ISLAMABAD —
Tân chính phủ Pakistan của Thủ tướng Nawaz Sharif tỏ ý tin tưởng rằng rút cuộc, các nỗ lực cải thiện liên hệ thương mại với Ấn Ðộ có thể trở thành một bước “xây dựng lòng tin” hướng tới việc bình thường hóa bang giao song phương.
Pakistan và Ấn Ðộ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong 3 năm vừa qua trong việc bình thường hóa quan hệ thương mại. Hai bên đã ký nhiều hiệp ước tạo điều kiện thuận lợi cho các tiếp xúc kinh doanh xuyên biên giới để gia tăng kim ngạch mậu dịch song phương thường niên, hiện ở khoảng 2,6 tỷ đôla.
Nhưng căng thẳng quân sự và những vụ xung đột tiếp theo dọc theo đường biên giới Kashmir có tranh chấp trong phần lớn năm vừa qua đã làm cho tiến trình tự do hóa mậu dịch bị khựng lại.
Căng thẳng nay đã lắng dịu sau cuộc họp được chờ đợi từ lâu vào tháng 12 giữa các vị chỉ huy hàng đầu của hai nước, trong đó hai bên đã đồng ý bảo đảm hòa bình trên biên giới và tôn trọng một cuộc ngưng bắn ở Kashmir.
Nay mọi con mắt đều đổ dồn vào cuộc họp ngày mai, thứ Bảy, tại New Delhi giữa các vị bộ trưởng thương mại của Ấn Ðộ và Pakistan, nơi hai bên dự trù tập trung trở lại và các đề nghị mới để tăng tốc tiến trình tự do hóa mậu dịch.
Trước các cuộc đàm phán với đối tác phía Ấn Ðộ là ông Anand Sharma, bộ trưởng thương mại Pakistan Khurrum Dastgir Khan kêu gọi ngăn chặn sự nghi ngờ và mất tin tưởng lẫn nhau để dân chúng của cả hai bên khỏi mất đi cơ hội thịnh vượng và tăng trưởng kinh tế. Ông Khan nói:
“Chúng ta nên có một mối quan hệ không lệ thuộc vào tin tức hàng ngày. Chúng ta nên có một mối quan hệ trong tư cách láng giềng, không bị gián đoạn và không thể gián đoạn được. Vì thế mà, sẽ có căng thẳng, sẽ có một số vấn đề ở cả hai phiá. Nhưng có nên để sự kiện ấy làm chệch hướng hoàn toàn một mối quan hệ và phong tỏa nhân dân hai bên không đuợc hưởng lợi ích của các nền kinh tế của nhau?”
Islamabad lâu nay vẫn liên kết việc phục hồi quan hệ thương mại đầy đủ với New Delhi với tiến bộ trong cuộc đối thoại hòa bình về nhiều vấn đề đã kéo dài cả chục năm, nhắm giải quyết các tranh chấp song phương, kể cả vụ xung đột Kashmir.
Ấn Ðộ nhấn mạnh rằng hợp tác rộng rãi hơn trong các lãnh vực như thương mại và kinh tế không nên chờ đến lúc giải quyết xong các bất đồng chính trị.
Bộ trưởng Khan nói ông hy vọng tăng cường các mối liên hệ mậu dịch có thể mở đường cho tiến bộ về các vấn đề chính trị gây chia rẽ giữa hai nước. Ông cho biết:
“Mặc dầu đã có một sự thất vọng, tôi chỉ xin nói rằng trong tất cả những năm đối thoại phức tạp kể từ 2004, vẫn chưa có tiến bộ đáng kể nào đạt được giữa hai nước về các vấn đề chính trị, tuy nhiên, chúng ta đã tiến mau chóng trên mặt trận thương mại, và chung cuộc mặt chính trị phải đến song song với nó, nếu không thì thương mại sẽ đạt được một mức độ nào đó rồi ngưng lại. Bởi vì vượt qua mức độ ấy sẽ đòi hỏi đầu tư, và đầu tư sẽ không xảy ra được trừ phi các nhà đầu tư ở cả hai nước có một sự tin tưởng nào rằng đây là hai nước sẽ không gây chiến với nhau.”
Bộ trưởng thương mại Pakistan kêu gọi Ấn Ðộ nới lỏng các hạn chế về thị thực cho các doanh gia để tạo điều kiện dễ dàng cho việc đi lại thường xuyên và giúp họ tiếp cận các cơ hội đầu tư ở mỗi nước. Ông chỉ trích chế độ cấp thị thực khắt khe là “rào cản thương mại phi thuế quan lớn nhất.”
Ông Khan nói trong khi một số khu vực ở Pakistan, kể cả nông nghiệp, lo sợ rằng mở cửa thương mại với Ấn Ðộ có thể gây thiệt hại cho công cuộc làm ăn của họ, nhiều người khác sẽ được hưởng lợi ích to lớn nhờ việc ấy. Ông nói:
“Chúng tôi tin rằng mở cửa thương mại với Ấn Ðộ, cho dù cuối cùng sẽ diễn ra từng bước một, sẽ vẫn là một lợi thế to lớn cho Pakistan về mặt tăng trưởng công nghiệp, về mặt tạo công ăn việc làm.”
Kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 6, người ta cho rằng chính phủ của Thủ tướng Sharif đã quyết định “tách rời” vấn đề quan hệ mậu dịch với Ấn Ðộ ra khỏi tiến bộ về cuộc đối thoại hòa bình diễn tiến một cách chậm chạp.
Trong khi các giới chức chưa xác nhận, tin về sự chuyển biến trong lập trường cố hữu của Pakistan về bình thường hóa bang giao với Ấn Ðộ, theo một số người, có thể là kết quả của những thách thức to lớn mà chính phủ mới đang phải đối mặt vào lúc tìm cách hồi phục nền kinh tế quốc gia.
