NAM KINH —
Ðài Loan và Trung Quốc mở các cuộc đàm phán chính thức trong tuần này, lần đầu tiên trong lịch sử, giữa hai chính phủ kể từ khi một cuộc nội chiến kết thúc hơn 6 thập niên trước. Bất đồng chính trị vẫn còn kéo dài và trong khi hai chính quyền không chính thức thừa nhận nhau, một số chuyên gia cho rằng các cuộc đàm phán có thể đánh dấu một bước nhỏ hướng tới bang giao chính thức bình thường hơn – và thậm chí có thể là mở màn cho một cuộc họp có thể diễn ra giữa Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc và Tổng thống Mã Anh Cửu của Ðài Loan vào cuối năm nay. Từ Nam Kinh, nơi tổ chức các cuộc đàm phán, thông tin viên VOA Bill Ide ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Kể từ khi Tổng thống Ðài Loan Mã Anh Cửu đắc cử năm 2008, Ðài Bắc và Bắc Kinh đã đạt được những tiến bộ lớn trong việc tăng cường quan hệ kinh tế.
Nhưng trong khi mậu dịch song phương bột phát, thì điểm ủng hộ dành cho ông Mã ở trong nước đã sụt giảm, chỉ ở khoảng mười mấy đến hai mươi mấy phần trăm trong phần lớn năm ngoái. Mới qua được nửa nhiệm kỳ thứ hai, đã có những mối quan ngại cả đối với ông Mã và giới lãnh đạo Trung Quốc rằng ngọn triều chính trị ở Ðài Loan có thể đang chuyển ra khỏi Quốc Dân Ðảng đang cầm quyền ở Ðài Bắc.
Ðài Loan sẽ mở các cuộc bầu cử quốc hội vào cuối năm nay và điều ông Mã hy vọng hoàn thành được qua các cuộc đàm phán lịch sử này là sẽ xuất hiện một sự đột phá trong bang giao, theo nhận định của nhà khoa học chính trị Joseph Cheng tại trường Ðại học Thành phố Hong Kong.
“Nguy cơ chính trị là nếu như chính quyền của ông Mã Anh Cửu xử lý tình hình tốt thì nó có thể thúc đẩy sự ủng hộ dành cho ông và giúp đạt được kết quả tốt hơn trong cuộc bầu cử quốc hội và các cuộc bầu cử địa phương vào cuối năm nay, và nếu như ông ấy thất bại, và nếu ông xử lý không đúng những cuộc họp này vân vân, thì đây có thể là một điểm mà phe đối lập sẽ viện cớ để chỉ trích, và sẽ tác động xấu đối với các cơ may của Quốc Dân Ðảng trong cuộc bầu cử.”
Ðài Loan và Trung Quốc đã được đặt dưới sự cai quản riêng kể từ khi kết thúc một cuộc nội chiến hồi thập niên 1940 khi đảng Cộng sản đánh bại Quốc Dân Ðảng. Quốc Dân Ðảng đã dời cư qua Ðải Loan và đảng Cộng Sản đã cai trị ở lục địa Trung Hoa kể từ khi đó.
Trong nhiều thập niên, Trung Quốc vẫn coi Ðài Loan là một phần lãnh thổ của họ và đã không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực đã đạt mục tiêu thống nhất của họ. Năm 1996, khi Ðài Loan lần đầu tiên tổ chức cuộc bầu cử tổng thống theo thể thức dân chủ,Trung Quốc đã phòng phi đạn vào Eo biển Ðài Loan. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã xoay ra tìm cách thu phục Ðài Loan với những đề nghị kinh tế.
Các cuộc họp tại Nam Kinh trong tuần này giữa hai giới chức hàng đầu về chính sách của Ðài Loan và Trung Quốc dự kiến sẽ mang tính cách tượng trưng hơn là có thực chất. Khi phe Quốc Dân Ðảng chạy trốn khỏi Trung Quốc, Nam Kinh đã là thủ đô của họ, và vì thế chuyến thăm này sẽ là một cơ hội cho ông Vương Yu-chi, bộ trưởng đặc trách Hội đồng Hoa Lục vụ của Ðài Loan để tái thẩm định quá khứ lịch sử đó.
Nhà khoa học chính trị Cheng nói các cuộc đàm phán cũng có thể cứu xét triển vọng của một cuộc hội kiến có thể diễn ra giữa ông Mã Anh Cửu và ông Tập Cận Bình vào cuối năm nay.
“Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn đạt được một số khai thông trong những năm còn lại của chính quyền Mã Anh Cửu. Theo dự kiến, ông Mã sẽ rời chức vào đầu năm 2016, và trong bối cảnh tình hình chính trị ngay lúc này, thì có rất nhiều phần chắc đảng Dân Tiến, là đảng đối lập, sẽ thắng trong cuộc chạy đua vào chức tổng thống.”
