Hai năm sau vụ sụp tòa nhà Rana Plaza gây chết người ở Bangladesh, hàng ngàn nhà máy may mặc đang cố gắng tuân hành các tiêu chuẩn an toàn quốc tế.
Dành cho công nhân có tiếng nói và bảo vệ quyền lợi của họ được xem là một phần cấp thiết trong việc đảm bảo các điều kiện an toàn lao động.
Thứ Sáu là ngày cầu nguyện và nghỉ ngơi ở Bangladesh, rất nhiều trong số 4 triệu công nhân may mặc của nước ngày có được ngày nghỉ.
Nhưng điều này có nghĩa là ngày thứ Sáu là ngày bận rộn nhất đối với Liên đoàn Công nhân may độc lập Bangladesh (BIFUF) ở Dhaka.
Vào ngày nghỉ, hàng trăm công nhân dệt may đến văn phòng của liên đoàn ở Gazipur, một khu vực nhộn nhịp ở ngoại ô Dhaka liền kề với các nhà máy, để được huấn luyện và nhận thông tin.
Một nhóm khoảng 25 thanh niên nam nữ đang ngồi trên sàn nhà để nghe một nhà tổ chức lao động nói chuyện về các quyền của công nhân.
Rosina là người đứng đầu một công đoàn ở nhà máy may mặc gần đây trong ba năm. Cô nói rằng công đoàn là một giải pháp tốt cho nhà máy của cô. Không có công đoàn, công nhân không thể tranh đấu cho quyền lợi của họ được.
Những người đứng đầu công đoàn tại buổi họp nói về những vấn đề như không được lãnh lương đúng hạn, không được trả lương ngày nghỉ hay nghỉ hộ sản, thiếu nước uống sạch và nhiều nhà vệ sinh dơ bẩn.
Tại một vài nhà máy, các cuộc đàm phán với quản lý đã cải thiện được các điều kiện làm việc.
Người đứng đầu công đoàn Asan Ali, một người điều khiển máy may tại một nhà máy tên Aliza Fashion, cho biết sau các cuộc đàm phán giữa nhà quản lý và công nhân, nhà máy đã lắp đặt các quạt trần. Họ cũng bắt đầu cho công nhân may được 20 ngày nghỉ so với trước đây không có ngày nghỉ nào.
Thành viên công đoàn lao động trong công nghiệp may mặc đang gia tăng trong những năm gần đây và có xu hướng mạnh lên sau vụ sụp tòa nhà Rana Plaza khiến cho hơn 1.100 công nhân may thiệt mạng và được xem là thảm họa nhà máy may mặc tệ hại nhất trên thế giới.
Tổ chức Lao Động Quốc tế nói việc cho công nhân có tiếng nói lớn hơn là rất quan trọng trong việc cải thiện an toàn nhà máy và các công đoàn đang đóng vai trò lớn hơn trong nỗ lực đó ở Bangladesh. Kể từ năm 2010, con số công đoàn nhà máy may mặc tăng lên từ 7 đến 200. Họ đại diện cho khoảng 150.000 công nhân.
Đây là một sự gia tăng lớn ở đất nước nơi các công đoàn lao động rất yếu ớt và vẫn đang đối diện với sự phản kháng. Dưới 5% số công nhân may ở Bangladesh là được đại diện bởi các công đoàn.
Các nhà máy đã ngăn chặn những nỗ lực hình thành các công đoàn và sa thải hoặc đe dọa các công nhân đứng ra tổ chức.
Trong một vụ được nhiều người chú ý, nhà hoạt động lao động Aminul Islam của Trung tâm Đoàn kết Công nhân Bangladesh đã bị bắt cóc và giết hại vào năm 2012.
Còn có những thách thức khác mỗi ngày. Những người đứng đầu mới cần được huấn luyện và hỗ trợ để hình thành và điều hành hiệu quả các công đoàn. Trong ngành công nghiệp may, lãnh đạo công đoàn trung bình chỉ 26 tuổi với mức giáo dục ở lớp 8 và có phần chắc di cư từ làng đến thành phố.
“Việc học là rất khó khăn”, ông Alonzo Suson, giám đốc chương trình của Trung tâm Đoàn kết, một chi nhánh của AFL-CIO, vốn đang huấn luyện cho các lãnh đạo công đoàn ở Bangladesh.
Ngoài các công đoàn, các nhóm khác cũng đang giúp cho các công nhân có được tiếng nói.
Your browser doesn’t support HTML5