Binh sĩ nước ngoài được gởi tới Mali
Binh sĩ nước ngoài tại MaliPháp: Hiện có khoảng 800 binh sĩ tại Mali và có ý định gia tăng sự hiện diện của binh sĩ lên 2500 người trong những tuần lễ sắp tới. Hôm thứ Ba, Tổng thống Francois Hollande nói rằng, quân đội của nước ông sẽ bắt đầu rút ra khỏi cựu thuộc địa của Pháp này một khi khối ECOWAS của vùng Tây Phi triển khai binh sĩ của họ và sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm.
ECOWAS: Ecowas đang tới quyết định chót để gởi tới 3300 binh sĩ tới Mali, dưới kế hoạch can thiệp được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn. Loan báo về việc đóng góp binh sĩ từ các nước Châu Phi gồm các nước sau đây:
-Nigeria: 900 binh sĩ
-Burkina Faso: 500
-Niger: 500
-Senegal: 500
-Togo: 500
-Benin: 300
-Guinea: 144
-Ghana: 120
-Chad: chưa xác định nhân số
Một nhà báo địa phương ở thị trấn Niono gần kề nói với phóng viên Anne Look của Đài VOA rằng ông thấy nhiều người rời Diabaly hôm thứ Năm.
Họ rời miền bắc để tới miền nam sau khi miền bắc bị các phần tử chủ chiến chiếm giữ.
Ông nói rằng đường dây điện thoại ở Diabaly không hoạt động và rằng người dân cho biết các phần tử chủ chiến Hồi giáo đã được triển khai khắp thị trấn này.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian nói 1.400 binh sĩ Pháp hiện có mặt ở Mali.
Pháp có kế hoạch triển khai 2.500 binh sĩ tới Mali và sẽ ở lại nước này cho tới khi tình hình ổn định.
Người đứng đầu lực lượng quân sự các quốc gia Tây Phi nói 2000 binh sĩ từ Nigeria, Niger, Chad, Burkina Faso và Togo sẽ sớm đến ở Mali, và một số sẽ đặt chân tới nước này hôm thứ Năm trong một phần của lực lượng can thiệp được Liên Hiệp Quốc ủy quyền.
Phó ủy viên Liên hiệp Châu Phi Erastus Mwencha nói với đài VOA rằng tổ chức này luôn mưu tìm một giải pháp hòa bình, nhưng ông nói rằng hiện cần phải triển khai lực lượng tới Mali.
Những kẻ Hồi giáo cực đoan đã chiếm quyền kiểm soát miền bắc Mali sau khi các binh sĩ nổi loạn lật đổ chính phủ hồi tháng Ba, để lại một khoảng trống quyền lực tạm thời.
Các phần tử chủ chiến đã áp đặt luật Hồi giáo khắc nghiệt khắp miền bắc.
Pháp đưa quân vào Mali thứ sáu theo yêu cầu của chính phủ lâm thời trong khi các chiến binh Hồi giáo bắt đầu một cuộc phản công.
Mali là một thuộc địa cũ của Pháp và nước này hiện vẫn còn nhiều lợi ích kinh tế và chính trị tại đó.
http://www.voanews.com/flashembed.aspx?t=phg&id=1584011&w=640&h=506&skin=embeded