ÐÀI BẮC —
Đài Loan đang tiến hành một cuộc vận động để tham gia hai khu vực mậu dịch then chốt ở Á Châu Thái bình dương. Họ muốn có chân trong Hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái bình dương TPP do Hoa Kỳ lãnh đạo và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP gồm 16 nước Á Châu. Tuy nhiên, nỗ lực này có phần chắc sẽ gặp phải sự ngăn chặn của Trung Quốc. Từ Đài Bắc, thông tín viên Ralph Jennings của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Tổng thống Mã Anh Cửu cho biết ông muốn vận động để Đài Loan gia nhập TPP và RCEP để mở cửa các thị trường quan trọng cho các công ty Đài Loan.
Đảo quốc tự trị này muốn tăng cường sự hội nhập kinh tế để các nhà xuất khẩu của họ có thể hưởng thuế suất thấp khi bán hàng sang các nước khác, giống như các công ty của Nam Triều Tiên và các nước Đông Nam Á.
Ông Raymond Wu, giám đốc công ty tư vấn về rủi ro chính trị e-telligence, cho biết ông Mã Anh Cửu đanh ra sức tranh thủ sự hậu thuẫn cho nỗ lực này.
"Chính phủ muốn làm cho việc này trở thành một điểm hội tụ sức mạnh để gạt qua một bên những sự bất đồng giữa các đảng phái và tìm cách dồn mọi nỗ lực vào việc làm cho Đài Loan có thể hội nhập với nền kinh tế khu vực nhiều hơn nữa."
Đài Loan đã ký hiệp ước thương mại với Trung Quốc, New Zealand, Singapore và 5 nước nhỏ mà Đài Bắc có quan hệ ngoại giao. Nhưng con số đó không thấm vào đâu so với các đối thủ cạnh tranh của họ, trong đó có những nước đã ký kết các hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ và với các nước trên khắp Á Châu và Âu Châu.
Lâu nay Bắc Kinh vẫn thường sử dụng sức mạnh kinh tế của họ để ngăn không cho các nước khác ký kết hiệp ước với Đài Loan và không để cho đảo quốc này tham gia các tổ chức quốc tế mà điều kiện để gia nhập là quốc gia. Trung Quốc cũng nhất mực đòi hỏi các chính phủ khác không được có quan hệ chính thức với Đài Bắc.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan đã được cải thiện rất nhiều kể từ năm 2008, nhưng Đài Loan chưa muốn tiến hành các cuộc đàm phán chính trị với Bắc Kinh.
Ông Jefferey Wilson, giảng viên chính trị học của Đại học Murdoch ở Australia, cho biết những nước khác có thể sẵn lòng để cho Đài Loan, nền kinh tế lớn hàng thứ 26 trên thế giới, được gia nhập các tổ chức mậu dịch khu vực, nhưng họ lại không muốn làm cho Trung Quốc tức giận.
"Mối rủi ro được xem là khá cao và lợi ích đối với những nước để cho Đài Loan gia nhập lại quá thấp, vì nó sẽ làm cho Trung Quốc bất bình. Vì vậy cho nên họ cho là việc này không đáng để bận tâm."
Hiệp ước TPP đặc biệt sẽ khiến cho Trung Quốc phẫn nộ nếu họ thu nhận Đài Loan làm hội viên. Khối này đã mời Trung Quốc gia nhập, nhưng Bắc Kinh đang đứng bên ngoài vì họ e rằng Hoa Kỳ và các nước đồng minh có quá nhiều ảnh hưởng. Thay vào đó, Trung Quốc đang ra sức thúc đẩy để RCEP thay thế TPP.
Đài Loan đã mang cuộc vận động của họ tới các vị nguyên thủ của các nước ven Thái bình dương. Họ đã dùng một diễn đàn kinh tế hồi tháng 10 vừa qua để cho các nước khác hiểu rõ mục tiêu gia nhập TPP của họ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan, bà Cao An, cho biết tiếng nói của Đài Bắc đã được lắng nghe.
Bà Cao nói rằng Đài Loan đã tiếp xúc với các thành viên TPP tại các diễn đàn kinh tế, vì Đài Loan là thành viên APEC trong lúc có rất thành viên của khối này cũng là thành viên của TPP.
Trung Quốc đã để cho Đài Loan gia nhập APEC, tổ chức gồm 21 hội viên, vì Đài Loan đồng ý không cử nguyên thủ đến dự hộïi nghị thượng đỉnh của khối này. Bắc Kinh thỉnh thoảng cũng đồng ý để cho Đài Loan làm quan sát viên của các cơ quan hoặc tổ chức của Liên hiệp quốc.
