SEOUL —
Tuần này, một tòa án Hoa Kỳ sẽ mở phiên xử về vụ tai tiếng hối lộ của Hải quân Hoa Kỳ có liên quan đến hàng triệu đôla lệ phí quá mức về dịch vụ dành cho các tàu Mỹ tại các cảng Á châu. Các cáo trạng đối với 2 doanh gia làm việc ở Singapore, một cấp chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ và một điều tra viên cấp cao của Hải quân đã gây kinh động trong vùng vì vụ này còn cho thấy những rạn nứt về an ninh quân đội. Từ Seoul, thông tín viên VOA Daniel Schearf ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Một tòa án liên bang ở San Diego sẽ mở một phiên điều trần trước vụ xử chỉ huy Hải quân Mỹ Micheal Misiewicz, điều tra viên Hải quân John Beliveau, và các nhân viên hợp đồng quốc phòng Leonard Francis và Alex Wisidigama. Những người vừa kể đang bị truy tố về tội đồng mưu hối lộ. Tất cả đều không nhận tội.
Ban công tố nói công ty hợp đồng có trụ sở ở Singapore, Glen Defense Marine Asia (GDMA) đã tặng cho nhân viên Hải quân các quà cáp, kể cả gái điếm, các chuyến du lịch hạng sang, và vé hòa nhạc.
Ðổi lại, Michael Misiewicz bị tố cáo là đã đưa các tàu Hải quân có căn cứ chủ yếu ở Nhật Bản đi thăm các cảng kiểm soát lơi là ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Các công tố viên nói Glen Defense Marine Asia sau đó tính tiền thêm vào lệ phí cho Hải quân hàng triệu đôla về thực phẩm, nhiên liệu, thải rác và các dịch vụ khác qua những hóa đơn gian lận và thuế biểu giả mạo.
Ðiều tra viên Hải quân Beliveau bị tố cáo đã cung cấp cho Francis, người đứng đầu công ty, thông tin nội bộ về cuộc điều tra kéo dài 3 năm để cảnh báo ông ta và giúp chuẩn bị cách biện hộ.
Ông Carl Thayer là một cựu giáo sư tại Học viện Quốc phòng Australia. Phát biểu qua Skype, ông nói vụ tai tiếng Hải quân ở một tầm mức mà ông chưa từng thấy.
“Ðã có những dịp lẻ loi khi các báo cáo được tiết lộ về những người 'hở môi làm đắm tàu', đưa ra các nhận định công khai hay ở chỗ riêng tư chứa thông tin mật. Nhưng, không ở mức độ có tổ chức và không có liên can đến cụ thể khu vực này trên thế giới trong ký ức gần đây của tôi.”
Chỉ huy trưởng William Marks, người phát ngôn cho Hạm đội 7 của Hoa Kỳ, có căn cứ ở Nhật Bản, thừa nhận các cáo buộc trong vụ tai tiếng này có thể gây phương hại đến khái niệm tin tưởng đối với bộ chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ.
“Vì thế, những chuyện này chắc chắn gân khó khăn cho chúng tôi trong Hải quân, nhưng chúng tôi vẫn tự hào phần nào trong việc giữ các tiêu chuẩn ở mức cao nhất có thể được. Hải quân được tiếng về tinh thần trách nhiệm. Chủ yếu, hơn hết thẩy mọi thứ, chúng tôi hết sức quan tâm đến trách nhiệm chung cuộc của sĩ quan chỉ huy.”
Chỉ huy hải quân Misiewicz cũng bị cáo buộc đã cung cấp cho ông Francis thông tin mật về sự đi lại trong vùng của chiến hạm theo như kế hoạch, hàng tháng trước, mặc dù cả hai người đều chưa bị truy tố về tội gây nguy cơ cho an ninh quốc gia.
Các đơn kiện có liên quan đến vụ việc đã khiến giới hữu trách ở Australia, một đồng minh chính của Hoa Kỳ, phải điều tra liệu Hải quân Úc có bị ảnh hưởng hay không. GDMA đã cung cấp dịch vụ cho các hải quân ở châu Á từ 25 năm nay, trong đó có cả hải quân Úc, tại các cảng từ Vladivostok cho đến Sydney.
