Một trong những nhà lập pháp Mỹ đi đầu trong việc cổ xúy nhân quyền cho Việt Nam vận động chính quyền của Tổng thống Barack Obama không để Hà Nội vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP chừng nào chính phủ Việt Nam chưa cải thiện nhân quyền.
Dân biểu Loretta Sanchez khẳng định Quốc hội Hoa Kỳ không muốn mở rộng giao thương với Hà Nội và giảm thuế quan cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ theo điều kiện của TPP cho đến khi nào nhà nước Việt Nam chứng tỏ thiện chí tôn trọng nhân quyền bằng các hành động cụ thể.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với đài VOA, Chủ tịch Nhóm hoạt động tại Quốc hội Mỹ về các vấn đề Việt Nam, nhấn mạnh:
“Nhìn chung, thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn rất tồi. Đặc biệt trong vài năm gần đây, nhà cầm quyền Hà Nội đang siết chặt quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do hội họp và lập hội của công dân cụ thể qua việc tăng cường thêm các nghị định như 72 về quản lý internet, nghị định 174 cấm các ý kiến chỉ trích mà họ gọi là ‘chống phá nhà nước trên mạng xã hội.”
Dân biểu liên bang Sanchez cho biết bà sẽ tiếp tục vận động chính phủ Hoa Kỳ không nên dành thêm những sự ưu ái hay tiếp tục mang lại cho Hà Nội những cơ hội quan hệ thương mại tốt hơn, mà thay vào đó, hãy áp lực nhà cầm quyền Việt Nam phải dọn sạch những vi phạm nhân quyền tai tiếng.
Dù thừa nhận những nỗ lực tương tự trước đây không thành công khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được thông qua và việc Hoa Kỳ để cho Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, nhưng bà Sanchez khẳng định:
“Với Hiệp định TPP lần này, tôi chắc chắn sẽ nỗ lực làm chậm tiến trình Việt Nam gia nhập vào TPP cho tới khi nào chúng tôi thấy được một số chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nhân quyền của Hà Nội. Chúng tôi muốn nhìn thấy những sự thay đổi thật sự. Chúng tôi muốn thấy các blogger bị tù đày vì thể hiện quan điểm bất đồng với nhà nước được phóng thích. Chúng tôi muốn thấy sự đàn áp nhắm vào các tín đồ Công giáo hay Phật giáo Việt Nam Thống nhất phải chấm dứt và các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia Hà Nội dùng để bỏ tù dài hạn những người bất đồng chính kiến phải được sửa đổi.”
Trước khi Ngoại trưởng Mỹ sang thăm Việt Nam từ ngày 14 đến 17 tháng này, dân biểu Sanchez cùng với dân biểu Zoe Lofgren đứng đầu kiến nghị thư quy tụ chữ ký của 47 nghị sĩ thuộc cả lưỡng đảng Hoa Kỳ gửi tới Ngoại trưởng John Kerry, kêu gọi ông ưu tiên vấn đề nhân quyền trong các cuộc thảo luận với lãnh đạo Việt Nam.
Phát biểu nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 trước đó, bà Sanchez đã thúc giục mọi người tiếp tục làm vang vọng tiếng nói của các nhà dân chủ tại Việt Nam, buộc Hà Nội phải ngưng đàn áp quyền con người và phóng thích tù nhân lương tâm.
Ngoại trưởng Kerry cho biết trong các cuộc gặp với giới lãnh đạo Hà Nội nhân chuyến công du vừa qua, ông nhấn mạnh Việt Nam cần phải tiếp tục chứng minh có tiến bộ về nhân quyền, nếu không, các thành viên trong Quốc hội Mỹ có phần chắc sẽ phản đối việc mở rộng giao thương với Việt Nam kể cả việc Hà Nội tham gia vào TPP và việc thực thi thỏa thuận hạt nhân dân sự Việt-Mỹ mới đạt được.
Việt Nam không hồi đáp trực tiếp lời kêu gọi này. Thay vào đó, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh lặp lại quan điểm lâu nay của Hà Nội rằng hai nước vẫn còn các bất đồng trong lĩnh vực nhân quyền.
Mới hôm qua 18/12, thượng nghị sĩ có nhiều ảnh hưởng Ben Cardin, Chủ tịch Tiểu ban của Thượng viện Mỹ về Các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương, kêu gọi chính quyền Tổng thống Obama đối thoại thẳng thắn và cởi mở hơn với Quốc hội để có được sự hậu thuẫn của cơ quan lập pháp Hoa Kỳ về Hiệp định TPP đang thượng lượng với 11 nước khác.
Các bên đã không hoàn tất được thỏa thuận trước cuối năm nay như mong đợi nhưng sẽ khởi động lại các cuộc thương thảo vào đầu tháng giêng.
Các thượng nghị sĩ Mỹ cũng đề nghị Washington dùng các cơ hội kinh tế làm điều kiện thúc đẩy nhân quyền và cải thiện tiêu chuẩn lao động đối với các nước đối tác TPP như Việt Nam.
