Người đứng làm trung gian hòa giải của Liên Hiệp Quốc, ông Lakhdar Brahimi, nói rằng ông sẽ gặp riêng rẽ các phái đoàn của phe đối lập và của chính phủ Syria vào ngày thứ Năm, một ngày trước các cuộc thương thảo đầu tiên của họ, khi ông tìm cách đưa họ lại với nhau để thảo luận về việc chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu tại nước này.
Hôm thứ Tư, ông Brahimi lên tiếng trong một cuộc họp báo sau các cuộc thảo luận cấp bộ trưởng tại thành phố Montreux của Thụy Sĩ, và nói rằng ông đã có “những dấu hiệu tương đối rõ” rằng các bên sẵn sàng thảo luận về vấn đề trao đổi tù nhân, cứu trợ nhân đạo, và các cuộc ngưng bắn địa phương. Sau đó ông đã nói rằng :
“Chúng tôi sẽ tìm cách xem nếu chúng tôi gặp riêng các phe vào sáng thứ Sáu và hy vọng rằng, vào chiều thứ Sáu các phe sẽ có thể ngồi chung một phòng họp.”
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã nói với hai phía rằng cuộc nội chiến kéo dài đã quá lâu và cầu khẩn họ chấm dứt cuộc nội chiến đã biến Syria thành nơi sinh sản ra các phần tử cực đoan và khủng bố nước ngoài.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cũng nói với các phóng viên rằng không có cơ hội nào cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad ở lại nắm quyền, và gọi ông là “khối nam châm đơn lẻ lớn nhất hấp dẫn khủng bố trong vùng.”
Ông quy trách nhiệm cho quân đội của ông Assad trong việc sát hại hàng ngàn người Syria, dùng biện pháp bỏ đói như là một vũ khí chiến tranh và những tội ác chiến tranh khác. Ông Kerry nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ nhân dân Syria “trong tất cả mọi giai đoạn trên đường tiến tới.”
Nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ này đã mở ngỏ cửa cho Iran tham gia cuộc hòa đàm Syria, và nói rằng Tehran có thể thực hiện được một khác biệt trong việc chấm dứt vụ xung đột này.
Nhưng đáng kể nhất là các đại biểu của Iran đã vắng mặt trong số hơn 40 phái đoàn được mời tham dự hội nghị, vì bị phe đối lập Syria và Phương Tây xa lánh về việc đã bác bỏ lời yêu cầu thành lập một chính phủ chuyển tiếp. Tổng thống Iran nói rằng, việc gạt Iran ra ngoài hội nghị có nghĩa là cuộc hòa đàm này chắc không thành công.
Chính phủ Syria và phe đối lập đã tức giận bộc lộ thái độ thù địch của họ trong những diễn văn khai mạc cuộc hòa đàm do Liên Hiệp Quốc bảo trợ này.
Hoa Kỳ và phe đối lập Syria nói rằng ông Assad đã đánh mất tính chính đáng của mình khi đàn áp một phong trào biểu tình hòa bình lúc ban đầu.
Nhà lãnh đạo đối lập Ahmad Jarba đã tố cáo Tổng thống Syria về các tội ác chiến tranh kiểu Quốc xã và nói rằng Liên hiệp Quốc gia Syria được Phương Tây hậu thuẫn sẽ không bao giờ chấp nhận một vai trò của ông trong chính phủ chuyển tiếp.
Phản ứng của Chính phủ Syria thì có tính cách thẳng thừng. Bộ trưởng Thông tin Omran al-Zoubi đã nói với các phóng viên rằng, “sẽ không có việc chuyển quyền và Tổng thống Bashar Assad sẽ ở lại chức vụ.”
Bộ trưởng Ngoại giao Syria, Walid al-Moallem, nói rằng các phần tử khủng bố và việc can thiệp của nước ngoài đã làm cho nước ông bị xâu xé.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi bài diễn văn của ông Moallem là có tính “khích động,” và nói rằng không phù hợp với mục đích của hội nghị là bắt đầu tiến trình thành lập một chính phủ chuyển tiếp.
Ông Moallem đã từ chối không chịu rời khỏi bục diễn giả mặc dù có lời yêu cầu của ông Ban Ki-moon, người đã yêu cầu ông kiềm chế khỏi các tuyên bố khích động. Ông Moallem đã tức giận nói với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc rằng, “Ông sống tại New York. Tôi sống tại Syria. Tôi có quyền đưa ra phiên bản của Syria ở đây, tại diễn đàn này. Sau ba năm chịu đựng đau khổ, đây là quyền của tôi.”
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã thách thức khẳng định của Hoa Kỳ là ông Assad có thể bị loại ra khỏi một chính phủ chuyển tiếp, và nói rằng tất cả các bên phải có một vai trò, và chỉ trích “cách diễn giải một chiều” của nghị định thư Geneve năm 2012.
Ả Rập Saudi, nước hậu thuẫn cho các phiến quân Sunni, yêu cầu Iran và đồng minh Shia của họ là tổ chức Hezbollah ở Libang, rút quân đội của họ ra khỏi Syria.
Trong khi đó giao tranh tại Syria vẫn tiếp tục không giảm sút. Đài quan sát Syria về nhân quyền đưa tin về các vụ đụng độ và không kích trên khắp nước.
