Ảnh hưởng của Việt Nam với Campuchia
Câu chuyện cách hành xử của Campuchia trong năm 2012 có ý nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam và Trung Quốc. Lịch sử của 3 nước trong khoảng 40 năm trở lại đây đã có nhiều giai đoạn thăng giáng đặc biệt phức tạp.
Khmer Ðỏ được thành lập năm 1968 và ban đầu chỉ là một nhóm du kích nhỏ theo đường lối cộng sản. Cuộc lật đổ hoàng thân Shihanouk của thủ tướng Lon Nol vào năm 1970 và kèm theo đó là việc hoàng thân Shihanouk chạy tị nạn sang Bắc Kinh, liên minh với Khmer Ðỏ để lập ra một chính quyền tị nạn của Campuchia (gọi tắt là GRUNK) đã tạo sức bật khủng khiếp cho nhóm này.
Theo Asia Times, chỉ trong một thời gian ngắn, đội quân của Khmer Ðỏ đã tăng từ 6,000 lên tới 50,000 chiến binh, chủ yếu là vì nhiều nông dân tham gia vào đội ngũ này với lòng tin rằng họ đang chiến đấu cho vị hoàng tử bị phế chuất Shihanouk. Nhờ sự phát triển vượt bậc này, Khmer Ðỏ đã dần dần dành được quyền kiểm soát Campuchia. Tới ngày 17 tháng 4 năm 1975, họ chiếm được thủ đô Phnom Penh.
Thắng lợi của Khmer Ðỏ ở Campuchia không phải ngẫu nhiên. Theo Lao Mong Hay, cựu giám đốc Học viện Khơ Me về Dân chủ ở Phnom Penh và chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Ủy ban Quyền Con người Á Châu ở Hồng Kông, Trung Quốc đã “giúp đỡ Khmer Ðỏ từ trước khi họ lên nắm quyền và tiếp tục giúp đỡ Khmer Ðỏ ngay cả sau khi Pol Pot đã nắm quyền mà bất kể những chuyện xảy ra cho người dân Campuchia”. Lao Mong Hay cho rằng Trung Quốc đã viện trợ tổng cộng khoảng 1 tỷ USD cho chính thể của Khmer Ðỏ ở Campuchia trước năm 1979.
Ngay sau khi lên cầm quyền, trong giai đoạn 1975-1979, thủ lĩnh Pol Pot của Khmer Ðỏ đã tìm cách học theo mô hình không tưởng của Mao Trạch Đông về xã hội nông dân. Pol Pot muốn xây dựng một xã hội mà theo mô tả của báo Times là “một Campuchia hoàn toàn không có bất cứ một thiết chế xã hội nào như ngân hàng, tôn giáo, hay bất cứ một loại công nghệ hiện đại nào”.
Để làm được việc này, Pol Pot đã tiêu diệt tất cả những người không thích hợp với tầm nhìn của ông ta về tương lai của Campuchia. Pol Pot tuyên bố đưa Campuchia về “Năm Thứ Không”, và tất cả trí thức, thương gia, thầy tu, và người nước ngoài bị đảo thải hết. “Cái gì thối rữa thì phải bị đào thải” là khẩu hiệu lúc bấy giờ của Khmer Ðỏ.
Sự đào thải này được thực hiện phần nhiều bằng cách hành hình, nhưng cũng nhiều khi bằng cách buộc các nạn nhân phải làm việc tới chết trên các cánh đồng. Cuộc thử nghiệm này của Pol Pot đã dẫn tới một Campuchia đầy đau thương với một phần tư dân số - khoảng 1,7 triệu người- bị giết hại.
