Lý do mà Campuchia sẵn sàng tảng lờ các khuyến cáo của phương Tây là vì nước này đã tìm được nhà tài trợ mới. Các khoản viện trợ và/hoặc đầu tư từ Trung Quốc đều không có bất cứ ràng buộc gì.
Chính Hun Sen đã nói rất rõ trong nhiều bài phát biểu của ông rằng ông thích các khoản viện trợ của Trung Quốc hơn các khoản viện trợ của phương Tây vì nó không đi kèm với các điều kiện này nọ. Hồi tháng 9, 2009, khi cắt băng khánh thành cây cầu ở tỉnh Kandal do Trung Quốc hỗ trợ vốn, Hun Sen đã tuyên bố “Trung Quốc tôn trọng các quyết định chính trị của Campuchia. Họ xây những cây cầu và những con đường và không hề có bất cứ điều kiện phức tạp gì cả”.
Theo Asia Times, các nhà tài trợ quốc tế cam kết cho Campuchia 1,1 tỷ USD viện trợ, trong đó Trung Quốc là nước cam kết nhiều nhất. Trung Quốc cũng là nước có đầu tư trực tiếp (FDI) nhiều nhất vào Campuchia với kế hoạch được công bố lên tới 8 tỷ USD cho 360 dự án khác nhau trong vòng 7 tháng đầu năm 2011. Theo The Diplomat, Trung Quốc đã đầu tư vào Campuchia tổng cộng khoảng 9 tỷ USD trong vài năm gần đây dưới nhiều hình thức như đầu tư trực tiếp, cho vay mềm, hoặc các khoản viện trợ.
Còn theo Yale Global, chương trình viện trợ “Global New Deal” của Bắc Kinh được thiết kế ra trong thời gian gần đây – gồm một ngân quỹ lớn để dành cho các khoản vay và các khoản đầu tư không bị ràng buộc bởi các điều kiện về nhân quyền hay cải cách bộ máy nhà nước – có vẻ như được thiết kế ra dành riêng cho thủ tướng Hun Sen của Campuchia.
Cũng theo Yale Global, các ngân hàng Trung Quốc hiện nay giống như các hộp đựng tiền lẻ khổng lồ của chính quyền Campuchia, tài trợ cho đủ loại dự án từ đường xá, cầu cống,đập thuỷ điện, đến bất động sản và các khu nghỉ dưỡng. Thương mại giữa hai nước cũng đang phát triển mạnh với kim ngạch lên tới 2.5 tỷ USD năm 2011 và dự kiến gấp đôi vào năm 2017.
Từ phía chính quyền Campuchia, câu chuyện “chịu ảnh hưởng của Trung Quốc” luôn được các quan chức của đất nước này lên tiếng bác bỏ. Hun Sen, trong một cuộc họp báo hồi tháng 4, 2012 sau hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN, đã tỏ ra giận dữ vì có bình luận rằng Campuchia đang hành xử như là một con rối của Trung Quốc. Ông này đã mắng chửi các nhà báo là điên, lười nhác, và ngu xuẩn và cảnh cáo họ, bao gồm hơn 100 nhà báo quốc tế, rằng phải nói sự thật “Cái tôi ghét cay ghét đắng là chuyện đồn thổi rằng Campuchia đang làm việc cho Trung Quốc và chắc đang chịu ảnh hưởng nào đó của nước này. Đó là chuyện hoàn toàn sai lầm. Chúng tôi là một đất nước có phẩm giá. Chúng tôi không sử dụng thứ chính trị cơ hội”. Và ông khẳng định thêm “Campuchia không thể bị mua”.
Thế nhưng người Trung Quốc khác với người phương Tây ở nhiều điểm. Người phương Tây đem đến một hợp đồng với các điều khoản rõ ràng. Người Trung Quốc đến tặng quà và kết bạn với Kinh Kha, chỉ để mãi tới cuối cùng mới biến ông này thành sát thủ và đi vào chỗ chết. Theo cách nói của Yale Global, đồng tiền của Trung Quốc vẫn bị buộc bởi các sợi chỉ vô hình.
Và sợi chỉ vô hình đó đã siết lại vào tháng 7 và tháng 11 năm nay. Kinh kha đã được gửi đi để hành thích Tần vương. Hun Sen đã được gửi đi để chặn đứng cỗ máy ASEAN trong vai trò chủ tịch đương nhiêm của khối này năm 2012.
