Trong ít giờ tới, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ có cuộc hội kiến chính thức với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc, đánh dấu lần thứ hai một chủ tịch nước của Việt Nam gặp nhà lãnh đạo cao nhất của Hoa Kỳ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995.
Ðược biết chương trình nghị sự của hai vị nguyên thủ sẽ bao gồm việc Việt Nam gia nhập vào thỏa thuận thương mại tự do Ðối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn đầu, vấn đề mà Việt Nam vẫn tích cực vận động từ nhiều tháng nay.
Tại buổi chiêu đãi của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry vào ngày hôm qua, ông Sang bày tỏ mong muốn thấy cuộc đàm phán với 12 quốc gia sớm đạt được thỏa thuận. Ông Sang nói đó "phải là một hiệp định cân bằng vì các mục tiêu phát triển và tính đến tính đa dạng về trình độ phát triển của các thành viên".
Ðại diện thương mại Hoa Kỳ Michael Froman ngày hôm qua ra thông cáo cho biết Việt Nam đã có những bước tiến dài trong việc giải quyết những thách thức để đáp ứng những tiêu chuẩn cao của TPP, nhưng hai nước vẫn còn nhiều việc cần làm cùng nhau.
Tuy nhiên, nghiệp đoàn lao động Teamsters và tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch đã lên tiếng kêu gọi đình chỉ những cuộc đàm phán thương mại với Việt Nam cho đến khi nước này cho thấy có những cải thiện trong việc bảo vệ quyền của người lao động, môi trường làm việc, và nhân quyền.
Ông Jim Hoffa, Chủ tịch Teamsters nói: “Tổng thống Obama phải buộc Việt Nam chịu trách nhiệm về thành tích nhân quyền và quyền người lao động trước khi tưởng thưởng cho nước này thêm nhiều đặc quyền về mậu dịch.”
Theo dự kiến Tổng thống Obama cũng sẽ nêu lên những quan ngại về vấn đề nhân quyền với Việt Nam trong cuộc gặp.
Từ mấy ngày nay, nhiều dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ và những tổ chức vận động nhân quyền đã tổ chức họp báo và gửi thư hối thúc ông Obama gây áp lực với ông Trương Tấn Sang về vấn đề này.
Mới đây, thêm 5 thượng nghị sĩ Mỹ cũng gửi thư yêu cầu ông Obama đưa “thành tích nhân quyền kém cỏi” của Việt Nam vào làm điểm thảo luận quan trọng trong cuộc họp với ông Sang.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tăng cường đàn áp và bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến và hạn chế tự do Internet. Số những nhà hoạt động, blogger và đấu tranh đòi tự do tôn giáo bị kết án trong nửa đầu năm nay đã vượt quá tổng số người bị kết án vào năm ngoái.
Trong bài xã luận đăng tải ngày hôm qua, báo Wall Street Journal nói ông Sang cần được nghe Tòa Bạch Ốc lớn tiếng nói rõ về thành tích nhân quyền của mình.
Nguồn: WSJ, Bloomberg, Reuters, Vietnam News Agency
Ðược biết chương trình nghị sự của hai vị nguyên thủ sẽ bao gồm việc Việt Nam gia nhập vào thỏa thuận thương mại tự do Ðối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn đầu, vấn đề mà Việt Nam vẫn tích cực vận động từ nhiều tháng nay.
Tại buổi chiêu đãi của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry vào ngày hôm qua, ông Sang bày tỏ mong muốn thấy cuộc đàm phán với 12 quốc gia sớm đạt được thỏa thuận. Ông Sang nói đó "phải là một hiệp định cân bằng vì các mục tiêu phát triển và tính đến tính đa dạng về trình độ phát triển của các thành viên".
Ðại diện thương mại Hoa Kỳ Michael Froman ngày hôm qua ra thông cáo cho biết Việt Nam đã có những bước tiến dài trong việc giải quyết những thách thức để đáp ứng những tiêu chuẩn cao của TPP, nhưng hai nước vẫn còn nhiều việc cần làm cùng nhau.
Tuy nhiên, nghiệp đoàn lao động Teamsters và tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch đã lên tiếng kêu gọi đình chỉ những cuộc đàm phán thương mại với Việt Nam cho đến khi nước này cho thấy có những cải thiện trong việc bảo vệ quyền của người lao động, môi trường làm việc, và nhân quyền.
Ông Jim Hoffa, Chủ tịch Teamsters nói: “Tổng thống Obama phải buộc Việt Nam chịu trách nhiệm về thành tích nhân quyền và quyền người lao động trước khi tưởng thưởng cho nước này thêm nhiều đặc quyền về mậu dịch.”
Theo dự kiến Tổng thống Obama cũng sẽ nêu lên những quan ngại về vấn đề nhân quyền với Việt Nam trong cuộc gặp.
Từ mấy ngày nay, nhiều dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ và những tổ chức vận động nhân quyền đã tổ chức họp báo và gửi thư hối thúc ông Obama gây áp lực với ông Trương Tấn Sang về vấn đề này.
Mới đây, thêm 5 thượng nghị sĩ Mỹ cũng gửi thư yêu cầu ông Obama đưa “thành tích nhân quyền kém cỏi” của Việt Nam vào làm điểm thảo luận quan trọng trong cuộc họp với ông Sang.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tăng cường đàn áp và bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến và hạn chế tự do Internet. Số những nhà hoạt động, blogger và đấu tranh đòi tự do tôn giáo bị kết án trong nửa đầu năm nay đã vượt quá tổng số người bị kết án vào năm ngoái.
Trong bài xã luận đăng tải ngày hôm qua, báo Wall Street Journal nói ông Sang cần được nghe Tòa Bạch Ốc lớn tiếng nói rõ về thành tích nhân quyền của mình.
Nguồn: WSJ, Bloomberg, Reuters, Vietnam News Agency