Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madeleine Albright ca ngợi những cải cách dân chủ của Miến Điện khi đi thăm thủ đô thương mại Rangoon của nước này.
Nói chuyện với ban Miến Điện của Đài VOA tại trường đại học Rangoon ngày hôm nay, bà Albright nói bà tin là những cải cách được đưa ra kể từ khi Miến Điện chấm dứt nhiều thập niên độc tài của quân đội vào năm 2011 không thể nào đảo ngược được.
Bà nói: “Cảm nghĩ tôi nhận được từ các tổ chức khác nhau mà tôi có dịp nói chuyện là trong khi họ thấy được vấn đề thì họ cũng nỗ lực tìm giải pháp và tìm những phương cách có thể học được từ những sai lầm của chính họ nhưng cũng là tấm gương cho những nước khác nên tôi nghĩ họ đang đi đúng đường.
Bà Albright đi thăm Miến Điện lần dầu tiên kể từ năm 1995 lúc bà là đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc.
Trong những ngày gần đây, bà đã gặp gỡ các giới chức Miến Điện, các chính trị gia và những tổ chức xã hội dân sự trong vai trò là chủ tịch của Viện Dân chủ Quốc gia Hoa Kỳ, một cơ quan của chính phủ nhằm thúc đẩy dân chủ tại các nước đang phát triển.
Bà Albright nói Hoa Kỳ đã làm nhiều việc trong những tháng gần đây để hỗ trợ cho những nỗ lực cải cách của Miến Điện, từ việc giảm nhẹ những trừng phạt cho đến các chuyến viếng thăm lẫn nhau của Tổng thống hai nước.
Bà nói viện của bà cũng huấn luyện các nhà lập pháp và các đảng viên các đảng phái chính trị tại Miến Điện và tiếp nhận người Miến Điện trong chương trình trao đổi của Hoa Kỳ.
Bà Albright nói Hoa Kỳ không nên chỉ là quốc gia duy nhất khuyến khích cải cách tại Miến Điện.
“Miến Điện cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Miến Điện cần các loại giúp đỡ khác nhau, dù là trong lãnh vực huấn luyện và giáo dục, một số giúp đỡ khác cần thiết trong đầu tư và kinh tế.
Có sự cách biệt rất rộng lớn giữa những người giàu và người nghèo tại Miến Điện và mọi người đều có nhiều kỳ vọng. Do đó họ phải tìm ra được cách thức để đáp ứng những kỳ vọng này.
Nhà cựu ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ cũng kêu gọi tăng tiến vai trò chính trị và kinh tế của phụ nữ tại Miến Điện, nơi chỉ có 33 phụ nữ phục vụ tại Hạ viện gồm 444 ghế.
“Tôi nói như thế không phải vì tôi là một phụ nữ, nhưng vì tôi biết khi một nửa dân số là phụ nữ mà tài năng không được sử dụng, thì bạn đã phí phạm một nguồn tài nguyên. Và tôi nghĩ phụ nữ phải dấn thân vào chính trị, phụ nữ phải có việc làm ăn riêng, giúp cho đời sống kinh tế và nam giới cần phải hiểu điều này tốt hơn cho đất nước.”
Bà Albright chấm dứt chuyến viếng thăm 5 ngày Miến Điện vào hôm thứ Tư.
Bà Albright đã gặp nhà lãnh đạo đối lập Miến Điện và khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi tại thủ đô hành chánh Naypyidaw hôm thứ Hai.
Nói chuyện với ban Miến Điện của Đài VOA tại trường đại học Rangoon ngày hôm nay, bà Albright nói bà tin là những cải cách được đưa ra kể từ khi Miến Điện chấm dứt nhiều thập niên độc tài của quân đội vào năm 2011 không thể nào đảo ngược được.
Bà nói: “Cảm nghĩ tôi nhận được từ các tổ chức khác nhau mà tôi có dịp nói chuyện là trong khi họ thấy được vấn đề thì họ cũng nỗ lực tìm giải pháp và tìm những phương cách có thể học được từ những sai lầm của chính họ nhưng cũng là tấm gương cho những nước khác nên tôi nghĩ họ đang đi đúng đường.
Bà Albright đi thăm Miến Điện lần dầu tiên kể từ năm 1995 lúc bà là đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc.
Trong những ngày gần đây, bà đã gặp gỡ các giới chức Miến Điện, các chính trị gia và những tổ chức xã hội dân sự trong vai trò là chủ tịch của Viện Dân chủ Quốc gia Hoa Kỳ, một cơ quan của chính phủ nhằm thúc đẩy dân chủ tại các nước đang phát triển.
Bà Albright nói Hoa Kỳ đã làm nhiều việc trong những tháng gần đây để hỗ trợ cho những nỗ lực cải cách của Miến Điện, từ việc giảm nhẹ những trừng phạt cho đến các chuyến viếng thăm lẫn nhau của Tổng thống hai nước.
Bà nói viện của bà cũng huấn luyện các nhà lập pháp và các đảng viên các đảng phái chính trị tại Miến Điện và tiếp nhận người Miến Điện trong chương trình trao đổi của Hoa Kỳ.
Bà Albright nói Hoa Kỳ không nên chỉ là quốc gia duy nhất khuyến khích cải cách tại Miến Điện.
“Miến Điện cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Miến Điện cần các loại giúp đỡ khác nhau, dù là trong lãnh vực huấn luyện và giáo dục, một số giúp đỡ khác cần thiết trong đầu tư và kinh tế.
Có sự cách biệt rất rộng lớn giữa những người giàu và người nghèo tại Miến Điện và mọi người đều có nhiều kỳ vọng. Do đó họ phải tìm ra được cách thức để đáp ứng những kỳ vọng này.
Nhà cựu ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ cũng kêu gọi tăng tiến vai trò chính trị và kinh tế của phụ nữ tại Miến Điện, nơi chỉ có 33 phụ nữ phục vụ tại Hạ viện gồm 444 ghế.
“Tôi nói như thế không phải vì tôi là một phụ nữ, nhưng vì tôi biết khi một nửa dân số là phụ nữ mà tài năng không được sử dụng, thì bạn đã phí phạm một nguồn tài nguyên. Và tôi nghĩ phụ nữ phải dấn thân vào chính trị, phụ nữ phải có việc làm ăn riêng, giúp cho đời sống kinh tế và nam giới cần phải hiểu điều này tốt hơn cho đất nước.”
Bà Albright chấm dứt chuyến viếng thăm 5 ngày Miến Điện vào hôm thứ Tư.
Bà Albright đã gặp nhà lãnh đạo đối lập Miến Điện và khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi tại thủ đô hành chánh Naypyidaw hôm thứ Hai.