Nhưng các chuyên gia nói rằng thiện chí của Trung Quốc đang mất dần vì Đài Loan từ chối tiến hành các cuộc đàm phán chính trị, là những cuộc thảo luận có thể đưa đôi bên tiến tới mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là tái thống nhất Đài Loan.
Tổng thống Mã Anh Cửu cho biết ông muốn vận động để Đài Loan gia nhập TPP và RCEP để mở cửa các thị trường quan trọng cho các công ty Đài Loan.
Đảo quốc tự trị này muốn tăng cường sự hội nhập kinh tế để các nhà xuất khẩu của họ có thể hưởng thuế suất thấp khi bán hàng sang các nước khác, giống như các công ty của Nam Triều Tiên và các nước Đông Nam Á.
Ông Raymond Wu, giám đốc công ty tư vấn về rủi ro chính trị e-telligence, cho biết ông Mã Anh Cửu đanh ra sức tranh thủ sự hậu thuẫn cho nỗ lực này.
"Chính phủ muốn làm cho việc này trở thành một điểm hội tụ sức mạnh để gạt qua một bên những sự bất đồng giữa các đảng phái và tìm cách dồn mọi nỗ lực vào việc làm cho Đài Loan có thể hội nhập với nền kinh tế khu vực nhiều hơn nữa."
Đài Loan đã ký hiệp ước thương mại với Trung Quốc, New Zealand, Singapore và 5 nước nhỏ mà Đài Bắc có quan hệ ngoại giao. Nhưng con số đó không thấm vào đâu so với các đối thủ cạnh tranh của họ, trong đó có những nước đã ký kết các hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ và với các nước trên khắp Á Châu và Âu Châu.
Lâu nay Bắc Kinh vẫn thường sử dụng sức mạnh kinh tế của họ để ngăn không cho các nước khác ký kết hiệp ước với Đài Loan và không để cho đảo quốc này tham gia các tổ chức quốc tế mà điều kiện để gia nhập là quốc gia. Trung Quốc cũng nhất mực đòi hỏi các chính phủ khác không được có quan hệ chính thức với Đài Bắc.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan đã được cải thiện rất nhiều kể từ năm 2008, nhưng Đài Loan chưa muốn tiến hành các cuộc đàm phán chính trị với Bắc Kinh.
Ông Jefferey Wilson, giảng viên chính trị học của Đại học Murdoch ở Australia, cho biết những nước khác có thể sẵn lòng để cho Đài Loan, nền kinh tế lớn hàng thứ 26 trên thế giới, được gia nhập các tổ chức mậu dịch khu vực, nhưng họ lại không muốn làm cho Trung Quốc tức giận.
"Mối rủi ro được xem là khá cao và lợi ích đối với những nước để cho Đài Loan gia nhập lại quá thấp, vì nó sẽ làm cho Trung Quốc bất bình. Vì vậy cho nên họ cho là việc này không đáng để bận tâm."
Hiệp ước TPP đặc biệt sẽ khiến cho Trung Quốc phẫn nộ nếu họ thu nhận Đài Loan làm hội viên. Khối này đã mời Trung Quốc gia nhập, nhưng Bắc Kinh đang đứng bên ngoài vì họ e rằng Hoa Kỳ và các nước đồng minh có quá nhiều ảnh hưởng. Thay vào đó, Trung Quốc đang ra sức thúc đẩy để RCEP thay thế TPP.
Đài Loan đã mang cuộc vận động của họ tới các vị nguyên thủ của các nước ven Thái bình dương. Họ đã dùng một diễn đàn kinh tế hồi tháng 10 vừa qua để cho các nước khác hiểu rõ mục tiêu gia nhập TPP của họ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan, bà Cao An, cho biết tiếng nói của Đài Bắc đã được lắng nghe.
Bà Cao nói rằng Đài Loan đã tiếp xúc với các thành viên TPP tại các diễn đàn kinh tế, vì Đài Loan là thành viên APEC trong lúc có rất thành viên của khối này cũng là thành viên của TPP.
Trung Quốc đã để cho Đài Loan gia nhập APEC, tổ chức gồm 21 hội viên, vì Đài Loan đồng ý không cử nguyên thủ đến dự hộïi nghị thượng đỉnh của khối này. Bắc Kinh thỉnh thoảng cũng đồng ý để cho Đài Loan làm quan sát viên của các cơ quan hoặc tổ chức của Liên hiệp quốc.
Nhưng các chuyên gia nói rằng thiện chí của Trung Quốc đang mất dần vì Đài Loan từ chối tiến hành các cuộc đàm phán chính trị, là những cuộc thảo luận có thể đưa đôi bên tiến tới mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là tái thống nhất Đài Loan.