BANGKOK —
Các nhân vật tranh đấu nhân quyền đang kêu gọi Miến Điện chấm dứt chính sách hai con mà họ áp đặt lên người Rohingya theo đạo Hồi để kiềm chế sự tăng trưởng dân số của nhóm người thiểu số này ở tiểu bang Rakhine. Lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi lần đầu tiên đã về phe với người Rohingya và nói rằng chính sách này là kỳ thị chủng tộc và vi phạm nhân quyền.
Các tổ chức nhân quyền nói rằng sự hạn chế không cho người Hồi giáo có hơn hai đứa con là một trong những sự vi phạm nhân quyền đối với người sắc tộc Rohingya.
Sự hạn chế về số con, và luật cấm đa thê, đang được áp dụng tại hai quận của tiểu bang Rakhine ở miền tây Miến Điện, giáp với Bangladesh.
Những người theo đạo Phật không bị ảnh hưởng của chính sách này, nhưng hiện chưa rõ các biện pháp hạn chế có được áp dụng cho những người Hồi giáo ở các khu vực khác trong tiểu bang Rakhine hay không.
Luật lệ về hạn chế sinh đẻ áp dụng cho người Hồi giáo không phải là luật mới, nhưng theo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, luật này chỉ được chấp hành từ năm 2005.
Phó Giám đốc bộ phận Á châu của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói rằng Miến Điện nên hủy bỏ luật này và các sự hạn chế khác nhắm vào người Rohingya.
Ông Robertson nói: "Khi người dân xin phép kết hôn, và đó là điều mà người Rohingya bị bắt buộc phải làm, họ phải ký giấy cam kết là chỉ sinh hai đứa con. Những đứa con nào vượt khỏi mức đó sẽ không được đăng ký, và vì vậy, sẽ không được tới trường, không được giáo dục hoặc nhận được dịch vụ nào của chính phủ, không thể xin phép để đi cùng với cha mẹ của mình mỗi khi dời chỗ ở."
Những đứa trẻ đó trở thành những đứa trẻ không đăng ký của những người vô quốc tịch, và ở trong tình huống có thể nói là tệ hại nhất của những tình huống mà chúng ta có thể tưởng tượng.
Giới hữu trách ở tiểu bang Rakhine nói rằng họ chỉ thực thi khuyến nghị của Uûy ban Rakhine. Ủy ban do tổng thống chỉ định này đã điều tra vụ bạo động giữa hai cộng đồng người Phật giáo và Hồi giáo ở Rakhine hồi năm ngoái.
Ủy ban này đã đưa ra nhiều đề nghị, trong đó có việc áp dụng chính sách kế hoạch hóa gia đình để giảm thiểu sinh suất của người Hồi giáo mà một số người Phật giáo e rằng sẽ làm cho họ trở thành nhóm người thiểu số trong vòng không bao lâu nữa.
Vụ bạo động ở Rakhine hồi năm ngoái gây tử vong cho khoảng 200 người và làm cho 140.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn, hầu hết là người Hồi giáo Rohingya. Human Rights Watch nói rằng vụ bạo động này là một vụ thanh tẩy sắc tộc và đã nêu ra những bằng chứng về sự dính líu của các lực lượng an ninh và những ngôi mộ tập thể.
Hôm thứ hai, lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi đã đưa ra một lời bênh vực hiếm có cho người Rohingya. Bà nói rằng chính sách hai con là vi phạm nhân quyền.
Tuy nhiên, Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà vẫn không chịu thừa nhận người Rohingya là một nhóm sắc tộc và không xem họ là công dân Miến Điện.
Phát ngôn viên Nyan Win của liên minh này nói rằng họ sẵn lòng thừa nhận quyền quốc tịch của người Rohingya với điều kiện là luật lệ được sửa đổi và người Rohingya được gọi là người Bengal, một từ ngữ ám chỉ họ là di dân bất hợp pháp đến từ Bangladesh.
Phát ngôn viên Nyan Win cho biết: "Liên minh Dân chủ Toàn quốc chưa bao giờ gọi họ là người Rohingya vì không có lịch sử của họ ở Miến Điện. Đó là lý do tại sao."