Khmer Ðỏ sau này bị truy tố về tội diệt chủng. Tuy nhiên tại thời điểm đó, quốc tế không có bất cứ hành động gì. Theo Asia Times, mặc dù biết rõ những hành vi man rợ của chế độ do Khmer Ðỏ cầm quyền, Bắc Kinh đã đứng về phía Khmer Ðỏ. Có một số báo cáo về tình trạng diệt chủng ở Campuchia trong thời gian này nhưng không có bất cứ cuộc điều tra nào của UN hay bất cứ tổ chức quốc tế nào được tiến hành.
Theo cách nói của báo Times, “việc giết chóc tiếp tục không suy giảm cho đến khi quân đội Việt Nam, mệt mỏi với các cuộc tấn công ở biên giới [Việt Nam-Campuchia] của Khmer Ðỏ, đã xâm lược [Campuchia] vào năm 1979 và đẩy Khmer Ðỏ trở lại vào trong rừng”.
Trên thực tế thì việc “đẩy Khmer Ðỏ trợ lại vào trong rừng” của quân đội Việt Nam không dễ dàng như vậy. Theo Lao Mong Hay, Trung Quốc tiếp tục viện trợ tổng cộng khoảng 1 tỷ USD sau năm 1979 để Khmer Ðỏ có thể chiến đấu chống lại quân tình nguyện của Việt Nam. Ngoài chuyện viện trợ trực tiếp cho Khmer Ðỏ, theo Asia Times, Trung Quốc đã nổi giận về hành động của Việt Nam ở Campuchia và vì thế đã ra lệnh tấn công nhằm “dạy Việt Nam một bài học” và để giữ Pol Pot ở vị trí quyền lực. Nước này đã tổ chức một cuộc xâm lược quy mô lớn ở biên giới phía bắc của Việt Nam. Cuộc chiến kéo dài một tháng này đã khiến cả hai bên đều thiệt hại nặng với khoảng 20 tới 60 nghìn người chết.
Cuộc giải phóng mà Việt Nam thực hiện giúp Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Ðỏ đã đồng thời đặt nền móng cho sự cầm quyền tiếp theo của đảng nhân dân Campuchia (CPP) mà ông Hun Sen là chủ tịch. Bản thân ông Hun Sen cũng có nhiều liên hệ với Việt Nam. Là một cựu sĩ quan trong hàng ngũ Khmer Ðỏ, ông Hun Sen tháo chạy sang Việt Nam năm 1977 trong cuộc thanh trừng nội bộ của Khmer Ðỏ và được Việt Nam trọng dụng trong hàng ngũ của một thể chế mới của Campuchia do Việt Nam lập ra.
Đảng CPP của ông Hun Sen đã cầm quyền liên tục từ năm 1979 tới nay và ông Hun Sen đã trở thành thủ tướng từ năm 1985. Trong suốt giai đoạn trước khi Việt Nam chính thức rút quân khỏi Campuchia, quân đội Việt Nam đóng ở nước này đã là tấm khiên chắn cho chính quyền của ông Hun Sen khỏi sự tấn công trở lại của Khmer Ðỏ. Từ sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia cuối năm 1989, sự hỗ trợ của Việt Nam với chính quyền non trẻ của nước này vẫn tiếp tục dưới nhiều hình thức.
Ông Hun Sen là người nói thông thạo tiếng Việt không khác gì tiếng mẹ đẻ, và sự “gắn bó” của ông với Việt Nam quá rõ ràng tới mức hoàng thân Shihanouk có lần gọi ông là “gã đầy tớ một mắt của Việt Nam” (one-eyed lackey of Vietnam). Nói một cách không quá, Việt Nam đã đổ nhiều tiền của và công sức để hỗ trợ CPP của ông Hun Sen nắm quyền trong một nước Campuchia dân chủ, trong đó đặc biệt là các cuộc bầu cử trong những năm 1998 và 2003 – là các cuộc bầu cử then chốt trong đó sự ủng hộ của nhân dân Campuchia đối với CPP bị thử thách nghiêm trọng.
