Hơn 100 nhà máy dệt may tại Bangladesh đã bị buộc phải đóng cửa giữa lúc công nhân biểu tình sang ngày thứ 3 để đòi tăng mức lương tối thiểu hiện nay.
Cảnh sát dùng vòi rồng và đạn mã tử đã đụng độ với những người biểu tình ném đá hôm nay tại các khu công nghiệp Gazipur và Savar bên ngoài thủ đô Dhaka. Hàng chục người bị thương trong các vụ xung đột này.
Công nhân đòi phải được trả 100 đôla mỗi tháng, so với lương tháng tối thiểu hiện nay chỉ có 38 đôla.
Các chủ hãng đề nghị tăng mức lương tối thiểu, nhưng nói họ chỉ có thể tăng tới 45 đôla mà thôi.
Các điều kiện làm việc tại các nhà máy dệt may của Bangladesh đã là trọng điểm chú ý trong năm nay sau khi xảy ra một số tai nạn, kể cả vụ sập một tòa nhà hồi tháng Tư, giết chết hơn 1100 người.
Bangladesh là nước sản xuất hàng may mặc lớn thứ nhì thế giới, công nghiệp này mang về cho Bangladesh 20 tỉ đôla mỗi năm.
Nền kinh tế nước này lệ thuộc nặng vào ngành may mặc, chiếm tới 80% trị giá hàng xuất khẩu hàng năm của Bangladesh.
Cảnh sát dùng vòi rồng và đạn mã tử đã đụng độ với những người biểu tình ném đá hôm nay tại các khu công nghiệp Gazipur và Savar bên ngoài thủ đô Dhaka. Hàng chục người bị thương trong các vụ xung đột này.
Công nhân đòi phải được trả 100 đôla mỗi tháng, so với lương tháng tối thiểu hiện nay chỉ có 38 đôla.
Các chủ hãng đề nghị tăng mức lương tối thiểu, nhưng nói họ chỉ có thể tăng tới 45 đôla mà thôi.
Các điều kiện làm việc tại các nhà máy dệt may của Bangladesh đã là trọng điểm chú ý trong năm nay sau khi xảy ra một số tai nạn, kể cả vụ sập một tòa nhà hồi tháng Tư, giết chết hơn 1100 người.
Bangladesh là nước sản xuất hàng may mặc lớn thứ nhì thế giới, công nghiệp này mang về cho Bangladesh 20 tỉ đôla mỗi năm.
Nền kinh tế nước này lệ thuộc nặng vào ngành may mặc, chiếm tới 80% trị giá hàng xuất khẩu hàng năm của Bangladesh.