Hai công ty bán lẻ Tây phương hứa sẽ bồi thường cho các nạn nhân vụ sập tòa nhà ở Bangladesh, nơi cung cấp sản phẩm cho những công ty này.
Công ty Primark của Anh và công ty Loblaw của Canada hôm thứ Hai cho biết đang làm việc để bảo đảm việc trợ giúp tức thì và dài hạn cho những nạn nhân và gia đình.
Tòa nhà bị sập là nơi có một số xưởng may hoạt động.
Thủ tướng Sheikh Hasina hôm thứ Hai đã đến thăm vị trí tòa nhà lần đầu tiên kể từ khi tai nạn xảy ra, giữa lúc con số tử vong vượt quá 380 người.
Tòa nhà tại Savar, ngoại ô thủ đô Dhaka, bị sập vào thứ Tư tuần trước.
Công nhân cứu hộ Bangladesh hiện đang dùng các máy móc hạng nặng để thu dọn địa điểm này.
Vào ngày Chủ Nhật, nhà cầm quyền bắt giữ chủ nhân tòa nhà Mohammed Sohel Rana. Ông này lánh mặt kể từ khi tòa nhà sụp đổ. Ông Rana bị bắt gần biên giới Ấn Độ.
Các giới chức nói cha ông Rana, cũng như chủ nhân các xưởng may và các kỹ sư cũng bị bắt giữ.
Nhà cầm quyền dự đoán con số thiệt hại sẽ gia tăng vì hàng trăm người vẫn còn mất tích. Có hơn 3.000 người trong tòa nhà khi tòa nhà sụp đổ.
Cảnh sát cho biết ông Rana và các quản lý các xưởng may đã làm ngơ trước những cảnh báo chính thức yêu cầu cho công nhân di tản khỏi tòa nhà sau khi các thanh tra phát hiện các vết nứt trong một vụ kiểm tra vào ngày thứ Ba tuần trước.
Vào những ngày sau khi tòa nhà sụp đổ, các công nhân may mặc đã biểu tình trên đường phố Dhakar đòi hỏi điều kiện làm việc tốt hơn và những tiêu chuẩn an toàn cho công nghiệp may mặc.
Một số công nhân đổ lỗi cho các công ty Châu Âu và Hoa Kỳ về điều kiện làm việc tệ hại vì những công ty này đòi các xưởng may bán hàng với giá rẻ.
Một đám cháy xảy ra tại một xưởng may ở Bangladesh vào tháng 11 năm ngoái làm hơn 100 công nhân thiệt mạng.
Công ty Primark của Anh và công ty Loblaw của Canada hôm thứ Hai cho biết đang làm việc để bảo đảm việc trợ giúp tức thì và dài hạn cho những nạn nhân và gia đình.
Tòa nhà bị sập là nơi có một số xưởng may hoạt động.
Thủ tướng Sheikh Hasina hôm thứ Hai đã đến thăm vị trí tòa nhà lần đầu tiên kể từ khi tai nạn xảy ra, giữa lúc con số tử vong vượt quá 380 người.
Tòa nhà tại Savar, ngoại ô thủ đô Dhaka, bị sập vào thứ Tư tuần trước.
Công nhân cứu hộ Bangladesh hiện đang dùng các máy móc hạng nặng để thu dọn địa điểm này.
Vào ngày Chủ Nhật, nhà cầm quyền bắt giữ chủ nhân tòa nhà Mohammed Sohel Rana. Ông này lánh mặt kể từ khi tòa nhà sụp đổ. Ông Rana bị bắt gần biên giới Ấn Độ.
Các giới chức nói cha ông Rana, cũng như chủ nhân các xưởng may và các kỹ sư cũng bị bắt giữ.
Nhà cầm quyền dự đoán con số thiệt hại sẽ gia tăng vì hàng trăm người vẫn còn mất tích. Có hơn 3.000 người trong tòa nhà khi tòa nhà sụp đổ.
Cảnh sát cho biết ông Rana và các quản lý các xưởng may đã làm ngơ trước những cảnh báo chính thức yêu cầu cho công nhân di tản khỏi tòa nhà sau khi các thanh tra phát hiện các vết nứt trong một vụ kiểm tra vào ngày thứ Ba tuần trước.
Vào những ngày sau khi tòa nhà sụp đổ, các công nhân may mặc đã biểu tình trên đường phố Dhakar đòi hỏi điều kiện làm việc tốt hơn và những tiêu chuẩn an toàn cho công nghiệp may mặc.
Một số công nhân đổ lỗi cho các công ty Châu Âu và Hoa Kỳ về điều kiện làm việc tệ hại vì những công ty này đòi các xưởng may bán hàng với giá rẻ.
Một đám cháy xảy ra tại một xưởng may ở Bangladesh vào tháng 11 năm ngoái làm hơn 100 công nhân thiệt mạng.