Philippines và Hoa Kỳ hôm nay bắt đầu các cuộc diễn tập quân sự tại một căn cứ hải quân đối mặt với vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, giữa lúc hai nước đồng minh khẳng định các quan hệ quân sự song phương đang được tăng cường.
Pháp Tấn xã hôm nay tường thuật rằng khoảng 2,300 binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến của cả hai bên đang tham gia cuộc diễn tập quân sự hàng năm, diễn ra tại căn cứ quân sự ở San Antonio, một thị trấn nằm trên bờ biển phía Tây của đảo Luzon đối mặt với Biển Đông.
Các cuộc tập trận diễn ra ngay trước chuyến đi thăm Philippines đầu tiên của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama vào tháng tới.
Trong bài diễn văn khai mạc cuộc tập trận, Phó Tư Lệnh Hải Quân Philippines, Đề đốc Jaime Bernardino phát biểu:
“Các cuộc diễn tập đa phương và những hiệp định rất thiết yếu cho sự hợp tác và tình trạng sẵn sàng ứng chiến của một lực lượng đa năng, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền và quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.”
Được biết, hai tàu đổ bộ của Mỹ, tàu USS Boxer và tàu USS New Orleans sẽ tham gia cuộc diễn tập kéo dài 3 tuần bao gồm các cuộc tập trận huấn luyện không quân, bộ binh và đổ bộ.
Thiếu Tướng Remigio Valdez, chỉ huy các cuộc diễn tập của Philippines, cho hay trong khuôn khổ cuộc tập trận chung, hai bên sẽ diễn tập các cuộc đổ bộ để tái chiếm các hòn đảo bị các lực lượng thù địch chiếm đóng.
Căn cứ hải quân San Antonio chỉ cách bãi cạn Scarborough 220 km, một trong những điểm nóng trong cuộc tranh chấp đất đai giữa Philippines và Trung Quốc.
Vùng lãnh địa Trung Quốc gần nhất là đảo Hải Nam, cách điểm nóng này tới 650 km.
Philippines đang vận động sự hậu thuẫn quân sự của Mỹ để đối trọng với điều mà Manila cho là mối đe dọa do Trung Quốc đặt ra tại vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của họ trong Biển Đông. Manila hoan nghênh các cuộc diễn tập quân sự Mỹ-Phi là thêm một mảng khác trong nỗ lực xây dựng các khả năng quốc phòng của đất nước.
Các cuộc diễn tập diễn ra giữa lúc hai nước đồng minh tiến gần hơn tới một thỏa thuận sẽ nới rộng sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Philippines, trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục lên cao giữa lúc Philippines và Việt Nam tố cáo những hành động ngày càng gây hấn hơn của Trung Quốc để đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông.
Pháp Tấn xã hôm nay tường thuật rằng khoảng 2,300 binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến của cả hai bên đang tham gia cuộc diễn tập quân sự hàng năm, diễn ra tại căn cứ quân sự ở San Antonio, một thị trấn nằm trên bờ biển phía Tây của đảo Luzon đối mặt với Biển Đông.
Các cuộc tập trận diễn ra ngay trước chuyến đi thăm Philippines đầu tiên của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama vào tháng tới.
Trong bài diễn văn khai mạc cuộc tập trận, Phó Tư Lệnh Hải Quân Philippines, Đề đốc Jaime Bernardino phát biểu:
“Các cuộc diễn tập đa phương và những hiệp định rất thiết yếu cho sự hợp tác và tình trạng sẵn sàng ứng chiến của một lực lượng đa năng, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền và quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.”
Được biết, hai tàu đổ bộ của Mỹ, tàu USS Boxer và tàu USS New Orleans sẽ tham gia cuộc diễn tập kéo dài 3 tuần bao gồm các cuộc tập trận huấn luyện không quân, bộ binh và đổ bộ.
Thiếu Tướng Remigio Valdez, chỉ huy các cuộc diễn tập của Philippines, cho hay trong khuôn khổ cuộc tập trận chung, hai bên sẽ diễn tập các cuộc đổ bộ để tái chiếm các hòn đảo bị các lực lượng thù địch chiếm đóng.
Căn cứ hải quân San Antonio chỉ cách bãi cạn Scarborough 220 km, một trong những điểm nóng trong cuộc tranh chấp đất đai giữa Philippines và Trung Quốc.
Vùng lãnh địa Trung Quốc gần nhất là đảo Hải Nam, cách điểm nóng này tới 650 km.
Philippines đang vận động sự hậu thuẫn quân sự của Mỹ để đối trọng với điều mà Manila cho là mối đe dọa do Trung Quốc đặt ra tại vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của họ trong Biển Đông. Manila hoan nghênh các cuộc diễn tập quân sự Mỹ-Phi là thêm một mảng khác trong nỗ lực xây dựng các khả năng quốc phòng của đất nước.
Các cuộc diễn tập diễn ra giữa lúc hai nước đồng minh tiến gần hơn tới một thỏa thuận sẽ nới rộng sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Philippines, trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục lên cao giữa lúc Philippines và Việt Nam tố cáo những hành động ngày càng gây hấn hơn của Trung Quốc để đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông.