Các trường tôn giáo đang mọc lên tại Thổ Nhĩ Kỳ

  • Dorian Jones

Học sinh Thổ Nhĩ Kỳ trong một lớp học vi tính tại một trưởng tôn giáo ở Istanbul

Trong tháng này, nhiều phụ huynh học sinh tại Thổ Nhĩ Kỳ ngạc nhiên vào ngày khai giảng niên học mới khi phát hiện ra rằng các trường của con em họ đã trở thành những định chế tôn giáo, hay Imam Hatips. Những biến đổi này là một phần trong kế hoạch cải tổ hệ thống giáo dục của chính phủ có cội nguồn Hồi Giáo.

Tại trường trung học cấp hai Mehmet Akif, các phụ huynh đang đợi để đón con em họ. Chương trình giáo dục ở đây đã thay đổi thành một trường Hồi Giáo, có vẻ bề ngoài là một trường huấn luyện các thầy tế và các giáo sĩ khác. Người cha này hết sức lo âu.

Ông nói rằng, “Họ sẽ bảo choàng khăn chùm đầu lên con bạn và nó sẽ phải mặc áo choàng dài. Họ sẽ đem nhiều y phục đen vào trong đời của chúng. Không có ai muốn chuyện này.”

Ông nói thêm rằng, “chúng tôi muốn con em chúng tôi được giáo dục theo những nguyên tắc thế tục. Cho tới nay mọi chuyện vẫn như vậy và chúng tôi hạnh phúc.”

Nhưng, một số phụ huynh hoan nghênh việc thay đổi, như bà mẹ này, người choàng khăn chùm đầu theo Hồi Giáo.

((WOMAN VOX TURKISH, IN & UNDER))

Bà nói, “Chúng tôi là một nước Hồi Giáo và Imam Hatips là để dạy tôn giáo của chúng tôi.” “Đây là điều quan trọng đối với con tôi. Tôi muốn con tôi học tôn giáo của nó. Tất cả những chỉ trích này là phóng đại bởi vì chúng tôi là một nước Hồi Giáo nên tôn giáo phải được dạy trong hệ thống giáo dục của chúng tôi.”

Imam Hatips như trường này, một trong những trường xưa nhất tại Istanbul, đã dạy Thủ tướng Racep Tayyip Erdogan, lúc đầu được thiết lập để dạy các imams. Nhưng những trường này, phối hợp một chương trình giáo dục bình thường với những giờ giáo dục tôn giáo, đã trở thành phổ biến đối với dân số tôn giáo của Thổ Nhĩ Kỳ.

Phối hợp giáo dục tôn giáo như lớp đọc kinh Quran này bên cạnh chương trình giáo dục bình thường có nghĩa là một khối công việc nặng nhọc đặt trên vai các trẻ em.

Nhưng giáo viên Azmi Dogan nói rằng Imam Hatips đóng một vai trò quan trọng cho cộng đồng sùng đạo của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông nói rằng các học sinh được giáo dục trong tất cả mọi lãnh vực của việc nghiên cứu Hồi Giáo hoặc đó là những diễn giải về Hồi Giáo cũng như là những lời của Nhà Tiên Tri. Mỗi học sinh khi tốt nghiệp trường này đủ điều kiện để trở thành một imam hay một viên chức tôn giáo. “Đối với các học sinh, đây không phải là một vấn đề, vì phụ huynh muốn con em họ được nuôi dạy như vậy.”

Các quan sát viên nói rằng Imam Hatips, kể từ khi được thành lập trong thập niên 1950, đã là vấn đề gây tranh cãi trong cuộc tranh luận về một nước theo nguyên tắc thế tục của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong thập niên 1990, nhiều trường loại này bị đóng cửa trong vụ trấn áp, phong trào Hồi Giáo của Thổ Nhĩ Kỳ theo ý kiến của quân đội có chủ trương thế tục.

Đảng cầm quyền của Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy một đạo luật cải tổ trường học hồi đầu năm nay để cho phép các trường học được chuyên về giáo dục tôn giáo phối hợp với một chương trình giáo dục hiện đại.

Việc này gây ra các tranh luận tại quốc hội và các cuộc biểu tình đông đảo bởi những người Thổ Nhĩ Kỳ và các giáo viên theo chủ trương thế tục, nói rằng đạo luật này thúc đẩy một chương trình Hồi Giáo và hạ thấp tiêu chuẩn giáo dục.

Nhưng trợ lý giáo sư xã hội học Kenan Cayir của Trường Đại Học Bilgy ở Istanbul nói rằng, những trường này có thể có một ảnh hưởng tích cực:

“Họ quảng bá sự hiểu biết rằng tôn giáo không nhất thiết phải mâu thuẫn với hiện đại, vì thế tôn giáo và hiện đại có thể đi đôi với nhau. Đây là vấn đề rất gây tranh cãi tại Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì trong nền văn minh thế tục, người ta lý luận rằng tôn giáo nhất thiết mâu thuẫn với hiện đại, vì thế ta phải để tôn giáo ở phía sau.”

Chính phủ có cội nguồn Hồi Giáo nói rằng sự bành trướng Imam Hatips chỉ có mục đích phục hồi những trường học bị đóng cửa trong thập niên 1990.

Nhưng, một tuyên bố như vậy không giúp được bao nhiêu trong việc ngăn chặn sự tức giận ngày càng gia tăng trong số các phụ huynh.

Trong cuộc biểu tình phản đối ở bên ngoài một truờng học mới cải biến, các phụ huynh tuyên bố chính phủ đang áp đặt các trường học lên con em của họ.

Ali Boga, một thành viên quốc hội thuộc đảng cầm quyền AK, nói rằng sự mở rộng Imam Hatips có thể mới chỉ là bước khởi đầu:

“Chúng ta ở đây như là những người tốt nghiệp các Imam Hatip hay các đồng minh. Chúng ta sẽ gia tăng con số các trường này. Chúng ta có cơ hội biến tất cả các trường học thành các trường Imam Hatip.”

Chính phủ đã từ chối không phủ nhận là họ có những kế hoạch như vậy. Thay vào đó, Thủ tướng Erdogan đã bài bác những người chỉ trích các trường học này trong khi bộ trưởng giáo dục nói rằng những người chống đối cải tổ là những người ủng hộ khủng bố hay những người thế tục cuồng tín.

Cuộc tranh luận này cho thấy rằng giáo dục có thể trở thành một chiến trường nữa tại một nước mà tình trạng phân cực ngày càng gia tăng.