Tái thiết Campuchia và sự ảnh hưởng trở lại của Trung Quốc
Trong quá khứ, Trung Quốc là nước chống lưng cho Khmer Ðỏ mãi cho tới những năm 1993. Thế nhưng cùng với việc Campuchia được ra nhập ASEAN năm 1999, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược và quay sang ve vãn chính quyền do CPP lãnh đạo. Theo Nation Multimedia, trong khoảng 12 năm trở lại đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh quan hệ của nước này với ASEAN, trong đó có Campuchia.
Tuy nhiên, quan hệ của họ với Campuchia thì được đẩy xa hơn một chút so với các nước còn lại. Theo tờ báo này “Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, biết Trung Quốc có thể giúp nhiều trong việc thúc đẩy kinh tế của nước này phát triển cũng như nâng cao vị thế của Campuchia trong khu vực. Với tư cách là nguyên thủ tại vị lâu nhất trong khu vực, Hun Sen muốn được nhìn nhận như là một lãnh tụ đã mang lại hoà bình và thịnh vượng đến cho đất nước mình”.
Cuộc tái thiết Campuchia có sự hỗ trợ của nhiều bên. Campuchia là một trong những nước được nhận nhiều viện trợ nhất trên thế giới với khoảng 12.5% GDP đến từ viện trợ của nước ngoài, theo Statistic Brain. Trước đây, nhất là trong thập kỷ 90, viện trợ của phương Tây chiếm vị trí quan trọng. Tuy nhiên, các khoản viện trợ này thường kèm theo các điều kiện như về dân chủ và nhân quyền và được kiểm soát chặt chẽ. Theo Asia Times, Ngân hàng Thế giới từ nhiều năm nay vẫn cung cấp khoảng 50 tới 70 triệu USD cho Campuchia, chủ yếu phục vụ cho các dự án về y tế và giáo dục. Thế nhưng gần đây Campuchia có vẻ không quan tâm nữa và bỏ ra ngoài tai các khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới, kể cả đe doạ của tổ chức này về việc sẽ ngưng viện trợ.(còn tiếp)
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Câu chuyện cách hành xử của Campuchia trong năm 2012 có ý nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam và Trung Quốc. Lịch sử của 3 nước trong khoảng 40 năm trở lại đây đã có nhiều giai đoạn thăng giáng đặc biệt phức tạp.
Khmer Ðỏ được thành lập năm 1968 và ban đầu chỉ là một nhóm du kích nhỏ theo đường lối cộng sản. Cuộc lật đổ hoàng thân Shihanouk của thủ tướng Lon Nol vào năm 1970 và kèm theo đó là việc hoàng thân Shihanouk chạy tị nạn sang Bắc Kinh, liên minh với Khmer Ðỏ để lập ra một chính quyền tị nạn của Campuchia (gọi tắt là GRUNK) đã tạo sức bật khủng khiếp cho nhóm này.
Theo Asia Times, chỉ trong một thời gian ngắn, đội quân của Khmer Ðỏ đã tăng từ 6,000 lên tới 50,000 chiến binh, chủ yếu là vì nhiều nông dân tham gia vào đội ngũ này với lòng tin rằng họ đang chiến đấu cho vị hoàng tử bị phế chuất Shihanouk. Nhờ sự phát triển vượt bậc này, Khmer Ðỏ đã dần dần dành được quyền kiểm soát Campuchia. Tới ngày 17 tháng 4 năm 1975, họ chiếm được thủ đô Phnom Penh.
Thắng lợi của Khmer Ðỏ ở Campuchia không phải ngẫu nhiên. Theo Lao Mong Hay, cựu giám đốc Học viện Khơ Me về Dân chủ ở Phnom Penh và chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Ủy ban Quyền Con người Á Châu ở Hồng Kông, Trung Quốc đã “giúp đỡ Khmer Ðỏ từ trước khi họ lên nắm quyền và tiếp tục giúp đỡ Khmer Ðỏ ngay cả sau khi Pol Pot đã nắm quyền mà bất kể những chuyện xảy ra cho người dân Campuchia”. Lao Mong Hay cho rằng Trung Quốc đã viện trợ tổng cộng khoảng 1 tỷ USD cho chính thể của Khmer Ðỏ ở Campuchia trước năm 1979.