Làm gì với Campuchia trong tương lai
Chỉ còn hơn một tháng nữa là hết năm 2012 và Campuchia sẽ hết vai trò nước chủ tịch ASEAN, nhường chỗ cho Brunei. Phải tới 10 năm nữa thì nước này mới lại có cơ hội quay lại vị trí chủ tịch. Câu chuyện của ASEAN khi đó có lẽ sẽ rất khác so với hiện nay. Vì thế những chuyện bẽ bàng cho ASEAN trong năm nay có lẽ sẽ không có cơ hội diễn ra trong tương lai gần.
Campuchia là một đất nước có chủ quyền. Và dù là chính quyền Hun Sen hay bất cứ chính quyền nào khác thì họ vẫn hành động trên cơ sở lợi ích của chính quyền và lợi ích của Campuchia. Vì thế, câu chuyện “bị Trung Quốc mua” dù muốn hay không vẫn sẽ xảy ra.
Đơn giản là vì không có một gã khổng lồ nào khác có thể cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc ở đây. Toàn bộ khối ASEAN, xét cả về quy mô dân cư và sức mạnh kinh tế, cũng không đáng kể gì với người khổng lồ này. Âu Châu thì đang chìm đắm trong khủng hoảng và đủ thứ vấn đề nội bộ trong khi Mỹ thì còn phải căng mình ra (với ngân sách ngày càng mỏng đi) trên quá nhiều điểm nóng khắp nơi trên thế giới.
Với tư cách là một tổ chức hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận, ASEAN sẽ khó có thể đạt được tiếng nói chung trên các vấn đề như tranh chấp ở Biển Đông một khi Campuchia vẫn còn là con rối do Trung Quốc dật dây. Và điều này có lẽ cũng sẽ khó có thể đảo ngược trong tương lai gần. Điều đó làm cho việc đưa ASEAN thành một diễn đàn để giải quyết các vấn đề về Biển Đông xem ra không khả thi. Đó là chưa kể Campuchia có thể không phải là con rối duy nhất mà Trung Quốc có ở ASEAN.
Đối với Việt Nam, dù muốn hay không, vẫn phải chấp nhận một thực tế là Campuchia đã rời khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Việt Nam và giờ đang ăn nằm với đối thủ nặng ký phương bắc. Việt Nam đã có vai trò lịch sử ở đất nước này, và giờ đây vai trò lịch sử đó đã kết thúc. Việt Nam không thể, và cũng không nên, tìm cách níu kéo ảnh hưởng của mình ở Campuchia.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Chính Hun Sen đã nói rất rõ trong nhiều bài phát biểu của ông rằng ông thích các khoản viện trợ của Trung Quốc hơn các khoản viện trợ của phương Tây vì nó không đi kèm với các điều kiện này nọ. Hồi tháng 9, 2009, khi cắt băng khánh thành cây cầu ở tỉnh Kandal do Trung Quốc hỗ trợ vốn, Hun Sen đã tuyên bố “Trung Quốc tôn trọng các quyết định chính trị của Campuchia. Họ xây những cây cầu và những con đường và không hề có bất cứ điều kiện phức tạp gì cả”.
Theo Asia Times, các nhà tài trợ quốc tế cam kết cho Campuchia 1,1 tỷ USD viện trợ, trong đó Trung Quốc là nước cam kết nhiều nhất. Trung Quốc cũng là nước có đầu tư trực tiếp (FDI) nhiều nhất vào Campuchia với kế hoạch được công bố lên tới 8 tỷ USD cho 360 dự án khác nhau trong vòng 7 tháng đầu năm 2011. Theo The Diplomat, Trung Quốc đã đầu tư vào Campuchia tổng cộng khoảng 9 tỷ USD trong vài năm gần đây dưới nhiều hình thức như đầu tư trực tiếp, cho vay mềm, hoặc các khoản viện trợ.
Còn theo Yale Global, chương trình viện trợ “Global New Deal” của Bắc Kinh được thiết kế ra trong thời gian gần đây – gồm một ngân quỹ lớn để dành cho các khoản vay và các khoản đầu tư không bị ràng buộc bởi các điều kiện về nhân quyền hay cải cách bộ máy nhà nước – có vẻ như được thiết kế ra dành riêng cho thủ tướng Hun Sen của Campuchia.
Cũng theo Yale Global, các ngân hàng Trung Quốc hiện nay giống như các hộp đựng tiền lẻ khổng lồ của chính quyền Campuchia, tài trợ cho đủ loại dự án từ đường xá, cầu cống,đập thuỷ điện, đến bất động sản và các khu nghỉ dưỡng. Thương mại giữa hai nước cũng đang phát triển mạnh với kim ngạch lên tới 2.5 tỷ USD năm 2011 và dự kiến gấp đôi vào năm 2017.
