Chủng ngừa COVID tại Việt Nam: Những bất cập và nghi ngại

Ảnh tư liệu - Chính quyền Hà Nội tổ chức chương trình quyên góp cho Quỹ vắc-xin COVID-19 hôm 19/6.

Sau hơn một năm chống chọi với dịch bệnh Covid bằng nhiều biện pháp như đóng cửa biên giới, cách ly người nhập cảnh, truy dấu nghiêm ngặt những trường hợp dương tính và những người tiếp xúc gần, Việt Nam hiện đang vất vả chống chọi đợt dịch thứ tư. Hai đầu tàu kinh tế là Hà Nội và Tp.HCM cùng nhiều địa phương khác đã có lệnh hạn chế ra đường, đóng cửa các cơ sở kinh doanh-dịch vụ trong nhiều ngày.

Trong lúc này, Việt Nam cũng tăng tốc chương trình tiêm chủng để khống chế đại dịch với những nguồn vaccine có được. Mặc dù đã công bố các nhóm đối tượng ưu tiên nhưng có thể nói tình hình triển khai vaccine tại Việt Nam hiện khá lúng túng, hỗn loạn. Những trung tâm tiêm chủng ở nhiều địa phương luôn xảy ra tình trạng hàng nghìn người, thậm chí là hàng chục nghìn người, chờ đợi, chầu chực để được vào tiêm vaccine khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh tăng cao. Hơn thế, nhiều công ty, đơn vị, dù không thuộc nhóm đối tượng ưu tiên nhưng do sẵn sàng bỏ ra chi phí, nên lại được tiếp nhận vaccine sớm.

Chị Nguyễn Thu T, nhân viên của một công ty chuyên cung cấp suất ăn cho các trường học, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và Bắc Ninh, cho biết tất cả nhân viên trong công ty của chị đã được đưa sang Bắc Ninh để tiêm vaccine của hãng Astra Zenecca nhờ giám đốc công ty có ‘các mối quan hệ’ và bỏ tiền ra chi phí. Riêng chị không đi vì những lo lắng xung quanh các phản ứng phụ của loại vaccine này.

“Có phản ứng phụ khá mạnh, ví dụ như là sốt cao, rồi có vài trường hợp chết nữa, nên em không muốn tiêm, mà bây giờ chưa tiêm thì em cũng có đi đâu tiếp xúc với ai đâu. Cứ chờ đợi thêm một thời gian nữa, kiểu gì vaccine sẽ ngày càng được nhập về nhiều hơn, mình chờ loại nào yên tâm nhất thì tiêm,” chị T chia sẻ với VOA.

Loại vaccine yên tâm nhất mà chị T nói tới là Pfizer. Chị cho biết chỉ có Pfizer thì chị mới tiêm chứ không tiêm những loại khác, vì chị không tin vào vaccine của Trung Quốc, của Việt Nam tự sản xuất hay của Nga cũng vậy.


Loại vaccine yên tâm nhất mà chị T nói tới là Pfizer. Chị cho biết chỉ có Pfizer thì chị mới tiêm chứ không tiêm những loại khác, vì chị không tin vào vaccine của Trung Quốc, của Việt Nam tự sản xuất hay của Nga cũng vậy.

Không đến mức quyết liệt như chị T, anh Nguyễn Sáng, một nhân viên làm việc trong lĩnh vực dịch vụ hàng không mặt đất ở sân bay Nội Bài, cho biết hai vợ chồng anh đều muốn tiêm vaccine sớm để có thể yên tâm. Tuy nhiên, anh nói, gia đình anh tất nhiên muốn tiêm vaccine của phương Tây chứ không muốn vaccine từ Trung Quốc, Việt Nam hay của Nga.

Anh Sáng cho biết do không chờ được phía doanh nghiệp mà anh làm việc, cách đây vài tuần, vợ chồng anh đã đăng ký tiêm vaccine ‘dịch vụ’, có nghĩa là bỏ một khoản chi phí nhất định ra để được tiêm vaccine. Với vaccine ‘dịch vụ’, không phải xếp hàng, khi nào có vaccine người ta sẽ thông báo và có quyền được lựa chọn loại vaccine mà mình mong muốn, anh Sáng nói.