Người Rohingya được xem là một trong những nhóm người bị bách hại nhiều nhất trên thế giới và không được thừa nhận là công dân Miến Điện cho dù họ đã sinh sống ở đây từ nhiều đời.
Các tổ chức nhân quyền nói rằng sự hạn chế không cho người Hồi giáo có hơn hai đứa con là một trong những sự vi phạm nhân quyền đối với người sắc tộc Rohingya.
Sự hạn chế về số con, và luật cấm đa thê, đang được áp dụng tại hai quận của tiểu bang Rakhine ở miền tây Miến Điện, giáp với Bangladesh.
Những người theo đạo Phật không bị ảnh hưởng của chính sách này, nhưng hiện chưa rõ các biện pháp hạn chế có được áp dụng cho những người Hồi giáo ở các khu vực khác trong tiểu bang Rakhine hay không.
Luật lệ về hạn chế sinh đẻ áp dụng cho người Hồi giáo không phải là luật mới, nhưng theo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, luật này chỉ được chấp hành từ năm 2005.
Phó Giám đốc bộ phận Á châu của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói rằng Miến Điện nên hủy bỏ luật này và các sự hạn chế khác nhắm vào người Rohingya.
Ông Robertson nói: "Khi người dân xin phép kết hôn, và đó là điều mà người Rohingya bị bắt buộc phải làm, họ phải ký giấy cam kết là chỉ sinh hai đứa con. Những đứa con nào vượt khỏi mức đó sẽ không được đăng ký, và vì vậy, sẽ không được tới trường, không được giáo dục hoặc nhận được dịch vụ nào của chính phủ, không thể xin phép để đi cùng với cha mẹ của mình mỗi khi dời chỗ ở."
Những đứa trẻ đó trở thành những đứa trẻ không đăng ký của những người vô quốc tịch, và ở trong tình huống có thể nói là tệ hại nhất của những tình huống mà chúng ta có thể tưởng tượng.
Giới hữu trách ở tiểu bang Rakhine nói rằng họ chỉ thực thi khuyến nghị của Uûy ban Rakhine. Ủy ban do tổng thống chỉ định này đã điều tra vụ bạo động giữa hai cộng đồng người Phật giáo và Hồi giáo ở Rakhine hồi năm ngoái.
Ủy ban này đã đưa ra nhiều đề nghị, trong đó có việc áp dụng chính sách kế hoạch hóa gia đình để giảm thiểu sinh suất của người Hồi giáo mà một số người Phật giáo e rằng sẽ làm cho họ trở thành nhóm người thiểu số trong vòng không bao lâu nữa.
Vụ bạo động ở Rakhine hồi năm ngoái gây tử vong cho khoảng 200 người và làm cho 140.000 người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn, hầu hết là người Hồi giáo Rohingya. Human Rights Watch nói rằng vụ bạo động này là một vụ thanh tẩy sắc tộc và đã nêu ra những bằng chứng về sự dính líu của các lực lượng an ninh và những ngôi mộ tập thể.
Hôm thứ hai, lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi đã đưa ra một lời bênh vực hiếm có cho người Rohingya. Bà nói rằng chính sách hai con là vi phạm nhân quyền.
Tuy nhiên, Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà vẫn không chịu thừa nhận người Rohingya là một nhóm sắc tộc và không xem họ là công dân Miến Điện.
Phát ngôn viên Nyan Win của liên minh này nói rằng họ sẵn lòng thừa nhận quyền quốc tịch của người Rohingya với điều kiện là luật lệ được sửa đổi và người Rohingya được gọi là người Bengal, một từ ngữ ám chỉ họ là di dân bất hợp pháp đến từ Bangladesh.
Phát ngôn viên Nyan Win cho biết: "Liên minh Dân chủ Toàn quốc chưa bao giờ gọi họ là người Rohingya vì không có lịch sử của họ ở Miến Điện. Đó là lý do tại sao."
Người Rohingya được xem là một trong những nhóm người bị bách hại nhiều nhất trên thế giới và không được thừa nhận là công dân Miến Điện cho dù họ đã sinh sống ở đây từ nhiều đời.