Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang bày tỏ các lập trường không cứng rắn hơn trong khi bàn cãi tại các cuộc thương nghị có liên quan đến khoản nợ quốc gia nhắm tìm ra một phương án thay thế cho các biện pháp tăng thuế ồ ạt và giảm mạnh các khoản chi tiêu tự động có hiệu lực vào ngày 1 tháng giêng sắp tới. Các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa nói họ sẽ phải chấp nhận các biện pháp sẽ làm phật lòng những người ủng hộ trung kiên của mình để ngăn tránh vấp phải điều được gọi là “bờ vực tài chính” và để cắt giảm khoản thâm hụt ngân sách liên bang hàng ngàn tỷ đôla. Thông tín viên VOA Michael Bowman tại thủ đô Washington ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn với mối quan tâm chính: làm thế nào để đem lại trật tự tài chính cho nước Mỹ mà không gây nguy cơ cho sự phục hồi kinh tế mong manh. Một vòng thảo luận sơ khởi sau bầu cử về vấn đề nợ nần giữa Tòa Bạch Ốc và các nhà lãnh đạo Quốc hội đã không đem lại các dấu hiệu tiến bộ rõ ràng. Trong bối cảnh các cuộc thương nghị sắp tiếp tục, hôm qua các nhà lập pháp đã lên sóng truyền hình để nhấn mạnh đến thiện chí cứu xét các chọn lựa đau khổ về mặt chính trị cần thiết cho một thỏa thuận lưỡng đảng.
Dân biểu Peter King của đảng Cộng Hòa lên tiếng trong chương trình Meet the Press của đài NBC.
Ông King nói: “Chúng ta không nên có lập trường cứng nhắc.”
Quan điểm đó cũng được của thượng nghị sĩ Dân chủ Richard Durbin nhắc lại trong chương trình This Week của đài ABC.
Ông Durbin nói: “Hãy đưa tất cả mọi chi tiết lên bàn thương nghị. Chúng ta có thể giải quyết được vấn đề này.”
Cụ thể, nhiều nhà lập pháp Cộng hoà cho biết họ sẵn sàng dẹp qua một bên những lời cam kết đã đưa ra nhiều năm trước rằng họ sẽ không bao giờ bỏ phiếu tán đồng tăng thuế thu nhập và chủ trương việc cắt giảm thâm hụt qua việc chỉ cắt giảm chi tiêu không thôi.
Thưọng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham nêu nhận định trong chương trình This Week:
“Tôi sẽ vi phạm cam kết không tăng thuế. Các đảng viên Cộng Hoà nên đưa vấn đề thu nhập lên bàn thảo luận.”
Tương tự, thượng nghị sĩ Durbin nói đảng Dân chủ phải đánh liều gây phẫn nộ những người ủng hộ qua sự kiện chấp nhận các cải cách tiết kiệm chi tiêu dành cho các chương trình cung cấp bảo hiểm y tế cho người về hưu.
Ông Durbin nói tiếp: “Chúng ta muốn giữ nguyên chương trình Medicare cho những người cao niên hiện nay và trong tương lai nữa. Chúng ta có thể thực hiện những cải cách có ý nghĩa mà không gây thiệt hại cho sự toàn vẹn của chương trình này.”
Chắc chắn là vẫn có những bất đồng đảng phái. Phe Cộng hoà nói cách tốt nhầt để tăng thu nhập chính phủ là hạn chế việc giảm thuế, thay vì tăng mức thuế đối với giới giàu có, như Tổng thống Barack Obama và các nhà lập pháp Dân chủ mong muốn. Trong khi phe Dân chủ đồng ý rằng chi phí sẽ phải hạn chế đối với chương trình Medicare, họ vẫn chống đối kịch liệt các đề nghị của phe Cộng hoà là cải tổ toàn diện chương trình này.
Nhưng sự kiện không có các lằn ranh đảng phái được vạch ra trên cát là một khác biệt so với các cuộc thương nghị hồi năm ngoái về nợ quốc gia đã không đi đến được một thỏa thuận, khiến cho chỉ số tín dụng của Hoa Kỳ bị hạ cấp.
Sau đây là nhận định của dân biểu Peter King:
“Chủ tịch Hạ viện, trưởng khối đa số tại Thượng viện, và Tổng thống sẽ ở trong một phòng họp để cố gắng tìm ra kế hoạch giảm nợ tốt nhất. Tôi không muốn phán đoán trước điều gì. Chúng ta không thể rơi xuống bờ vực tài chính. Chúng ta phải chứng tỏ cho thế giới thấy chúng ta là những người trưởng thành. Cuộc bầu cử đã kết thúc.”
