Cảnh sát Bangladesh đã bắt 5 người có liên hệ đến một khu phức hợp các xưởng may sụp đổ làm hàng trăm người thiệt mạng.
Nhà chức trách cho biết đã bắt chủ một xưởng may vào cuối ngày thứ Bảy, vài giờ sau khi hai kỹ sư của chính phủ có liên hệ đến việc chấp thuận cho xây tòa nhà bị bắt. Cảnh sát cũng bắt hai người đứng đầu xưởng may khác -- chủ tịch Công ty Quần áo New Wave, ông Mahmudur Rahman Tapash và ông Bazlus Samad, giám đốc quản lý công ty.
Tòa nhà phức hợp bị sụp đổ nằm bên ngoài Dhaka có 5 xưởng may mặc. Chủ nhân toà nhà đã được biết danh tánh nhưng nhà cầm quyền chưa rõ ông này ở đâu.
Các giới chức nói chủ nhân khu phức hợp là chính trị gia địa phương Mohammed Sohel Rana. Cảnh sát nói ông và các quản lý xưởng may làm ngơ trước những cảnh báo chính thức yêu cầu sơ tán công nhân ra khỏi tòa nhà sau khi các thanh tra khám phá ra những vết nứt trong tòa nhà ngày thứ Ba.
Con số tử vong trong vụ sụp đổ này lên đến hơn 350 người và các nhân viên cứu hộ làm việc không ngừng để tìm những người sống sót.
Có khoảng 30 người được cứu vào ngày thứ Bảy, và nhân viên cứu hộ đang nỗ lực cứu những người khác còn bị kẹt trong đống đổ nát. Có hơn 2.400 người được cứu kể từ khi tòa nhà sụp đổ, với ít nhất một nửa số người này bị thương.
Khi tòa nhà ở ngoại ô Dhaka này bị sập, có hơn 3.000 người ở bên trong. Giới hữu trách không biết con số chính xác những người mất tích.
Các công nhân dệt may đổ ra đường phố thủ đô Dhaka hôm thứ Sáu biểu tình phản đối những tiêu chuẩn an toàn nghèo nàn của Bangladesh.
Hôm thứ Năm, hàng trăm công nhân dệt may đụng độ với cảnh sát.
Một số công nhân đổ lỗi cho các công ty châu Âu và Hoa Kỳ về điều kiện làm việc kém vì những công ty này đòi hỏi những nhà sản xuất quần áo phải giảm giá thành sản phẩm.
Vào tháng 11 năm ngoái, một đám cháy tại một xưởng may mặc khác tại Bangladesh làm hơn 100 công nhân thiệt mạng.
Nhà chức trách cho biết đã bắt chủ một xưởng may vào cuối ngày thứ Bảy, vài giờ sau khi hai kỹ sư của chính phủ có liên hệ đến việc chấp thuận cho xây tòa nhà bị bắt. Cảnh sát cũng bắt hai người đứng đầu xưởng may khác -- chủ tịch Công ty Quần áo New Wave, ông Mahmudur Rahman Tapash và ông Bazlus Samad, giám đốc quản lý công ty.
Tòa nhà phức hợp bị sụp đổ nằm bên ngoài Dhaka có 5 xưởng may mặc. Chủ nhân toà nhà đã được biết danh tánh nhưng nhà cầm quyền chưa rõ ông này ở đâu.
Các giới chức nói chủ nhân khu phức hợp là chính trị gia địa phương Mohammed Sohel Rana. Cảnh sát nói ông và các quản lý xưởng may làm ngơ trước những cảnh báo chính thức yêu cầu sơ tán công nhân ra khỏi tòa nhà sau khi các thanh tra khám phá ra những vết nứt trong tòa nhà ngày thứ Ba.
Con số tử vong trong vụ sụp đổ này lên đến hơn 350 người và các nhân viên cứu hộ làm việc không ngừng để tìm những người sống sót.
Có khoảng 30 người được cứu vào ngày thứ Bảy, và nhân viên cứu hộ đang nỗ lực cứu những người khác còn bị kẹt trong đống đổ nát. Có hơn 2.400 người được cứu kể từ khi tòa nhà sụp đổ, với ít nhất một nửa số người này bị thương.
Khi tòa nhà ở ngoại ô Dhaka này bị sập, có hơn 3.000 người ở bên trong. Giới hữu trách không biết con số chính xác những người mất tích.
Các công nhân dệt may đổ ra đường phố thủ đô Dhaka hôm thứ Sáu biểu tình phản đối những tiêu chuẩn an toàn nghèo nàn của Bangladesh.
Hôm thứ Năm, hàng trăm công nhân dệt may đụng độ với cảnh sát.
Một số công nhân đổ lỗi cho các công ty châu Âu và Hoa Kỳ về điều kiện làm việc kém vì những công ty này đòi hỏi những nhà sản xuất quần áo phải giảm giá thành sản phẩm.
Vào tháng 11 năm ngoái, một đám cháy tại một xưởng may mặc khác tại Bangladesh làm hơn 100 công nhân thiệt mạng.