Ngay sau khi lên cầm quyền, trong giai đoạn 1975-1979, thủ lĩnh Pol Pot của Khmer Ðỏ đã tìm cách học theo mô hình không tưởng của Mao Trạch Đông về xã hội nông dân. Pol Pot muốn xây dựng một xã hội mà theo mô tả của báo Times là “một Campuchia hoàn toàn không có bất cứ một thiết chế xã hội nào như ngân hàng, tôn giáo, hay bất cứ một loại công nghệ hiện đại nào”.
Để làm được việc này, Pol Pot đã tiêu diệt tất cả những người không thích hợp với tầm nhìn của ông ta về tương lai của Campuchia. Pol Pot tuyên bố đưa Campuchia về “Năm Thứ Không”, và tất cả trí thức, thương gia, thầy tu, và người nước ngoài bị đảo thải hết. “Cái gì thối rữa thì phải bị đào thải” là khẩu hiệu lúc bấy giờ của Khmer Ðỏ.
Sự đào thải này được thực hiện phần nhiều bằng cách hành hình, nhưng cũng nhiều khi bằng cách buộc các nạn nhân phải làm việc tới chết trên các cánh đồng. Cuộc thử nghiệm này của Pol Pot đã dẫn tới một Campuchia đầy đau thương với một phần tư dân số - khoảng 1,7 triệu người- bị giết hại.
Khmer Ðỏ sau này bị truy tố về tội diệt chủng. Tuy nhiên tại thời điểm đó, quốc tế không có bất cứ hành động gì. Theo Asia Times, mặc dù biết rõ những hành vi man rợ của chế độ do Khmer Ðỏ cầm quyền, Bắc Kinh đã đứng về phía Khmer Ðỏ. Có một số báo cáo về tình trạng diệt chủng ở Campuchia trong thời gian này nhưng không có bất cứ cuộc điều tra nào của UN hay bất cứ tổ chức quốc tế nào được tiến hành.
Theo cách nói của báo Times, “việc giết chóc tiếp tục không suy giảm cho đến khi quân đội Việt Nam, mệt mỏi với các cuộc tấn công ở biên giới [Việt Nam-Campuchia] của Khmer Ðỏ, đã xâm lược [Campuchia] vào năm 1979 và đẩy Khmer Ðỏ trở lại vào trong rừng”.
Trên thực tế thì việc “đẩy Khmer Ðỏ trợ lại vào trong rừng” của quân đội Việt Nam không dễ dàng như vậy. Theo Lao Mong Hay, Trung Quốc tiếp tục viện trợ tổng cộng khoảng 1 tỷ USD sau năm 1979 để Khmer Ðỏ có thể chiến đấu chống lại quân tình nguyện của Việt Nam. Ngoài chuyện viện trợ trực tiếp cho Khmer Ðỏ, theo Asia Times, Trung Quốc đã nổi giận về hành động của Việt Nam ở Campuchia và vì thế đã ra lệnh tấn công nhằm “dạy Việt Nam một bài học” và để giữ Pol Pot ở vị trí quyền lực. Nước này đã tổ chức một cuộc xâm lược quy mô lớn ở biên giới phía bắc của Việt Nam. Cuộc chiến kéo dài một tháng này đã khiến cả hai bên đều thiệt hại nặng với khoảng 20 tới 60 nghìn người chết.