“Vợ chồng tôi đăng ký dịch vụ ở gần nhà. Khi đăng ký dịch vụ này thì họ có một loạt danh sách các loại vaccine và mình được quyền lựa chọn chứ không phải tiêm những loại vaccine bắt buộc như tiêm miễn phí. Như thế mình cũng yên tâm hơn,” anh chia sẻ.

gia đình anh đã đóng tiền 4 nơi với hy vọng được tiêm vaccine ngừa Covid: ở từng chỗ làm của hai vợ chồng, rồi ở tổ dân phố cho Quỹ Vaccine quốc gia, và cuối cùng là đóng tiền dịch vụ để được quyền lựa chọn vaccine.


Cư dân Hà Nội này cho biết gia đình anh đã đóng tiền 4 nơi với hy vọng được tiêm vaccine ngừa Covid: ở từng chỗ làm của hai vợ chồng, rồi ở tổ dân phố cho Quỹ Vaccine quốc gia, và cuối cùng là đóng tiền dịch vụ để được quyền lựa chọn vaccine. Thực tế tới nay anh vẫn chưa biết đến bao giờ vợ chồng anh mới được nhận thông báo đi tiêm vaccine.

Theo một số người làm việc trong lĩnh vực y tế, sở dĩ đa phần dân chúng rụt rè và có thái đội hoài nghi đối với việc triển khai vaccine Covid ở Việt Nam vì họ không mấy tin tưởng vào chính quyền và các cơ quan quản lý. Họ không dễ nghe theo những tuyên truyền trên báo chí nhà nước nữa. Hơn thế, việc triển khai vaccine tại Việt Nam hiện cũng có rất nhiều vấn đề.

Anh Nguyễn H, một nhân viên kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực cung cấp thiết bị y tế, cho VOA biết việc bảo quản đúng tiêu chuẩn vaccine ở Việt Nam hiện nay cũng là một bài toán khó.

chỉ có những Viện dịch tễ lớn mới có các tủ lạnh sâu bảo quản được những loại vaccine cần nhiệt độ cực thấp như vaccine của Pfizer. Các bệnh viện thì cũng chủ yếu bảo quản vaccine trong các loại tủ lạnh thông thường. Còn các trung tâm y tế ở các quận huyện, địa phương hay các đơn vị doanh nghiệp thì khỏi nói.


“Hiện tại chỉ có những Viện dịch tễ lớn mới có các tủ lạnh sâu bảo quản được những loại vaccine cần nhiệt độ cực thấp như vaccine của Pfizer. Các bệnh viện thì cũng chủ yếu bảo quản vaccine trong các loại tủ lạnh thông thường. Còn các trung tâm y tế ở các quận huyện, địa phương hay các đơn vị doanh nghiệp thì khỏi nói. Vì thế, ở Việt Nam, nhiều khi vaccine đến được với người dân thì chất lượng cũng khó khẳng định là còn đúng theo tiêu chuẩn. Đấy là chưa kể người dân Việt Nam không có thói quen đi khám định kỳ, có nhiều bệnh nhưng cứ nghĩ mình khoẻ, lại không ai biết, nên nhiều khi tiêm vaccine vào lại phản ứng nặng,” anh H chia sẻ với VOA.

Trước tình trạng hiện nay, anh H nói anh sẽ để mọi người tiêm trước chứ không dùng các mối quan hệ trong lĩnh vực y tế để được ưu tiên tiêm vaccine. Anh bảo ‘chả việc gì phải bỏ tiền ra để tiêm những loại vaccine mà mình không mong muốn’. Anh sẽ tiếp tục chờ đợi thêm một thời gian nữa để theo dõi xem tình hình triển khai vaccine tại Việt Nam. Khi có những lô vaccine thực sự chất lượng của Pfizer hay Moderna thì anh sẽ đến trực tiếp những trung tâm dịch tễ tiếp nhận vaccine để được tiêm cho an toàn, anh cho biết.