Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon thừa nhận việc giàn xếp cho hội nghị hòa bình quốc tế nhằm chấm dứt cuộc nội chiến Syria không có nhiều tiến bộ và chưa thể ấn định ngày khai mạc hội nghị. Ông Ban cho biết như thế hôm thứ tư sau khi phe đối lập Syria đòi cộng đồng quốc tế ấn định thời hạn chót để Tổng thống Bashar al-Assad rời khỏi chức vụ.
Trong cuộc họp tại Istanbul hôm thứ tư, các nhà lãnh đạo phe đối lập Syria nói rằng họ muốn có “những sự bảo đảm quốc tế có tính chất ràng buộc” cho điều mà họ gọi là “sự loại bỏ người đứng đầu chế độ” và bộ chỉ huy quân sự của chế độ.
Tuy nhiên, Tổng thống Syria Bashar al-Assad tiếp tục bày tỏ thái độ cứng rắn. Ông nói rằng ông nhất định giữ chức tổng thống cho tới khi các cuộc bầu cử được tổ chức vào năm 2014 và có thể ông sẽ ra tranh cử cho một nhiệm kỳ nữa.
Bộ trưởng Nội vụ Syria, ông Mohamad al-Shaar, cũng đưa ra một tuyên bố cứng rắn trong ngày thứ tư.
Ông Al-Shaar nói: "Syria hôm nay, với sức kháng cự và nghị lực của mình, đang xoay chuyển tình thế trong cuộc chiến đấu chống lại bọn thực dân, bất kể bọn chúng là thuộc phe đế quốc hay là những phần tử theo chủ nghĩa Đại Do Thái cùng với những kẻ tay sai của bọn chúng và những phần tử khủng bố. Syria đang ngăn chận dã tâm của bọn chúng."
Hoa Kỳ và Nga đang tìm cách tổ chức một hộïi nghị hòa bình ở Geneve để tìm kiếm một giải pháp cho vụ xung đột đẫm máu ở Syria. Nhưng tình hình đã trở nên phức tạp vì Moskova định đưa phi đạn tới Damascus trong lúc Liên hiệp Âu châu quyết định thu hồi một lệnh cấm xuất khẩu vũ khí để giúp cho các chiến binh của phe nổi dậy. Thêm vào đó, nhóm chủ chiến Hezbollah đặt căn cứ ở Li Băng thừa nhận là họ đang tham gia cuộc giao tranh ở Syria và Iran cho biết họ đã được mời tham dự hộïi nghị hòa bình Syria.
Trong một bối cảnh phức tạp như vậy, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon cho biết chưa thể ấn định ngày giờ cho hội nghị Geneve do Liên hiệp quốc bảo trợ.
Ông Ban nói: "Chúng tôi phải chờ xem các nhóm đối lập bàn luận như thế nào về các vấn đề đoàn kết của họ. Chúng tôi trông mong các nhóm đối lập sẽ đến dự hộïi nghị như một đại diện duy nhất với sự đoàn kết và thống nhất. Chúng tôi cũng có những vấn đề khác – những vấn đề về sự tham dự: ai là người nên đến dự hội nghị này."
Ông Ban Ki Moon cho biết như thế không bao lâu sau khi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc thông qua một nghị quyết lên án những vụ vi phạm nhân quyền ở Syria. Cao ủy trưởng Nhân quyền Liên hiệp quốc Navi Pillay cảnh báo rằng giao tranh ở Syria có thể tạo bất ổn cho toàn thể khu vực.
Bà Pillay cho biết: "Tình hình ở Syria phản ánh một sự thất bại thê thảm trong việc bảo vệ thường dân. Ngày này sang ngày khác, trẻ em phụ nữ và đàn ông phải chịu đựng sự thô bạo của bạo động không kiềm chế và những vụ vi phạm nhân quyền trắng trợn của tất cả các bên."
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng chỉ trích nghị quyết của Liên hiệp quốc.
Ông Lavrov nói: "Ngay từ lúc đầu của cuộc xung đột này chúng tôi đã lập đi lập lại và không ngớt cảnh báo về những mưu toan nhằm quốc tế hóa cuộc xung đột. Bất chấp sự cảnh báo này, làn sóng của những phần tử hiếu chiến từ nước ngoài đã không ngừng gia tăng, kể cả từ Li Băng và những nước khác ở Trung Đông và Bắc Phi, từ Âu châu và những vùng khác trong vài tháng qua. Lượng vũ khí mà các phần tử hiếu chiến nhận được cũng đã gia tăng."
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng nước bà sẽ không bán vũ khí cho một quốc gia đang có nội chiến.
Bà Merkel nói: "Chúng ta nên làm tất cả những gì chúng ta có thể làm để đạt được một giải pháp chính trị vì giải pháp thật sự cho Syria là giải pháp chính trị. Đó là lý do vì sao tôi trông đợi hộïi nghị Syria sẽ được tổ chức."
Cuộc xung đột Syria đã kéo dài hơn hai năm và gây tử vong cho hơn 80.000 người.
Trong cuộc họp tại Istanbul hôm thứ tư, các nhà lãnh đạo phe đối lập Syria nói rằng họ muốn có “những sự bảo đảm quốc tế có tính chất ràng buộc” cho điều mà họ gọi là “sự loại bỏ người đứng đầu chế độ” và bộ chỉ huy quân sự của chế độ.
Bộ trưởng Nội vụ Syria, ông Mohamad al-Shaar, cũng đưa ra một tuyên bố cứng rắn trong ngày thứ tư.
Ông Al-Shaar nói: "Syria hôm nay, với sức kháng cự và nghị lực của mình, đang xoay chuyển tình thế trong cuộc chiến đấu chống lại bọn thực dân, bất kể bọn chúng là thuộc phe đế quốc hay là những phần tử theo chủ nghĩa Đại Do Thái cùng với những kẻ tay sai của bọn chúng và những phần tử khủng bố. Syria đang ngăn chận dã tâm của bọn chúng."
Hoa Kỳ và Nga đang tìm cách tổ chức một hộïi nghị hòa bình ở Geneve để tìm kiếm một giải pháp cho vụ xung đột đẫm máu ở Syria. Nhưng tình hình đã trở nên phức tạp vì Moskova định đưa phi đạn tới Damascus trong lúc Liên hiệp Âu châu quyết định thu hồi một lệnh cấm xuất khẩu vũ khí để giúp cho các chiến binh của phe nổi dậy. Thêm vào đó, nhóm chủ chiến Hezbollah đặt căn cứ ở Li Băng thừa nhận là họ đang tham gia cuộc giao tranh ở Syria và Iran cho biết họ đã được mời tham dự hộïi nghị hòa bình Syria.
Trong một bối cảnh phức tạp như vậy, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon cho biết chưa thể ấn định ngày giờ cho hội nghị Geneve do Liên hiệp quốc bảo trợ.
Ông Ban nói: "Chúng tôi phải chờ xem các nhóm đối lập bàn luận như thế nào về các vấn đề đoàn kết của họ. Chúng tôi trông mong các nhóm đối lập sẽ đến dự hộïi nghị như một đại diện duy nhất với sự đoàn kết và thống nhất. Chúng tôi cũng có những vấn đề khác – những vấn đề về sự tham dự: ai là người nên đến dự hội nghị này."
Ông Ban Ki Moon cho biết như thế không bao lâu sau khi Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc thông qua một nghị quyết lên án những vụ vi phạm nhân quyền ở Syria. Cao ủy trưởng Nhân quyền Liên hiệp quốc Navi Pillay cảnh báo rằng giao tranh ở Syria có thể tạo bất ổn cho toàn thể khu vực.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng chỉ trích nghị quyết của Liên hiệp quốc.
Ông Lavrov nói: "Ngay từ lúc đầu của cuộc xung đột này chúng tôi đã lập đi lập lại và không ngớt cảnh báo về những mưu toan nhằm quốc tế hóa cuộc xung đột. Bất chấp sự cảnh báo này, làn sóng của những phần tử hiếu chiến từ nước ngoài đã không ngừng gia tăng, kể cả từ Li Băng và những nước khác ở Trung Đông và Bắc Phi, từ Âu châu và những vùng khác trong vài tháng qua. Lượng vũ khí mà các phần tử hiếu chiến nhận được cũng đã gia tăng."
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng nước bà sẽ không bán vũ khí cho một quốc gia đang có nội chiến.
Bà Merkel nói: "Chúng ta nên làm tất cả những gì chúng ta có thể làm để đạt được một giải pháp chính trị vì giải pháp thật sự cho Syria là giải pháp chính trị. Đó là lý do vì sao tôi trông đợi hộïi nghị Syria sẽ được tổ chức."
Cuộc xung đột Syria đã kéo dài hơn hai năm và gây tử vong cho hơn 80.000 người.