Nhìn chung, thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn rất tồi...Hà Nội đang siết chặt quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin qua việc tăng cường thêm các nghị định như 72 về quản lý internet, nghị định 174 cấm các ý kiến chỉ trích mà họ gọi là ‘chống phá nhà nước trên mạng xã hội'Dân biểu Sanchez.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với đài VOA, Chủ tịch Nhóm hoạt động tại Quốc hội Mỹ về các vấn đề Việt Nam, nhấn mạnh:
“Nhìn chung, thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn rất tồi. Đặc biệt trong vài năm gần đây, nhà cầm quyền Hà Nội đang siết chặt quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do hội họp và lập hội của công dân cụ thể qua việc tăng cường thêm các nghị định như 72 về quản lý internet, nghị định 174 cấm các ý kiến chỉ trích mà họ gọi là ‘chống phá nhà nước trên mạng xã hội.”
Dân biểu liên bang Sanchez cho biết bà sẽ tiếp tục vận động chính phủ Hoa Kỳ không nên dành thêm những sự ưu ái hay tiếp tục mang lại cho Hà Nội những cơ hội quan hệ thương mại tốt hơn, mà thay vào đó, hãy áp lực nhà cầm quyền Việt Nam phải dọn sạch những vi phạm nhân quyền tai tiếng.
Dù thừa nhận những nỗ lực tương tự trước đây không thành công khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được thông qua và việc Hoa Kỳ để cho Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, nhưng bà Sanchez khẳng định:
“Với Hiệp định TPP lần này, tôi chắc chắn sẽ nỗ lực làm chậm tiến trình Việt Nam gia nhập vào TPP cho tới khi nào chúng tôi thấy được một số chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nhân quyền của Hà Nội. Chúng tôi muốn nhìn thấy những sự thay đổi thật sự. Chúng tôi muốn thấy các blogger bị tù đày vì thể hiện quan điểm bất đồng với nhà nước được phóng thích. Chúng tôi muốn thấy sự đàn áp nhắm vào các tín đồ Công giáo hay Phật giáo Việt Nam Thống nhất phải chấm dứt và các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia Hà Nội dùng để bỏ tù dài hạn những người bất đồng chính kiến phải được sửa đổi.”
Trước khi Ngoại trưởng Mỹ sang thăm Việt Nam từ ngày 14 đến 17 tháng này, dân biểu Sanchez cùng với dân biểu Zoe Lofgren đứng đầu kiến nghị thư quy tụ chữ ký của 47 nghị sĩ thuộc cả lưỡng đảng Hoa Kỳ gửi tới Ngoại trưởng John Kerry, kêu gọi ông ưu tiên vấn đề nhân quyền trong các cuộc thảo luận với lãnh đạo Việt Nam.
Tôi chắc chắn sẽ nỗ lực làm chậm tiến trình Việt Nam gia nhập vào TPP cho tới khi nào chúng tôi thấy được một số chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nhân quyền của Hà Nội.Bà Sanchez, Chủ tịch Nhóm hoạt động tại Quốc hội Mỹ về các vấn đề Việt Nam.
Ngoại trưởng Kerry cho biết trong các cuộc gặp với giới lãnh đạo Hà Nội nhân chuyến công du vừa qua, ông nhấn mạnh Việt Nam cần phải tiếp tục chứng minh có tiến bộ về nhân quyền, nếu không, các thành viên trong Quốc hội Mỹ có phần chắc sẽ phản đối việc mở rộng giao thương với Việt Nam kể cả việc Hà Nội tham gia vào TPP và việc thực thi thỏa thuận hạt nhân dân sự Việt-Mỹ mới đạt được.
Việt Nam không hồi đáp trực tiếp lời kêu gọi này. Thay vào đó, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh lặp lại quan điểm lâu nay của Hà Nội rằng hai nước vẫn còn các bất đồng trong lĩnh vực nhân quyền.
Mới hôm qua 18/12, thượng nghị sĩ có nhiều ảnh hưởng Ben Cardin, Chủ tịch Tiểu ban của Thượng viện Mỹ về Các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương, kêu gọi chính quyền Tổng thống Obama đối thoại thẳng thắn và cởi mở hơn với Quốc hội để có được sự hậu thuẫn của cơ quan lập pháp Hoa Kỳ về Hiệp định TPP đang thượng lượng với 11 nước khác.
Các bên đã không hoàn tất được thỏa thuận trước cuối năm nay như mong đợi nhưng sẽ khởi động lại các cuộc thương thảo vào đầu tháng giêng.
Các thượng nghị sĩ Mỹ cũng đề nghị Washington dùng các cơ hội kinh tế làm điều kiện thúc đẩy nhân quyền và cải thiện tiêu chuẩn lao động đối với các nước đối tác TPP như Việt Nam.