Từ nhiều năm nay, các cuộc thăm dò công luận đã cho thấy người Mỹ nhất loạt mong mỏi sự thỏa hiệp và tính luỡng đảng thay vì sự cứng nhắc về chủ thuyết và bế tắc ở Washington. Các kinh tế gia nói Hoa Kỳ sẽ gặp nguy cơ rơi vào một cuộc suy thoái nữa nếu không đạt được thỏa thuận về khối nợ quốc gia và các biện pháp tăng thuế, giảm chi tự động có hiệu lực vào năm tới.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn với mối quan tâm chính: làm thế nào để đem lại trật tự tài chính cho nước Mỹ mà không gây nguy cơ cho sự phục hồi kinh tế mong manh. Một vòng thảo luận sơ khởi sau bầu cử về vấn đề nợ nần giữa Tòa Bạch Ốc và các nhà lãnh đạo Quốc hội đã không đem lại các dấu hiệu tiến bộ rõ ràng. Trong bối cảnh các cuộc thương nghị sắp tiếp tục, hôm qua các nhà lập pháp đã lên sóng truyền hình để nhấn mạnh đến thiện chí cứu xét các chọn lựa đau khổ về mặt chính trị cần thiết cho một thỏa thuận lưỡng đảng.
Dân biểu Peter King của đảng Cộng Hòa lên tiếng trong chương trình Meet the Press của đài NBC.
Ông King nói: “Chúng ta không nên có lập trường cứng nhắc.”
Quan điểm đó cũng được của thượng nghị sĩ Dân chủ Richard Durbin nhắc lại trong chương trình This Week của đài ABC.
Ông Durbin nói: “Hãy đưa tất cả mọi chi tiết lên bàn thương nghị. Chúng ta có thể giải quyết được vấn đề này.”
Cụ thể, nhiều nhà lập pháp Cộng hoà cho biết họ sẵn sàng dẹp qua một bên những lời cam kết đã đưa ra nhiều năm trước rằng họ sẽ không bao giờ bỏ phiếu tán đồng tăng thuế thu nhập và chủ trương việc cắt giảm thâm hụt qua việc chỉ cắt giảm chi tiêu không thôi.
Thưọng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham nêu nhận định trong chương trình This Week:
“Tôi sẽ vi phạm cam kết không tăng thuế. Các đảng viên Cộng Hoà nên đưa vấn đề thu nhập lên bàn thảo luận.”
Tương tự, thượng nghị sĩ Durbin nói đảng Dân chủ phải đánh liều gây phẫn nộ những người ủng hộ qua sự kiện chấp nhận các cải cách tiết kiệm chi tiêu dành cho các chương trình cung cấp bảo hiểm y tế cho người về hưu.
Ông Durbin nói tiếp: “Chúng ta muốn giữ nguyên chương trình Medicare cho những người cao niên hiện nay và trong tương lai nữa. Chúng ta có thể thực hiện những cải cách có ý nghĩa mà không gây thiệt hại cho sự toàn vẹn của chương trình này.”
Chắc chắn là vẫn có những bất đồng đảng phái. Phe Cộng hoà nói cách tốt nhầt để tăng thu nhập chính phủ là hạn chế việc giảm thuế, thay vì tăng mức thuế đối với giới giàu có, như Tổng thống Barack Obama và các nhà lập pháp Dân chủ mong muốn. Trong khi phe Dân chủ đồng ý rằng chi phí sẽ phải hạn chế đối với chương trình Medicare, họ vẫn chống đối kịch liệt các đề nghị của phe Cộng hoà là cải tổ toàn diện chương trình này.
Nhưng sự kiện không có các lằn ranh đảng phái được vạch ra trên cát là một khác biệt so với các cuộc thương nghị hồi năm ngoái về nợ quốc gia đã không đi đến được một thỏa thuận, khiến cho chỉ số tín dụng của Hoa Kỳ bị hạ cấp.
Sau đây là nhận định của dân biểu Peter King:
“Chủ tịch Hạ viện, trưởng khối đa số tại Thượng viện, và Tổng thống sẽ ở trong một phòng họp để cố gắng tìm ra kế hoạch giảm nợ tốt nhất. Tôi không muốn phán đoán trước điều gì. Chúng ta không thể rơi xuống bờ vực tài chính. Chúng ta phải chứng tỏ cho thế giới thấy chúng ta là những người trưởng thành. Cuộc bầu cử đã kết thúc.”
Từ nhiều năm nay, các cuộc thăm dò công luận đã cho thấy người Mỹ nhất loạt mong mỏi sự thỏa hiệp và tính luỡng đảng thay vì sự cứng nhắc về chủ thuyết và bế tắc ở Washington. Các kinh tế gia nói Hoa Kỳ sẽ gặp nguy cơ rơi vào một cuộc suy thoái nữa nếu không đạt được thỏa thuận về khối nợ quốc gia và các biện pháp tăng thuế, giảm chi tự động có hiệu lực vào năm tới.