Cuộc giải phóng mà Việt Nam thực hiện giúp Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Ðỏ đã đồng thời đặt nền móng cho sự cầm quyền tiếp theo của đảng nhân dân Campuchia (CPP) mà ông Hun Sen là chủ tịch. Bản thân ông Hun Sen cũng có nhiều liên hệ với Việt Nam. Là một cựu sĩ quan trong hàng ngũ Khmer Ðỏ, ông Hun Sen tháo chạy sang Việt Nam năm 1977 trong cuộc thanh trừng nội bộ của Khmer Ðỏ và được Việt Nam trọng dụng trong hàng ngũ của một thể chế mới của Campuchia do Việt Nam lập ra.
Đảng CPP của ông Hun Sen đã cầm quyền liên tục từ năm 1979 tới nay và ông Hun Sen đã trở thành thủ tướng từ năm 1985. Trong suốt giai đoạn trước khi Việt Nam chính thức rút quân khỏi Campuchia, quân đội Việt Nam đóng ở nước này đã là tấm khiên chắn cho chính quyền của ông Hun Sen khỏi sự tấn công trở lại của Khmer Ðỏ. Từ sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia cuối năm 1989, sự hỗ trợ của Việt Nam với chính quyền non trẻ của nước này vẫn tiếp tục dưới nhiều hình thức.
Ông Hun Sen là người nói thông thạo tiếng Việt không khác gì tiếng mẹ đẻ, và sự “gắn bó” của ông với Việt Nam quá rõ ràng tới mức hoàng thân Shihanouk có lần gọi ông là “gã đầy tớ một mắt của Việt Nam” (one-eyed lackey of Vietnam). Nói một cách không quá, Việt Nam đã đổ nhiều tiền của và công sức để hỗ trợ CPP của ông Hun Sen nắm quyền trong một nước Campuchia dân chủ, trong đó đặc biệt là các cuộc bầu cử trong những năm 1998 và 2003 – là các cuộc bầu cử then chốt trong đó sự ủng hộ của nhân dân Campuchia đối với CPP bị thử thách nghiêm trọng.
Tái thiết Campuchia và sự ảnh hưởng trở lại của Trung Quốc
Trong quá khứ, Trung Quốc là nước chống lưng cho Khmer Ðỏ mãi cho tới những năm 1993. Thế nhưng cùng với việc Campuchia được ra nhập ASEAN năm 1999, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược và quay sang ve vãn chính quyền do CPP lãnh đạo. Theo Nation Multimedia, trong khoảng 12 năm trở lại đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh quan hệ của nước này với ASEAN, trong đó có Campuchia.
Tuy nhiên, quan hệ của họ với Campuchia thì được đẩy xa hơn một chút so với các nước còn lại. Theo tờ báo này “Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, biết Trung Quốc có thể giúp nhiều trong việc thúc đẩy kinh tế của nước này phát triển cũng như nâng cao vị thế của Campuchia trong khu vực. Với tư cách là nguyên thủ tại vị lâu nhất trong khu vực, Hun Sen muốn được nhìn nhận như là một lãnh tụ đã mang lại hoà bình và thịnh vượng đến cho đất nước mình”.
Cuộc tái thiết Campuchia có sự hỗ trợ của nhiều bên. Campuchia là một trong những nước được nhận nhiều viện trợ nhất trên thế giới với khoảng 12.5% GDP đến từ viện trợ của nước ngoài, theo Statistic Brain. Trước đây, nhất là trong thập kỷ 90, viện trợ của phương Tây chiếm vị trí quan trọng. Tuy nhiên, các khoản viện trợ này thường kèm theo các điều kiện như về dân chủ và nhân quyền và được kiểm soát chặt chẽ. Theo Asia Times, Ngân hàng Thế giới từ nhiều năm nay vẫn cung cấp khoảng 50 tới 70 triệu USD cho Campuchia, chủ yếu phục vụ cho các dự án về y tế và giáo dục. Thế nhưng gần đây Campuchia có vẻ không quan tâm nữa và bỏ ra ngoài tai các khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới, kể cả đe doạ của tổ chức này về việc sẽ ngưng viện trợ.(còn tiếp)
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.