Ông Vương Úc Kỳ, Bộ trưởng Đài Loan đặc trách về quan hệ với Trung Quốc, cho rằng một cuộc họp có thể diễn ra tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương mà Trung Quốc sẽ chủ trì tại Bắc Kinh vào tháng 11 năm nay sẽ là nơi lý tưởng để hai vị nguyên thủ gặp nhau. Tại một diễn đàn như thế, hai bên sẽ được đề cập tới những các nền kinh tế thành viên và đối đáp với nhau trong tư cách người lãnh đạo, gạt qua một bên vấn đề nhạy cảm về chính trị là sẽ xưng hô với nhau ra sao.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn nhìn thấy tiến bộ trong bang giao với Ðài Loan. Bên lề cuộc họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo APEC cuối năm ngoái, ông Tập đã nói với đặc sứ cấp cao của Ðài Loan đến dự cuộc hội nghị kinh tế khu vực này rằng các bất đồng chính trị giữa hai bên không nên tiếp tục truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Ông Vương Ming-yi, một ký giả đã tường thuật về bang giao giữa Ðài Loan và Trung Quốc từ hơn 2 thập niên, cho rằng cuộc họp trực diện chính thức lần đầu tiên sẽ là một cửa sổ nhỏ cho cơ hội.
Ông nói cuộc họp phản ánh sự tin trưởng chung đã được củng cố cho đến nay giữa hai bên kể từ năm 2008 và sự cần thiết phải giải quyến các thực tế chính trị nữa.
Ông Vương nói: “Ðối mặt với các thực tế chính trị là một bước cần phải tiến hành nếu ta muốn khắc phục thêm các thử thách khác và tạo dựng thêm không gian để phát triển mối quan hệ. Nhưng sự kiện bước này được tiến hành không có nghĩa là tất cả các bất đồng chính trị và chủ quyền đã nẩy sinh từ năm 1949 sẽ được giải quyết ngay. Ðây vẫn còn là những thách thức rất lớn.”
Ông Vương Úc Kỳ của Ðài Loan sẽ mở các cuộc đàm phán với đối tác phía Trung Quốc là ông Trương Chí Quân vào ngày mai tại Nam Kinh ngay sau khi đến nơi. Ngay hôm sau, ông Vương sẽ đi thăm một đài tưởng niệm ông Tôn Dật Tiên, người sáng lập nước Trung Quốc hiện đại, và đọc một bài phát biểu tại trường Ðại học Nam Kinh.
Sau một chuyến thăm ngắn trong 2 ngày ở Nam Kinh, ông Vương sẽ đi Thượng Hải nơi ông sẽ gặp các học giả Trung Quốc và thăm một trường học dành cho con em các doanh gia Ðài Loan trước khi trở về Ðài Bắc vào ngày thứ sáu.
Kể từ khi Tổng thống Ðài Loan Mã Anh Cửu đắc cử năm 2008, Ðài Bắc và Bắc Kinh đã đạt được những tiến bộ lớn trong việc tăng cường quan hệ kinh tế.
Nhưng trong khi mậu dịch song phương bột phát, thì điểm ủng hộ dành cho ông Mã ở trong nước đã sụt giảm, chỉ ở khoảng mười mấy đến hai mươi mấy phần trăm trong phần lớn năm ngoái. Mới qua được nửa nhiệm kỳ thứ hai, đã có những mối quan ngại cả đối với ông Mã và giới lãnh đạo Trung Quốc rằng ngọn triều chính trị ở Ðài Loan có thể đang chuyển ra khỏi Quốc Dân Ðảng đang cầm quyền ở Ðài Bắc.
Ðài Loan sẽ mở các cuộc bầu cử quốc hội vào cuối năm nay và điều ông Mã hy vọng hoàn thành được qua các cuộc đàm phán lịch sử này là sẽ xuất hiện một sự đột phá trong bang giao, theo nhận định của nhà khoa học chính trị Joseph Cheng tại trường Ðại học Thành phố Hong Kong.
“Nguy cơ chính trị là nếu như chính quyền của ông Mã Anh Cửu xử lý tình hình tốt thì nó có thể thúc đẩy sự ủng hộ dành cho ông và giúp đạt được kết quả tốt hơn trong cuộc bầu cử quốc hội và các cuộc bầu cử địa phương vào cuối năm nay, và nếu như ông ấy thất bại, và nếu ông xử lý không đúng những cuộc họp này vân vân, thì đây có thể là một điểm mà phe đối lập sẽ viện cớ để chỉ trích, và sẽ tác động xấu đối với các cơ may của Quốc Dân Ðảng trong cuộc bầu cử.”