Từ phía chính quyền Campuchia, câu chuyện “chịu ảnh hưởng của Trung Quốc” luôn được các quan chức của đất nước này lên tiếng bác bỏ. Hun Sen, trong một cuộc họp báo hồi tháng 4, 2012 sau hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN, đã tỏ ra giận dữ vì có bình luận rằng Campuchia đang hành xử như là một con rối của Trung Quốc. Ông này đã mắng chửi các nhà báo là điên, lười nhác, và ngu xuẩn và cảnh cáo họ, bao gồm hơn 100 nhà báo quốc tế, rằng phải nói sự thật “Cái tôi ghét cay ghét đắng là chuyện đồn thổi rằng Campuchia đang làm việc cho Trung Quốc và chắc đang chịu ảnh hưởng nào đó của nước này. Đó là chuyện hoàn toàn sai lầm. Chúng tôi là một đất nước có phẩm giá. Chúng tôi không sử dụng thứ chính trị cơ hội”. Và ông khẳng định thêm “Campuchia không thể bị mua”.
Thế nhưng người Trung Quốc khác với người phương Tây ở nhiều điểm. Người phương Tây đem đến một hợp đồng với các điều khoản rõ ràng. Người Trung Quốc đến tặng quà và kết bạn với Kinh Kha, chỉ để mãi tới cuối cùng mới biến ông này thành sát thủ và đi vào chỗ chết. Theo cách nói của Yale Global, đồng tiền của Trung Quốc vẫn bị buộc bởi các sợi chỉ vô hình.
Và sợi chỉ vô hình đó đã siết lại vào tháng 7 và tháng 11 năm nay. Kinh kha đã được gửi đi để hành thích Tần vương. Hun Sen đã được gửi đi để chặn đứng cỗ máy ASEAN trong vai trò chủ tịch đương nhiêm của khối này năm 2012.
Làm gì với Campuchia trong tương lai
Chỉ còn hơn một tháng nữa là hết năm 2012 và Campuchia sẽ hết vai trò nước chủ tịch ASEAN, nhường chỗ cho Brunei. Phải tới 10 năm nữa thì nước này mới lại có cơ hội quay lại vị trí chủ tịch. Câu chuyện của ASEAN khi đó có lẽ sẽ rất khác so với hiện nay. Vì thế những chuyện bẽ bàng cho ASEAN trong năm nay có lẽ sẽ không có cơ hội diễn ra trong tương lai gần.
Campuchia là một đất nước có chủ quyền. Và dù là chính quyền Hun Sen hay bất cứ chính quyền nào khác thì họ vẫn hành động trên cơ sở lợi ích của chính quyền và lợi ích của Campuchia. Vì thế, câu chuyện “bị Trung Quốc mua” dù muốn hay không vẫn sẽ xảy ra.
Đơn giản là vì không có một gã khổng lồ nào khác có thể cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc ở đây. Toàn bộ khối ASEAN, xét cả về quy mô dân cư và sức mạnh kinh tế, cũng không đáng kể gì với người khổng lồ này. Âu Châu thì đang chìm đắm trong khủng hoảng và đủ thứ vấn đề nội bộ trong khi Mỹ thì còn phải căng mình ra (với ngân sách ngày càng mỏng đi) trên quá nhiều điểm nóng khắp nơi trên thế giới.
Với tư cách là một tổ chức hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận, ASEAN sẽ khó có thể đạt được tiếng nói chung trên các vấn đề như tranh chấp ở Biển Đông một khi Campuchia vẫn còn là con rối do Trung Quốc dật dây. Và điều này có lẽ cũng sẽ khó có thể đảo ngược trong tương lai gần. Điều đó làm cho việc đưa ASEAN thành một diễn đàn để giải quyết các vấn đề về Biển Đông xem ra không khả thi. Đó là chưa kể Campuchia có thể không phải là con rối duy nhất mà Trung Quốc có ở ASEAN.
Đối với Việt Nam, dù muốn hay không, vẫn phải chấp nhận một thực tế là Campuchia đã rời khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Việt Nam và giờ đang ăn nằm với đối thủ nặng ký phương bắc. Việt Nam đã có vai trò lịch sử ở đất nước này, và giờ đây vai trò lịch sử đó đã kết thúc. Việt Nam không thể, và cũng không nên, tìm cách níu kéo ảnh hưởng của mình ở Campuchia.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.