Với một phép thử mang sắc thái chính trị, chính quyền quân sự Thái Lan đang bao vây cấm túc các tu sĩ ở một ngôi đền Phật giáo lớn đã gây nên lên cuộc tranh luận về chính trị tôn giáo ở tầm quốc gia. Từ Bangkok, thông tín viên Ron Corben của đài VOA gởi về bài tường trình chi tiết sau đây.
Khu phức hợp đền chùa Wat Phra Dhammakaya, cách thủ đô Bangkok 50 km về phía bắc, tọa lạc trên diện tích 336 hecta, có nhiều đền đài và thiền đường trị giá hàng trăm triệu, nếu không phải hàng tỷ đô la.
Dhammakaya là một trong những tu viện có ảnh hưởng nhất ở Thái Lan, thu hút hàng chục ngàn phật tử đến thiền định, các nhà tu trong và ngoài nước Thái Lan đến thọ giới.
Các nhà phân tích nói rằng ngôi đền đã trở chiến đia của cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng đối với Phật giáo Thái Lan, quốc gia có hơn 90 % trong tổng số 68 triệu dân theo đạo Phật.
Theo các nhà phân tích chính trị, những ảnh hưởng đáng kể của ngôi đền, bao gồm hệ thống phân cấp Phật giáo, được coi là đang thách thức cộng đồng Phật giáo chính thống của Thái Lan.
Sức mạng của vị trụ trì
Trước đây các nhà sư ở khu đền đã kêu gọi công nhận Phật giáo là quốc giáo trong hiến pháp, một động thái mà các chính phủ trước đây đều phản đối.
Hòa thượng Luang Por Dhammajayo, 72 tuổi, phương trượng trụ trì ngôi đền và tài sản vô kể của ngôi đền là đối tượng của nhiều vụ chỉ trích. Các phật tử cho biết là đã cúng dường cho tu viện một khoản tiền rất lớn để có được nhiều công đức.
Tranh cãi bắt đầu xảy ra sau khi một phật tử và cũng là một thành viên cao cấp của một Chương trình tín dụng, đã tham ô 344 triệu đôla, và tặng 42 triệu đôla cho tu viện. Người phụ trách chương trình tín dụng này đang thọ án 16 năm tù vì tội biển thủ. Tu viện cho biết họ đã trả lại cho chương trình tín dụng tổng cộng 30 triệu đôla tiền mặt và ngân phiếu.
Nhưng chính quyền Thái nói rằng Hòa thượng Dhammajayo phải đối mặt với tội danh có liên quan đến các khoản tiền này cũng như các tội danh khác. Trong năm 2016, chính phủ đã ra bắt giữ vị trụ trì, nhưng hòa thượng không đồng ý, ngài không chịu nạp mình cho chính quyền.
Đội ngũ pháp lý của phương trượng trụ trì nói với truyền thông địa phương rằng ngài không biết đến các khoản đóng góp của các nguồn quỹ do tham ô.
Chính phủ Thái đang áp dụng các quyền hạn theo hiến pháp lâm thời, trao nhiều quyền hạn cho Thủ tướng Prayuth Chan-ocha để khám xét khu phức hợp của tu viện.
Từ khám xét đến cấm túc
Hàng trăm cảnh sát và các quan chức chính quyền được phái đến ngôi đền kể từ giữa tháng 2, đối đầu với với vòng dây của các nhà sư và những người ủng hộ.
Gotham Areeya, một cố vấn cho Viện Nhân quyền và Nghiên cứu Hòa bình của Đại học Mahidol, cho biết việc cấm túc là một phần của nỗ lực chính thức để "cải cách" Phật giáo và giảm bớt ảnh hưởng của dòng tu Wat Dhammakaya.
Ông Gotham nói: "Khi dòng tu Phật giáo Dhammakaya mở rộng, ngày càng thu hút nhiều phật tử, không chỉ ở Thái Lan, mà còn ở nước ngoài và các quản viên quản lý rất giỏi, họ có thể tổ chức lễ thọ giới cho cả 100.000 nhà sư. Vì vậy, tu viện là một tổ chức rất mạnh và đằng sau đó có rất nhiều tiền."
Một chiến lược tổ chức lễ đại thọ giới và các nghi lễ thu hút hàng chục nghìn phật tử, trong đó có các chính trị gia tầm cỡ, các quan chức và cả cộng đồng doanh nghiệp.
