Phong trào đấu tranh đòi Dân chủ Nhân quyền trong nuớc đang có những bước phát triển mới. Tư thế ngày càng mạnh dạn, tập thể, công khai.
Đúng như các nhà lãnh đạo phản kháng bất bạo động như Gandhi, Nelson Mandela hay Aung San Syu Ky nêu rõ, “không sợ” chỉ là buớc khởi đầu, còn phải vượt qua nỗi sợ, dấn thân hành động tập thể bền bỉ ngày càng đông đảo, tay không giành thắng lợi bằng ý chí và chính nghĩa.
Phong trào trong nước lớn mạnh dày dạn thêm lên nhờ kinh nghiệm khá phong phú trong mấy năm qua, thêm kinh nghiệm của Bắc Phi, Trung Đông và Miến Điện. So sánh lực lượng giữa phong trào đấu tranh với chính quyền độc đoán đang thay đổi ngày càng có lợi cho phong trào; sự ủng hộ của quốc tế cũng tăng đáng kể. Xã hội dân sự ngày càng phát triển, với Hiệp hội Dân oan toàn quốc có chân rết xuống đến các tỉnh thành, quận huyện. Các hội Phụ nữ Nhân quyền, Bầu bí Tương thân biểu thị tinh thần thương yêu che chở nhau trong đấu tranh. Hội Ái hữu tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm - tôn giáo mở rộng hoạt động. Tổ chức văn học nghệ thuật tư nhân xuất hiện.
Giải thưởng văn học tự do được trao. Nhà xuất bản tư nhân ra sách. Mạng lưới gần một trăm blogger tự do chinh phục công luận, đẩy lùi bộ máy tuyên truyền chính thống với hàng ngàn dư luận viên trơ trẽn. Đội bóng No - U ra quân hơn trăm trận. Các cuộc uống trà uống cà -phê dã ngoại, hội luận về quyền tự do đi lại tự do xuất cảnh diễn ra sôi nổi. Phong trào mở ra mặt trận ngoại giao năng động, ra vào các đại sứ quán, lãnh sự quán bạn bè, còn cử nguời ra nuớc ngoài như Hoa Kỳ, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ vận động có hiệu quả.
Trong khi đó Đảng CSVN lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện cả về lý luận - học thuyết, đuờng lối - chính sách và tinh thần. Uy tín lãnh đạo xuống thấp nhất. Cuộc chiến chống tham nhũng được hứa hẹn quyết liệt trở thành bại liệt. Hàng loạt đảng viên chán đảng, bỏ sinh hoạt đảng, ra đảng, thoát đảng, vĩnh biệt đảng.
Đảng CSVN cũng đang đi đến đại hội XII giữa cuộc suy thoái tệ hại không sao gượng dậy nổi, trong khi nợ quốc gia chồng chất, tính đầy đủ nợ các ngân hàng và cơ sở kinh tế quốc doanh, đã vượt xa giá trị tổng sản lượng quốc gia cả năm 2013. Đảng chỉ còn tồn tại như một lực cản nguy hiểm nhất cho xã hội, phân phối thành quả phát triển cực kỳ bất công và phi pháp. Đảng ngang ngược duy trì “sở hữu toàn dân về đất đai” cực kỳ phi lý để tước đoạt ruộng đất của nông dân rất tàn bạo, rộng khắp. Thêm vào đó đảng đang dùng lực lượng công an làm thế lực tay sai, giữ nhà giữ của cho nhóm lãnh đạo.
Lúc này tình thế đòi hỏi sự xuất hiện cấp bách một tổ chức chính trị mới mang trí tuệ dân tộc, yêu nước, thương dân, đứng ra gánh vác việc nước, ganh đua bình đẳng với đảng CSVN, lấy đông đảo cử tri - công dân làm trọng tài bằng lá phiếu tự do của mình. Tình hình hiện nay đã chín muồi cho một sự kiện như thế. Đây cũng là dịp tốt để đảng CSVN củng cố hàng ngũ của mình khi có lực lượng kiểm soát, ganh đua trong khuôn khổ hiến pháp, luật pháp, như các nước dân chủ văn minh, không còn một mình một chiếu, vừa đá bóng vừa thổi còi.