Ðài Loan và Trung Quốc đã được đặt dưới sự cai quản riêng kể từ khi kết thúc một cuộc nội chiến hồi thập niên 1940 khi đảng Cộng sản đánh bại Quốc Dân Ðảng. Quốc Dân Ðảng đã dời cư qua Ðải Loan và đảng Cộng Sản đã cai trị ở lục địa Trung Hoa kể từ khi đó.
Trong nhiều thập niên, Trung Quốc vẫn coi Ðài Loan là một phần lãnh thổ của họ và đã không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực đã đạt mục tiêu thống nhất của họ. Năm 1996, khi Ðài Loan lần đầu tiên tổ chức cuộc bầu cử tổng thống theo thể thức dân chủ,Trung Quốc đã phòng phi đạn vào Eo biển Ðài Loan. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã xoay ra tìm cách thu phục Ðài Loan với những đề nghị kinh tế.
Các cuộc họp tại Nam Kinh trong tuần này giữa hai giới chức hàng đầu về chính sách của Ðài Loan và Trung Quốc dự kiến sẽ mang tính cách tượng trưng hơn là có thực chất. Khi phe Quốc Dân Ðảng chạy trốn khỏi Trung Quốc, Nam Kinh đã là thủ đô của họ, và vì thế chuyến thăm này sẽ là một cơ hội cho ông Vương Yu-chi, bộ trưởng đặc trách Hội đồng Hoa Lục vụ của Ðài Loan để tái thẩm định quá khứ lịch sử đó.
Nhà khoa học chính trị Cheng nói các cuộc đàm phán cũng có thể cứu xét triển vọng của một cuộc hội kiến có thể diễn ra giữa ông Mã Anh Cửu và ông Tập Cận Bình vào cuối năm nay.
“Các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn đạt được một số khai thông trong những năm còn lại của chính quyền Mã Anh Cửu. Theo dự kiến, ông Mã sẽ rời chức vào đầu năm 2016, và trong bối cảnh tình hình chính trị ngay lúc này, thì có rất nhiều phần chắc đảng Dân Tiến, là đảng đối lập, sẽ thắng trong cuộc chạy đua vào chức tổng thống.”
Ông Vương Úc Kỳ, Bộ trưởng Đài Loan đặc trách về quan hệ với Trung Quốc, cho rằng một cuộc họp có thể diễn ra tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương mà Trung Quốc sẽ chủ trì tại Bắc Kinh vào tháng 11 năm nay sẽ là nơi lý tưởng để hai vị nguyên thủ gặp nhau. Tại một diễn đàn như thế, hai bên sẽ được đề cập tới những các nền kinh tế thành viên và đối đáp với nhau trong tư cách người lãnh đạo, gạt qua một bên vấn đề nhạy cảm về chính trị là sẽ xưng hô với nhau ra sao.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn nhìn thấy tiến bộ trong bang giao với Ðài Loan. Bên lề cuộc họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo APEC cuối năm ngoái, ông Tập đã nói với đặc sứ cấp cao của Ðài Loan đến dự cuộc hội nghị kinh tế khu vực này rằng các bất đồng chính trị giữa hai bên không nên tiếp tục truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Ông Vương Ming-yi, một ký giả đã tường thuật về bang giao giữa Ðài Loan và Trung Quốc từ hơn 2 thập niên, cho rằng cuộc họp trực diện chính thức lần đầu tiên sẽ là một cửa sổ nhỏ cho cơ hội.
Ông nói cuộc họp phản ánh sự tin trưởng chung đã được củng cố cho đến nay giữa hai bên kể từ năm 2008 và sự cần thiết phải giải quyến các thực tế chính trị nữa.
Ông Vương nói: “Ðối mặt với các thực tế chính trị là một bước cần phải tiến hành nếu ta muốn khắc phục thêm các thử thách khác và tạo dựng thêm không gian để phát triển mối quan hệ. Nhưng sự kiện bước này được tiến hành không có nghĩa là tất cả các bất đồng chính trị và chủ quyền đã nẩy sinh từ năm 1949 sẽ được giải quyết ngay. Ðây vẫn còn là những thách thức rất lớn.”
Ông Vương Úc Kỳ của Ðài Loan sẽ mở các cuộc đàm phán với đối tác phía Trung Quốc là ông Trương Chí Quân vào ngày mai tại Nam Kinh ngay sau khi đến nơi. Ngay hôm sau, ông Vương sẽ đi thăm một đài tưởng niệm ông Tôn Dật Tiên, người sáng lập nước Trung Quốc hiện đại, và đọc một bài phát biểu tại trường Ðại học Nam Kinh.
Sau một chuyến thăm ngắn trong 2 ngày ở Nam Kinh, ông Vương sẽ đi Thượng Hải nơi ông sẽ gặp các học giả Trung Quốc và thăm một trường học dành cho con em các doanh gia Ðài Loan trước khi trở về Ðài Bắc vào ngày thứ sáu.