Nhưng ảnh hưởng của ngôi đền cũng đã tạo ra sự chia rẽ trong cộng đồng Phật giáo.
Chia rẻ giữa các nhà lãnh đạo Phật giáo Thái Lan
Các nhà quan sát nói rằng ngôi đền đã tìm cách mở rộng ảnh hưởng nhằm giám sát nền Phật giáo ở Thái Lan cũng như Văn phòng Phật giáo Quốc gia.
Năm 1999, người đứng đầu các chức sắc Phật giáo lúc đó cáo buộc rằng ngôi đền đã xuyên tạc giáo lý Phật giáo, tạo ra mâu thuẫn và buộc nhà sư Dhammajayo hoàn tục, ra phán quyết yêu cầu nhà sư Dhammajayo phải trả lại tất cả các tài sản và tiền bạc có đươc trong thời gian ngài tu hành.
Một cáo buộc hình sự chống lại nhà sư Dhammajayo bị thu hồi vào năm 2006 và việc điều tra của Văn phòng Quốc gia về Phật giáo cũng không đưa ra kết luận "do thiếu chứng cứ."
Nhưng chính phủ quân sự từ khi nắm quyền vào năm 2014 đã chống lại ảnh hưởng của ngôi đền, bao gồm cả các cơ sở trong hệ thống Phật giáo.
Việc bổ nhiệm một phương trượng mới, ngài Ariavongsagatanana, xảy ra sau khi có những thay đổi pháp lý trong việc trao quyền cho tân vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn, quyền được lựa chọn người đứng đầu các chức sắc Phật giáo.
Việc bổ nhiệm này có nghĩa là từ bỏ việc bổ nhiệm trước đó của một vị chức sắc được cho là có quan hệ thận mật với đền Wat Dhammakaya.
Trong một động thái khác, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã bãi nhiệm Chủ tịch Văn phòng Phật giáo Quốc gia và đưa một thành viên của Phòng Điều tra đặc biệt thuộc Bộ Tư pháp (DSI) vào vị trí này.
Ông Prayut cũng ra lệnh cho quân đội và cảnh sát tiếp tục truy lùng vị trụ trì của ngôi đền. Các nhóm Phật tử đã được kêu gọi chính phủ nên hủy bỏ lệnh bắt ngài trụ trì.
Truy lùng vị trụ trì
Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwan cho biết chính phủ quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh việc tìm kiếm ngài trụ trì.
Ông Prawit nói với truyền thông địa phương như sau: "Việc tìm kiếm ngài trụ trì sẽ được tiếp tục, cho dù có mất bao nhiêu tuần hoặc thậm chí cả một năm ... nhà chức trách đang cố gắng tránh gây ra đối đầu bạo lực. Nhưng việc tiếp tục thực thi luật pháp là điều cần thiết."
Ông Panitan Wattanayagorn, một khoa học gia về chính trị và cố vấn cho ông Prawit, cho biết trước đây đã có một đề nghị để ngài Dhammajayo đến trình diện tại tòa án, nhưng đề nghị đó đã bị từ chối.
Ông Panitan nói với đài VOA: "Vì vậy, chính phủ không thể không thực thi pháp luật. Có những nỗ lực để tránh gây ra hậu quả khi thực thi những bước tiếp theo những thách thức pháp lý này."
Ông nói chính phủ tránh một cuộc đối đầu gây bạo lực. Các quan chức "phải tham gia một cách hòa bình và họ phải đảm bảo rằng có một giải pháp mà hầu hết mọi người chấp nhận."
Ngài Mano Laohavanich, một cựu tu sĩ cấp cao tại đền người đã huấn chỉ lời dạy của dòng tu Dhammajayo sau 17 năm, cho rằng ngài phương trượng trụ trì vẫn còn lưu lại ở trong ngôi đền và ngài tránh không để bị bắt.
Tu sĩ Mano nói với đài VOA: "Tôi không nghĩ rằng việc cấm túc sẽ kéo dài - có thể dài lắm là một hoặc hai tuần. Các giới chức an ninh phải giải tán đám đông tại khu chợ địa phương, những người phản đối chính phủ. Sau họ sẽ cắt đường dây tải điện dẫn vào ngôi đền và họ sẽ làm như thế. Ông nói chính phủ ở thế thượng phong trong cuộc đối đầu này và không còn đường cho vị trụ trì trốn thoát.