Đây là vấn đề hệ trọng nhất cần đặt ra trong chương trình nghị sự của Quốc hội sắp họp trong tháng 5 và tháng 6 này. Đây cũng rất nên là đề tài trao đổi của anh chị em dân chủ ở trong nước và của cộng đồng VN ở nước ngoài. Tất nhiên trước hết là công việc ở trong nước đang trực diện đấu tranh với chính quyền độc đoán.
Đã có sẵn một phác họa, một khung sườn cho một tổ chức như thế. Năm ngoái, đã có14.785 công dân, chủ yếu là trí thức thuộc đủ mọi ngành nghề, địa phương cả nuớc ký tên vào Tuyên bố bác bỏ bản Dự thảo hiến pháp 2013, phác họa ra một bản hiến pháp mới.
Đây rất nên là khởi đầu cho một Hội nghị Diên Hồng thời đại mới, với sự tham gia của nhiều đảng viên CS có lập trường dân tộc dân chủ, chưa bị tha hóa bởi đặc quyền đặc lợi. Đây là đầu tàu 15 ngàn mã lực, sẽ biến thành đầu tàu vạn mã lực đưa đất nước vào thế kỷ XXI.
Bài học lịch sử lớn nhất của một số nước gần Việt Nam như Nam Triều Tiên, Philippines, Indonesia, của một số nước Bắc Phi, Trung Đông như Tunisia, Ai Cập, Libya, ở Đông Âu như Ba Lan, Tiệp, CHLB Đức, gần đây nhất như Miến Điện, đều cho thấy sự chuyển đổi từ hệ thống độc đảng toàn trị sang hệ thống đa đảng - pháp quyền là điều kiện tiên quyết để phát triển ổn định với tốc độ cao, bảo đảm công bằng xã hội, đẩy lùi tham nhũng, phân phối hợp lý thành quả của phát triển. Không khai thông cơ chế tình hình sẽ bế tắc hoàn toàn.
Đây là mệnh lệnh của tình thế, của thời đại, của lòng dân, ở trong tầm tay của nhân dân Việt Nam.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ
Đúng như các nhà lãnh đạo phản kháng bất bạo động như Gandhi, Nelson Mandela hay Aung San Syu Ky nêu rõ, “không sợ” chỉ là buớc khởi đầu, còn phải vượt qua nỗi sợ, dấn thân hành động tập thể bền bỉ ngày càng đông đảo, tay không giành thắng lợi bằng ý chí và chính nghĩa.
Phong trào trong nước lớn mạnh dày dạn thêm lên nhờ kinh nghiệm khá phong phú trong mấy năm qua, thêm kinh nghiệm của Bắc Phi, Trung Đông và Miến Điện. So sánh lực lượng giữa phong trào đấu tranh với chính quyền độc đoán đang thay đổi ngày càng có lợi cho phong trào; sự ủng hộ của quốc tế cũng tăng đáng kể. Xã hội dân sự ngày càng phát triển, với Hiệp hội Dân oan toàn quốc có chân rết xuống đến các tỉnh thành, quận huyện. Các hội Phụ nữ Nhân quyền, Bầu bí Tương thân biểu thị tinh thần thương yêu che chở nhau trong đấu tranh. Hội Ái hữu tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm - tôn giáo mở rộng hoạt động. Tổ chức văn học nghệ thuật tư nhân xuất hiện.
Giải thưởng văn học tự do được trao. Nhà xuất bản tư nhân ra sách. Mạng lưới gần một trăm blogger tự do chinh phục công luận, đẩy lùi bộ máy tuyên truyền chính thống với hàng ngàn dư luận viên trơ trẽn. Đội bóng No - U ra quân hơn trăm trận. Các cuộc uống trà uống cà -phê dã ngoại, hội luận về quyền tự do đi lại tự do xuất cảnh diễn ra sôi nổi. Phong trào mở ra mặt trận ngoại giao năng động, ra vào các đại sứ quán, lãnh sự quán bạn bè, còn cử nguời ra nuớc ngoài như Hoa Kỳ, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ vận động có hiệu quả.