Gần chín triệu người - gần 40 phần trăm tổng số dân Syria – đã phải dời cư vì vụ xung đột này. Theo các giới chức cứu trợ Liên Hiệp Quốc, có khoảng 250.000 người được ước tính tại Syria không thể tiếp cận được để cung cấp vật phẩm cứu trợ. Có thêm hàng triệu người nữa sống tại các khu vực có thể tiếp cận được.
Hôm thứ Tư, ông Brahimi lên tiếng trong một cuộc họp báo sau các cuộc thảo luận cấp bộ trưởng tại thành phố Montreux của Thụy Sĩ, và nói rằng ông đã có “những dấu hiệu tương đối rõ” rằng các bên sẵn sàng thảo luận về vấn đề trao đổi tù nhân, cứu trợ nhân đạo, và các cuộc ngưng bắn địa phương. Sau đó ông đã nói rằng :
“Chúng tôi sẽ tìm cách xem nếu chúng tôi gặp riêng các phe vào sáng thứ Sáu và hy vọng rằng, vào chiều thứ Sáu các phe sẽ có thể ngồi chung một phòng họp.”
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã nói với hai phía rằng cuộc nội chiến kéo dài đã quá lâu và cầu khẩn họ chấm dứt cuộc nội chiến đã biến Syria thành nơi sinh sản ra các phần tử cực đoan và khủng bố nước ngoài.
Ông quy trách nhiệm cho quân đội của ông Assad trong việc sát hại hàng ngàn người Syria, dùng biện pháp bỏ đói như là một vũ khí chiến tranh và những tội ác chiến tranh khác. Ông Kerry nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ nhân dân Syria “trong tất cả mọi giai đoạn trên đường tiến tới.”
Nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ này đã mở ngỏ cửa cho Iran tham gia cuộc hòa đàm Syria, và nói rằng Tehran có thể thực hiện được một khác biệt trong việc chấm dứt vụ xung đột này.
Nhưng đáng kể nhất là các đại biểu của Iran đã vắng mặt trong số hơn 40 phái đoàn được mời tham dự hội nghị, vì bị phe đối lập Syria và Phương Tây xa lánh về việc đã bác bỏ lời yêu cầu thành lập một chính phủ chuyển tiếp. Tổng thống Iran nói rằng, việc gạt Iran ra ngoài hội nghị có nghĩa là cuộc hòa đàm này chắc không thành công.
Chính phủ Syria và phe đối lập đã tức giận bộc lộ thái độ thù địch của họ trong những diễn văn khai mạc cuộc hòa đàm do Liên Hiệp Quốc bảo trợ này.
Hoa Kỳ và phe đối lập Syria nói rằng ông Assad đã đánh mất tính chính đáng của mình khi đàn áp một phong trào biểu tình hòa bình lúc ban đầu.
Nhà lãnh đạo đối lập Ahmad Jarba đã tố cáo Tổng thống Syria về các tội ác chiến tranh kiểu Quốc xã và nói rằng Liên hiệp Quốc gia Syria được Phương Tây hậu thuẫn sẽ không bao giờ chấp nhận một vai trò của ông trong chính phủ chuyển tiếp.
Bộ trưởng Ngoại giao Syria, Walid al-Moallem, nói rằng các phần tử khủng bố và việc can thiệp của nước ngoài đã làm cho nước ông bị xâu xé.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi bài diễn văn của ông Moallem là có tính “khích động,” và nói rằng không phù hợp với mục đích của hội nghị là bắt đầu tiến trình thành lập một chính phủ chuyển tiếp.
Ông Moallem đã từ chối không chịu rời khỏi bục diễn giả mặc dù có lời yêu cầu của ông Ban Ki-moon, người đã yêu cầu ông kiềm chế khỏi các tuyên bố khích động. Ông Moallem đã tức giận nói với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc rằng, “Ông sống tại New York. Tôi sống tại Syria. Tôi có quyền đưa ra phiên bản của Syria ở đây, tại diễn đàn này. Sau ba năm chịu đựng đau khổ, đây là quyền của tôi.”
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã thách thức khẳng định của Hoa Kỳ là ông Assad có thể bị loại ra khỏi một chính phủ chuyển tiếp, và nói rằng tất cả các bên phải có một vai trò, và chỉ trích “cách diễn giải một chiều” của nghị định thư Geneve năm 2012.
Ả Rập Saudi, nước hậu thuẫn cho các phiến quân Sunni, yêu cầu Iran và đồng minh Shia của họ là tổ chức Hezbollah ở Libang, rút quân đội của họ ra khỏi Syria.
Trong khi đó giao tranh tại Syria vẫn tiếp tục không giảm sút. Đài quan sát Syria về nhân quyền đưa tin về các vụ đụng độ và không kích trên khắp nước.
Gần chín triệu người - gần 40 phần trăm tổng số dân Syria – đã phải dời cư vì vụ xung đột này. Theo các giới chức cứu trợ Liên Hiệp Quốc, có khoảng 250.000 người được ước tính tại Syria không thể tiếp cận được để cung cấp vật phẩm cứu trợ. Có thêm hàng triệu người nữa sống tại các khu vực có thể tiếp cận được.