Giáo sư Thayer nói trong khi gây bối tối cho Hải quân Hoa Kỳ ở châu Á, vụ tranh cãi này sẽ làm gia tăng sự dò xét về quan hệ giữa các quân đội và nhân viên hợp đồng.
“Do đó, tôi nghĩ đây là một vụ riêng lẻ. Nó không được coi như là triệu chứng của toàn bộ Hải quân Hoa Kỳ. Những sự việc này lâu lâu vẫn xảy ra… Nhưng điều đáng quan ngại là tác động an ninh tức thời là gì? Và trong trường hợp này, nó liên quan đến sự đi lại của các chiến hạm Hoa Kỳ.”
4 người đã bị bắt hồi tháng 9 và tháng 10 sau khi các sĩ quan Hải quân dụ ông Francis, một công dân Malaysia đến San Diego giả vờ mời dự một cuộc họp doanh nghiệp.
Tờ báo độc lập của quân đội Hoa Kỳ Stars and Stripes loan tin cuộc điều tra về GDMA bắt đầu vào năm 2010 khi khở sự phát hiện hóa đơn khả nghi.
Công ty đã tính tiền cho Hải quân là 110.000 đôla lệ phí hỗ trợ cho các cuộc tập trận thường niên với Hải quân Thái Lan bất kể một thỏa thuận giữa hai nước là không tính phí.
Ðại úy Daniel Dusek của chiếc tàu USS Bonhomme Richard cũng đang bị điều tra và hồi tháng 10 đã bị Phó đề đốc Hugh Wetherald bãi chức. Phát ngôn viên Hải quân Marks nhấn mạnh rằng ông chưa bị truy tố về bất cứ hành vi sai trái nào nhưng cuộc điều tra gây phương hại đến khả năng của ông trong việc lãnh đạo những người thuộc quyền chỉ huy của ông.
“Một phần của những đặc điểm của một sĩ quan chỉ huy là có được sự tin tưởng và tín nhiệm của cả những người thuộc quyền lẫn các cấp trên. Dựa vào phán xét của Ðề đốc Wetherald, đã có sự mất tin tưởng và vì lý do đó, ông đã bãi chức chỉ huy của Ðại uý Dusek.”
4 người bị truy tố có thể lãnh án tù 5 năm nếu bị kết tôi. Nhưng vụ tham nhũng này có thể còn lan rộng hơn. Tài liệu tòa án cáo buộc các nhân viên khác của Hải quân đã nhận các quà biếu của Francis nhưng chưa có danh tính hay chi tiết nào được tiết lộ.
Một tòa án liên bang ở San Diego sẽ mở một phiên điều trần trước vụ xử chỉ huy Hải quân Mỹ Micheal Misiewicz, điều tra viên Hải quân John Beliveau, và các nhân viên hợp đồng quốc phòng Leonard Francis và Alex Wisidigama. Những người vừa kể đang bị truy tố về tội đồng mưu hối lộ. Tất cả đều không nhận tội.
Ban công tố nói công ty hợp đồng có trụ sở ở Singapore, Glen Defense Marine Asia (GDMA) đã tặng cho nhân viên Hải quân các quà cáp, kể cả gái điếm, các chuyến du lịch hạng sang, và vé hòa nhạc.
Ðổi lại, Michael Misiewicz bị tố cáo là đã đưa các tàu Hải quân có căn cứ chủ yếu ở Nhật Bản đi thăm các cảng kiểm soát lơi là ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Các công tố viên nói Glen Defense Marine Asia sau đó tính tiền thêm vào lệ phí cho Hải quân hàng triệu đôla về thực phẩm, nhiên liệu, thải rác và các dịch vụ khác qua những hóa đơn gian lận và thuế biểu giả mạo.
Ðiều tra viên Hải quân Beliveau bị tố cáo đã cung cấp cho Francis, người đứng đầu công ty, thông tin nội bộ về cuộc điều tra kéo dài 3 năm để cảnh báo ông ta và giúp chuẩn bị cách biện hộ.
Ông Carl Thayer là một cựu giáo sư tại Học viện Quốc phòng Australia. Phát biểu qua Skype, ông nói vụ tai tiếng Hải quân ở một tầm mức mà ông chưa từng thấy.