Pakistan và Ấn Ðộ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong 3 năm vừa qua trong việc bình thường hóa quan hệ thương mại. Hai bên đã ký nhiều hiệp ước tạo điều kiện thuận lợi cho các tiếp xúc kinh doanh xuyên biên giới để gia tăng kim ngạch mậu dịch song phương thường niên, hiện ở khoảng 2,6 tỷ đôla.
Nhưng căng thẳng quân sự và những vụ xung đột tiếp theo dọc theo đường biên giới Kashmir có tranh chấp trong phần lớn năm vừa qua đã làm cho tiến trình tự do hóa mậu dịch bị khựng lại.
Căng thẳng nay đã lắng dịu sau cuộc họp được chờ đợi từ lâu vào tháng 12 giữa các vị chỉ huy hàng đầu của hai nước, trong đó hai bên đã đồng ý bảo đảm hòa bình trên biên giới và tôn trọng một cuộc ngưng bắn ở Kashmir.
Nay mọi con mắt đều đổ dồn vào cuộc họp ngày mai, thứ Bảy, tại New Delhi giữa các vị bộ trưởng thương mại của Ấn Ðộ và Pakistan, nơi hai bên dự trù tập trung trở lại và các đề nghị mới để tăng tốc tiến trình tự do hóa mậu dịch.
Trước các cuộc đàm phán với đối tác phía Ấn Ðộ là ông Anand Sharma, bộ trưởng thương mại Pakistan Khurrum Dastgir Khan kêu gọi ngăn chặn sự nghi ngờ và mất tin tưởng lẫn nhau để dân chúng của cả hai bên khỏi mất đi cơ hội thịnh vượng và tăng trưởng kinh tế. Ông Khan nói:
“Chúng ta nên có một mối quan hệ không lệ thuộc vào tin tức hàng ngày. Chúng ta nên có một mối quan hệ trong tư cách láng giềng, không bị gián đoạn và không thể gián đoạn được. Vì thế mà, sẽ có căng thẳng, sẽ có một số vấn đề ở cả hai phiá. Nhưng có nên để sự kiện ấy làm chệch hướng hoàn toàn một mối quan hệ và phong tỏa nhân dân hai bên không đuợc hưởng lợi ích của các nền kinh tế của nhau?”
Islamabad lâu nay vẫn liên kết việc phục hồi quan hệ thương mại đầy đủ với New Delhi với tiến bộ trong cuộc đối thoại hòa bình về nhiều vấn đề đã kéo dài cả chục năm, nhắm giải quyết các tranh chấp song phương, kể cả vụ xung đột Kashmir.
Ấn Ðộ nhấn mạnh rằng hợp tác rộng rãi hơn trong các lãnh vực như thương mại và kinh tế không nên chờ đến lúc giải quyết xong các bất đồng chính trị.
Bộ trưởng Khan nói ông hy vọng tăng cường các mối liên hệ mậu dịch có thể mở đường cho tiến bộ về các vấn đề chính trị gây chia rẽ giữa hai nước. Ông cho biết:
“Mặc dầu đã có một sự thất vọng, tôi chỉ xin nói rằng trong tất cả những năm đối thoại phức tạp kể từ 2004, vẫn chưa có tiến bộ đáng kể nào đạt được giữa hai nước về các vấn đề chính trị, tuy nhiên, chúng ta đã tiến mau chóng trên mặt trận thương mại, và chung cuộc mặt chính trị phải đến song song với nó, nếu không thì thương mại sẽ đạt được một mức độ nào đó rồi ngưng lại. Bởi vì vượt qua mức độ ấy sẽ đòi hỏi đầu tư, và đầu tư sẽ không xảy ra được trừ phi các nhà đầu tư ở cả hai nước có một sự tin tưởng nào rằng đây là hai nước sẽ không gây chiến với nhau.”
Bộ trưởng thương mại Pakistan kêu gọi Ấn Ðộ nới lỏng các hạn chế về thị thực cho các doanh gia để tạo điều kiện dễ dàng cho việc đi lại thường xuyên và giúp họ tiếp cận các cơ hội đầu tư ở mỗi nước. Ông chỉ trích chế độ cấp thị thực khắt khe là “rào cản thương mại phi thuế quan lớn nhất.”
Ông Khan nói trong khi một số khu vực ở Pakistan, kể cả nông nghiệp, lo sợ rằng mở cửa thương mại với Ấn Ðộ có thể gây thiệt hại cho công cuộc làm ăn của họ, nhiều người khác sẽ được hưởng lợi ích to lớn nhờ việc ấy. Ông nói:
“Chúng tôi tin rằng mở cửa thương mại với Ấn Ðộ, cho dù cuối cùng sẽ diễn ra từng bước một, sẽ vẫn là một lợi thế to lớn cho Pakistan về mặt tăng trưởng công nghiệp, về mặt tạo công ăn việc làm.”
Kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 6, người ta cho rằng chính phủ của Thủ tướng Sharif đã quyết định “tách rời” vấn đề quan hệ mậu dịch với Ấn Ðộ ra khỏi tiến bộ về cuộc đối thoại hòa bình diễn tiến một cách chậm chạp.
Trong khi các giới chức chưa xác nhận, tin về sự chuyển biến trong lập trường cố hữu của Pakistan về bình thường hóa bang giao với Ấn Ðộ, theo một số người, có thể là kết quả của những thách thức to lớn mà chính phủ mới đang phải đối mặt vào lúc tìm cách hồi phục nền kinh tế quốc gia.