Hoa Kỳ trong năm 2013 đã tiến hành các bước để chuyển tài nguyên quân sự, ngoại giao và kinh tế sang Châu Á, trong khuôn khổ chính sách xoay trục sang Á châu, tuy nhiên chính sách này đã bị chệch hướng vì những sự xung đột giữa các đồng minh và một nước Trung Quốc có thái độ gây hấn hơn.
Chuyến đi của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden sang Đông Á nhằm mục đích trấn an các đồng minh Nhật Bản và Nam Triều Tiên về kế hoạch của Mỹ tăng cường các tài nguyên cho khu vực này.
Tuy nhiên, quyết định của Trung Quốc bất ngờ nới rộng khu vực phòng không chồng chéo với các vùng lãnh hải đang tranh chấp tại biển Hoa Đông trở thành đề tài nóng được bàn cãi. Phó Tổng Thống Biden:
“Thay mặt Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi muốn khẳng định rõ ràng rằng chúng tôi không công nhận khu phòng không này. Việc Trung Quốc tuyên bố khu phòng không không ảnh hưởng mảy may đến các hoạt động của chúng tôi. Chúng tôi cũng nhấn mạnh rõ ràng rằng Hoa Kỳ trông đợi Trung Quốc sẽ không có hành động nào có thể tăng căng thẳng và tăng nguy cơ căng thẳng leo thang.”
Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ tỏ thái độ thách thức bằng cách điều máy bay quân sự bay vào khu vực này, trong khi Nam Triều Tiên cũng nới rộng khu phòng không của mình, trùng lắp một phần với khu phòng không mà Trung Quốc mới tuyên bố.
Ông Dan Pinkston thuộc Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế cho rằng nguy cơ đối với các phi cơ dân sự do quyết định của Trung Quốc nới rộng khu phòng không- ADIZ, đã bị phóng đại quá mức.
“Trung Quốc không phục vụ bất cứ lợi ích nào khi can thiệp vào bất cứ hoạt động nào như thế. Vấn đề ở đây dĩ nhiên là các phi cơ quân sự. Tôi tin Trung Quốc sẽ đòi quyền tài phán để can thiệp hay có hành động chống các phi cơ nước ngoài bay chung quanh các đảo đang trong vòng tranh chấp trong Biển phía Đông Trung Hoa. Nhưng họ có thực sự muốn leo thang căng thẳng, hay ra tay bằng một hành động thù nghịch hay không. Tôi không tin họ muốn điều đó trong lúc này. Nhưng nếu thực sự muốn thì có lẽ Trung Quốc có khả năng làm điều đó.”
Ngoài ra, để khẳng định sức mạnh quân sự, Trung Quốc đã đưa hàng không mẫu hạm mới của nước này vào vùng biển phía Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền với Brunei, Malaysia, Philippine, Đài Loan và Việt Nam.
Giữa lúc Phó Tổng Thống Mỹ đang thực hiện chuyến công du Á Châu, một tàu chiến Trung Quốc đã cắt ngang một tàu chiến Mỹ có trang bị tên lửa hành trình, buộc tàu Mỹ phải đổi hướng để tránh va chạm.
Muốn đối phó với sự trỗi lên của Trung Quốc, Seoul và Tokyo đã phải hàn gắn các quan hệ song phương. Ngoài ra, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chủ trì một hội nghị ASEAN trong tháng 12, như một phần của nỗ lực thắt chặt quan hệ với các nước láng giềng từng tố cáo Nhật Bản là không thừa nhận các hành động hiếu chiến của mình trong thời Thế Chiến thứ Hai.
Hội nghị thượng đỉnh Nhật-ASEAN nêu bật nhu cầu tự do hàng hải trên biển và trên không, là một cách để nhắc tới những quan tâm trong khu vực liên quan tới Trung Quốc.
Chuyến đi của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden sang Đông Á nhằm mục đích trấn an các đồng minh Nhật Bản và Nam Triều Tiên về kế hoạch của Mỹ tăng cường các tài nguyên cho khu vực này.
Tuy nhiên, quyết định của Trung Quốc bất ngờ nới rộng khu vực phòng không chồng chéo với các vùng lãnh hải đang tranh chấp tại biển Hoa Đông trở thành đề tài nóng được bàn cãi. Phó Tổng Thống Biden:
“Thay mặt Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi muốn khẳng định rõ ràng rằng chúng tôi không công nhận khu phòng không này. Việc Trung Quốc tuyên bố khu phòng không không ảnh hưởng mảy may đến các hoạt động của chúng tôi. Chúng tôi cũng nhấn mạnh rõ ràng rằng Hoa Kỳ trông đợi Trung Quốc sẽ không có hành động nào có thể tăng căng thẳng và tăng nguy cơ căng thẳng leo thang.”
Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ tỏ thái độ thách thức bằng cách điều máy bay quân sự bay vào khu vực này, trong khi Nam Triều Tiên cũng nới rộng khu phòng không của mình, trùng lắp một phần với khu phòng không mà Trung Quốc mới tuyên bố.
Ông Dan Pinkston thuộc Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế cho rằng nguy cơ đối với các phi cơ dân sự do quyết định của Trung Quốc nới rộng khu phòng không- ADIZ, đã bị phóng đại quá mức.
“Trung Quốc không phục vụ bất cứ lợi ích nào khi can thiệp vào bất cứ hoạt động nào như thế. Vấn đề ở đây dĩ nhiên là các phi cơ quân sự. Tôi tin Trung Quốc sẽ đòi quyền tài phán để can thiệp hay có hành động chống các phi cơ nước ngoài bay chung quanh các đảo đang trong vòng tranh chấp trong Biển phía Đông Trung Hoa. Nhưng họ có thực sự muốn leo thang căng thẳng, hay ra tay bằng một hành động thù nghịch hay không. Tôi không tin họ muốn điều đó trong lúc này. Nhưng nếu thực sự muốn thì có lẽ Trung Quốc có khả năng làm điều đó.”
Ngoài ra, để khẳng định sức mạnh quân sự, Trung Quốc đã đưa hàng không mẫu hạm mới của nước này vào vùng biển phía Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền với Brunei, Malaysia, Philippine, Đài Loan và Việt Nam.
Giữa lúc Phó Tổng Thống Mỹ đang thực hiện chuyến công du Á Châu, một tàu chiến Trung Quốc đã cắt ngang một tàu chiến Mỹ có trang bị tên lửa hành trình, buộc tàu Mỹ phải đổi hướng để tránh va chạm.
Muốn đối phó với sự trỗi lên của Trung Quốc, Seoul và Tokyo đã phải hàn gắn các quan hệ song phương. Ngoài ra, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chủ trì một hội nghị ASEAN trong tháng 12, như một phần của nỗ lực thắt chặt quan hệ với các nước láng giềng từng tố cáo Nhật Bản là không thừa nhận các hành động hiếu chiến của mình trong thời Thế Chiến thứ Hai.
Hội nghị thượng đỉnh Nhật-ASEAN nêu bật nhu cầu tự do hàng hải trên biển và trên không, là một cách để nhắc tới những quan tâm trong khu vực liên quan tới Trung Quốc.