“Ðã có những dịp lẻ loi khi các báo cáo được tiết lộ về những người 'hở môi làm đắm tàu', đưa ra các nhận định công khai hay ở chỗ riêng tư chứa thông tin mật. Nhưng, không ở mức độ có tổ chức và không có liên can đến cụ thể khu vực này trên thế giới trong ký ức gần đây của tôi.”
Chỉ huy trưởng William Marks, người phát ngôn cho Hạm đội 7 của Hoa Kỳ, có căn cứ ở Nhật Bản, thừa nhận các cáo buộc trong vụ tai tiếng này có thể gây phương hại đến khái niệm tin tưởng đối với bộ chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ.
“Vì thế, những chuyện này chắc chắn gân khó khăn cho chúng tôi trong Hải quân, nhưng chúng tôi vẫn tự hào phần nào trong việc giữ các tiêu chuẩn ở mức cao nhất có thể được. Hải quân được tiếng về tinh thần trách nhiệm. Chủ yếu, hơn hết thẩy mọi thứ, chúng tôi hết sức quan tâm đến trách nhiệm chung cuộc của sĩ quan chỉ huy.”
Chỉ huy hải quân Misiewicz cũng bị cáo buộc đã cung cấp cho ông Francis thông tin mật về sự đi lại trong vùng của chiến hạm theo như kế hoạch, hàng tháng trước, mặc dù cả hai người đều chưa bị truy tố về tội gây nguy cơ cho an ninh quốc gia.
Các đơn kiện có liên quan đến vụ việc đã khiến giới hữu trách ở Australia, một đồng minh chính của Hoa Kỳ, phải điều tra liệu Hải quân Úc có bị ảnh hưởng hay không. GDMA đã cung cấp dịch vụ cho các hải quân ở châu Á từ 25 năm nay, trong đó có cả hải quân Úc, tại các cảng từ Vladivostok cho đến Sydney.
Giáo sư Thayer nói trong khi gây bối tối cho Hải quân Hoa Kỳ ở châu Á, vụ tranh cãi này sẽ làm gia tăng sự dò xét về quan hệ giữa các quân đội và nhân viên hợp đồng.
“Do đó, tôi nghĩ đây là một vụ riêng lẻ. Nó không được coi như là triệu chứng của toàn bộ Hải quân Hoa Kỳ. Những sự việc này lâu lâu vẫn xảy ra… Nhưng điều đáng quan ngại là tác động an ninh tức thời là gì? Và trong trường hợp này, nó liên quan đến sự đi lại của các chiến hạm Hoa Kỳ.”
4 người đã bị bắt hồi tháng 9 và tháng 10 sau khi các sĩ quan Hải quân dụ ông Francis, một công dân Malaysia đến San Diego giả vờ mời dự một cuộc họp doanh nghiệp.
Tờ báo độc lập của quân đội Hoa Kỳ Stars and Stripes loan tin cuộc điều tra về GDMA bắt đầu vào năm 2010 khi khở sự phát hiện hóa đơn khả nghi.
Công ty đã tính tiền cho Hải quân là 110.000 đôla lệ phí hỗ trợ cho các cuộc tập trận thường niên với Hải quân Thái Lan bất kể một thỏa thuận giữa hai nước là không tính phí.
Ðại úy Daniel Dusek của chiếc tàu USS Bonhomme Richard cũng đang bị điều tra và hồi tháng 10 đã bị Phó đề đốc Hugh Wetherald bãi chức. Phát ngôn viên Hải quân Marks nhấn mạnh rằng ông chưa bị truy tố về bất cứ hành vi sai trái nào nhưng cuộc điều tra gây phương hại đến khả năng của ông trong việc lãnh đạo những người thuộc quyền chỉ huy của ông.
“Một phần của những đặc điểm của một sĩ quan chỉ huy là có được sự tin tưởng và tín nhiệm của cả những người thuộc quyền lẫn các cấp trên. Dựa vào phán xét của Ðề đốc Wetherald, đã có sự mất tin tưởng và vì lý do đó, ông đã bãi chức chỉ huy của Ðại uý Dusek.”
4 người bị truy tố có thể lãnh án tù 5 năm nếu bị kết tôi. Nhưng vụ tham nhũng này có thể còn lan rộng hơn. Tài liệu tòa án cáo buộc các nhân viên khác của Hải quân đã nhận các quà biếu của Francis nhưng chưa có danh tính hay chi tiết nào được tiết lộ.