thờ Hồi giáo, Ấn Ðộ giáo, nhà thờ Cơ đốc giáo và các ngôi chùa Phật giáo nằm rải rác trên các con phố bận rộn với các siêu thị, người bán hàng rong và các cửa hàng bán dụng cụ.
Ðền thờ di sản được bào vệ có từ năm 1896 và được chăm sóc bởi một thành viên của gia tộc Samuels qua nhiều thế hệ. Moses Samuels, người được ủy thác đền thờ trong 35 năm qua, đã kế thừa nhiệm vụ từ người cha, kế thừa nhiệm vụ của người ông nội.
Ông Moses Samuels phát biểu qua một hộp thoại điện tử sau khi bị chứng bệnh ung thư cổ. Ông nói rằng ông chờ mong đến lúc con trai ông tiếp nhận trách nhiệm của ông và ông lấy làm lạc quan về tương lai của cộng đồng.
Anh Sammy Samuels, con trai ông Moses mới đây đã trở về Miến Ðiện sau khi theo học tại một trường đại học Do thái ở New York, đã tổ chức tất cả những sự kiện quan trọng trong đời anh ngay tại đền thờ này.
“Ðây là lý do chính mà chúng tôi bám lấy nơi này. Lẽ ra chúng tôi có thể đóng cửa, và rời qua các nước khác. Tôi thường chơi quanh đây, cử hành lễ 'giới luật' ở đây. (lễ đánh dấu nguời con trai đúng 13 tuổi, đến tuổi phục vụ các giới luật Do Thái). Tôi đã có bữa tối Shabbat ở đây. Quan trọng nhất là lễ cưới của tôi cũng được cử hành ở đây, và đó là căn lều Chuppah (lều được sử dụng trong các lễ cưới Do Thái) đầu tiên từ 27 năm”.
Vào thập niên 1930, có hơn 2.500 người Do thái ở Rangoon, bao gồm cả thị trưởng thành phố là doanh gia David Sophaer. Ðại đa số cộng đồng là gốc Iraq và đến Rangoon qua đường Ấn Ðộ vào giữa thế kỷ 19 khi Ðế quốc Anh Quốc bành trướng.
Hiện nay ước tính có chưa đầy 20 thành viên cộng đồng tại địa phương.
Tác giả kiêm sử gia Thant Myint-U là người đứng đầu Yangon Heritage Trust, một tổ chức phục vụ cho việc gìn giữ các tòa nhà di sản ở Rangoon.
Ông cho biết nỗ lực bảo quản đền thờ còn có mục đích cao hơn việc gìn giữ tòa nhà. Ðây còn là việc khôi phục lại quá khứ của Miến Ðiện, giúp mọi người hiểu được lịch sử đa văn hóa phong phú của thành phố này. Ông Myint-U nói:
“Ðây còn là việc hồi sinh Rangoon cổ và Yangon xưa, và hồi sinh theo một cách giúp tất cả mọi người trong thành phố, từ người nghèo, giới công nhân, đến trung lưu và những người khác, giúp họ biết trân trọng tính đa văn hóa ở đây và đồng thời giúp kiến tạo và giúp cho một Yagoon đô hội mới trỗi dậy trong thế kỷ 21.”
Ông Moses Samuels đồng ý rằng việc hòa nhập các cộng đồng tôn giáo khác nhau là quan trọng, và nói rằng ông chủ trương nuôi dưỡng các mối quan hệ cá nhân gần gũi với các lãnh đạo tôn giáo khác trong thành phố.
Trong buổi lễ gần đây đánh dấu vai trò mới của Myanmar Shalom là tổ chức tài chính hỗ trợ cho đền thờ, lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo Aye Lwin đã nêu ra rằng ở vào thời điểm nhiều cộng đồng Hồi giáo trên khắp đất nước đang lâm vào cảnh bạo động giáo phái, các lãnh đạo tôn giáo tất cả phải hỗ trợ lẫn nhau. Ông Lwin phát biểu:
“Là một người Hồi giáo, người Do thái là anh em bà con với chúng ta vì chúng ta coi họ như là thành viên của gia đình, và đặc biệt ở Miến Ðiện, như người anh em của tôi vừa đề cập, đó là sự đoàn kết và đa dạng và chúng ta nên bày tỏ tình hữu nghị và đoàn kết. Tôn giáo đã bị các chính trị gia lạm dụng, đó là điểm chính. Tôi không nghĩ rằng có sự mâu thuẫn toàn diện về tôn giáo tại Miến Ðiện”.
Ðể bày tỏ sự hỗ trợ của chính quyền Miến Ðiện, trưởng nhóm thương thuyết hòa bình cho việc ngừng bắn với các nhóm vũ trang ở khu vực biên giới, bà Aung Min, đã đến tham dự buổi lễ bàn giao diễn ra tháng này.
“Ðiều này nằm trong ý định của tôi là vinh danh văn hóa và di sản của cộng đồng Do thái tại Miến Ðiện. Chúng tôi có một nền văn hoá và di sản Do thái lâu đời tại đây nhưng chúng càng ngày càng ít đi. Ðây là điều đáng buồn. Vì vậy tôi đến đây trong một nỗ lực để vinh danh di sản đó”.
Cũng nằm trong khuôn khổ kế hoạch bảo quản đền thờ, các giới chức đã dự tính di dời một nghĩa trang Do thái gần đó, nơi hiện có 700 ngôi mộ. Kể từ khi vị giáo sĩ Do thái cuối cùng rời khỏi Rangoon vào thập niên 1960 thì đã không còn các nghi thức tôn giáo được cử hành như thường lệ tại đền thờ, nhưng đền thờ vẫn mở cửa cho công chúng.