Trong khi đó Đảng CSVN lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện cả về lý luận - học thuyết, đuờng lối - chính sách và tinh thần. Uy tín lãnh đạo xuống thấp nhất. Cuộc chiến chống tham nhũng được hứa hẹn quyết liệt trở thành bại liệt. Hàng loạt đảng viên chán đảng, bỏ sinh hoạt đảng, ra đảng, thoát đảng, vĩnh biệt đảng.
Đảng CSVN cũng đang đi đến đại hội XII giữa cuộc suy thoái tệ hại không sao gượng dậy nổi, trong khi nợ quốc gia chồng chất, tính đầy đủ nợ các ngân hàng và cơ sở kinh tế quốc doanh, đã vượt xa giá trị tổng sản lượng quốc gia cả năm 2013. Đảng chỉ còn tồn tại như một lực cản nguy hiểm nhất cho xã hội, phân phối thành quả phát triển cực kỳ bất công và phi pháp. Đảng ngang ngược duy trì “sở hữu toàn dân về đất đai” cực kỳ phi lý để tước đoạt ruộng đất của nông dân rất tàn bạo, rộng khắp. Thêm vào đó đảng đang dùng lực lượng công an làm thế lực tay sai, giữ nhà giữ của cho nhóm lãnh đạo.
Lúc này tình thế đòi hỏi sự xuất hiện cấp bách một tổ chức chính trị mới mang trí tuệ dân tộc, yêu nước, thương dân, đứng ra gánh vác việc nước, ganh đua bình đẳng với đảng CSVN, lấy đông đảo cử tri - công dân làm trọng tài bằng lá phiếu tự do của mình. Tình hình hiện nay đã chín muồi cho một sự kiện như thế. Đây cũng là dịp tốt để đảng CSVN củng cố hàng ngũ của mình khi có lực lượng kiểm soát, ganh đua trong khuôn khổ hiến pháp, luật pháp, như các nước dân chủ văn minh, không còn một mình một chiếu, vừa đá bóng vừa thổi còi.
Đây là vấn đề hệ trọng nhất cần đặt ra trong chương trình nghị sự của Quốc hội sắp họp trong tháng 5 và tháng 6 này. Đây cũng rất nên là đề tài trao đổi của anh chị em dân chủ ở trong nước và của cộng đồng VN ở nước ngoài. Tất nhiên trước hết là công việc ở trong nước đang trực diện đấu tranh với chính quyền độc đoán.
Đã có sẵn một phác họa, một khung sườn cho một tổ chức như thế. Năm ngoái, đã có14.785 công dân, chủ yếu là trí thức thuộc đủ mọi ngành nghề, địa phương cả nuớc ký tên vào Tuyên bố bác bỏ bản Dự thảo hiến pháp 2013, phác họa ra một bản hiến pháp mới.
Đây rất nên là khởi đầu cho một Hội nghị Diên Hồng thời đại mới, với sự tham gia của nhiều đảng viên CS có lập trường dân tộc dân chủ, chưa bị tha hóa bởi đặc quyền đặc lợi. Đây là đầu tàu 15 ngàn mã lực, sẽ biến thành đầu tàu vạn mã lực đưa đất nước vào thế kỷ XXI.
Bài học lịch sử lớn nhất của một số nước gần Việt Nam như Nam Triều Tiên, Philippines, Indonesia, của một số nước Bắc Phi, Trung Đông như Tunisia, Ai Cập, Libya, ở Đông Âu như Ba Lan, Tiệp, CHLB Đức, gần đây nhất như Miến Điện, đều cho thấy sự chuyển đổi từ hệ thống độc đảng toàn trị sang hệ thống đa đảng - pháp quyền là điều kiện tiên quyết để phát triển ổn định với tốc độ cao, bảo đảm công bằng xã hội, đẩy lùi tham nhũng, phân phối hợp lý thành quả của phát triển. Không khai thông cơ chế tình hình sẽ bế tắc hoàn toàn.
Đây là mệnh lệnh của tình thế, của thời đại, của lòng dân, ở trong tầm tay của nhân dân Việt Nam.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