Tổng thống tái đắc cử Barack Obama dường như sắp đi tới một cuộc xung đột khác về thuế khóa và công chi với Hạ viện, là nơi đảng Cộng Hoà giữ được thế đa số sau cuộc bầu cử và Ðảng Dân chủ mở rộng thế đa số tại Thượng viện. Thông tín viên VOA Cindy Saine tại trụ sở Quốc hội nhìn vào các triển vọng Tổng thống và Quốc hội hợp tác với nhau để ngăn tránh tấn bi kịch và việc thiếu hành động mà dân chúng Mỹ đã chứng kiến tại trụ sở Quốc hội trong 2 năm qua.
Trong các cuộc thương nghị ráo riết về mức chi của chính phủ, về thuế khóa và cách thức giảm thâm hụt ngân sách quốc gia, các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện đã từ chối không chịu cứu xét bất cứ việc tăng thuế nào cho bất cứ ai. Phe Dân chủ đã nhấn mạnh rằng nếu họ đồng ý với các cắt giảm về những chương trình của chính phủ mà họ ủng hộ mạnh, thì phe Cộng hoà cần phải nhượng bộ và để tăng thuế cho những người Mỹ giàu có nhất.
Nay khi cuộc bầu cử đã kết thúc, Tổng thống Obama đã mời các nhà lãnh đạo Quốc hội đến Toà Bạch Ốc để bắt đầu thương nghị một thỏa thuận ngăn tránh việc tăng thuế và giảm chi quá cao - thường được gọi là “bờ vực tài chính.” Ông Obama tuyên bố ông sẵn sàng dung hoà về những vấn đề tài chính dai dẳng đã làm tê liệt Washington. Nhưng ông cũng nói rõ rằng phe Cộng Hoà sẽ phải chấp nhận việc tăng thuế những người có thu nhập cao nhất nếu không thì tổng thống sẽ sử dụng quyền phủ quyết.
Tổng thống Obama nói: “Nhưng tôi không chấp nhận bất cứ đường lối nào không quân bình. Tôi sẽ không đòi sinh viên và người cao niên và các gia đình trung lưu phải chi trả hết cho khoản thâm hụt trong khi những người như tôi có thu nhập trên 25.000 đôla không được yêu cầu phải trả thêm 10 xu thuế. Tôi sẽ không làm như thế.”
Về phần mình, Chủ tịch Hạ viện thuộc đảng Cộng hoà John Boehner cũng nói ông hy vọng các cuộc đối thoại xây dựng sẽ sớm bắt đầu với Toà Bạch Ốc, nhưng một lần nữa vạch rõ giới hạn về vấn đề thuế cao hơn đánh vào người Mỹ có thu nhập cao nhất.
Chủ tịch Hạ viên Boehner nói: “Vấn đề số 1 trong cuộc bầu cử là về kinh tế và công ăn việc làm. Tất cả mọi người đều muốn nền kinh tế của chúng ta tiếp tục đi tới, tất cả mọi người đều muốn có thêm người Mỹ được đi làm trở lại. Tăng mức thuế sẽ kéo chậm khả năng tạo công ăn việc làm mà mọi nguời đều nói là họ muốn có.”
Về vấn đề thuế, các nhà phân tích nêu ra rằng những cắt giảm đã thông qua dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush sẽ hết hạn vào cuối năm nay nếu tổng thống không ký gia hạn, do đó gánh nặng đặt lên vai phe Cộng Hòa phải mưu tìm một thỏa thuận. Ông Ronald Brownstein là giám đốc ban biên tập của Tạp chí Quốc gia. Ông nói chủ tịch Hạ viện Boehner dường như không nhận thức được là ông không thể từ chối hợp tác được nữa.
Ông Brownstein lập luận: “Xét về mọi mặt, đây thực ra không phải là chọn lựa của ông nữa. Ðiều khác về bầu không khí này là các cắt giảm thuế của ông Bush sẽ hết hạn và sẽ trở lại mức như dưới thời cựu tổng thống Bill Clinton trừ phi Tổng thống Obama ký một lệnh gia hạn, và sau cuộc vận động tranh cử kỳ này, thì việc đó sẽ gây chấn động khá lớn.”
Cựu bộ trưởng nông nghiệp đồng thời là cựu dân biểu thuộc đảng Dân chủ Dan Glickman nói ông lấy làm lạc quan rằng Quốc hội và Tổng thống sẽ có hành động trong 45 ngày sắp tới để tránh rơi xuống “bờ vực tài chính.”
Ông Glickman nói: “Nhưng bởi lẽ chúng ta có một vị tổng thống được tái đắc cử, tôi hy vọng rằng họ có thể tìm ra một thỏa thuận dưới một hình thức nào đó. Tôi nghi rằng nó sẽ là một thỏa thuận ngắn hạn thay vì dài hạn để đưa cúng ta vướt qua bờ vực hay khủng hoảng sắp tới này, để chúng ta có thể bước qua năm tới với thêm thời gian để suy ngẫm về những việc này. Nhưng như thế, tôi nghĩ các thị trường sẽ khá yên tĩnh và sẽ không có những người nghĩ rằng Hoa Kỳ không thể đồng lòng giải quyết vấn đề.”
Ông David Wasserman, một chuyên gia của Báo cáo Chính trị Cook, nói rằng các cơ may khá hơn cho Quốc hội hiện nay giải quyết các khó khăn ngân sách so với Quốc hội mới được bầu ra, mà ông nói có phần chắc sẽ còn chia rẽ hơn, và với ít thành viên hơn tự coi mình là trung dung.
Ông Wasserman nhận định: “Tôi đã từng cảnh báo mọi ngưòi rằng sẽ khó mà thông qua cái gì trọng đại khi Quốc hội mới tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1 so với Quốc hội trong 45 ngày sắp tới, bởi vì chúng ta có quá nhiều người với sáng kiến tiếp xúc với phe đối lập tự gọi mình là trung dung.”
Các chuyên gia phân tích nêu ra điểm tổng thống và Quộc hội cũng đồng ý cách đây hơn 1 năm về một cơ chế gọi là “sequestration” hay “cô lập” – nghĩa l2 cắt giảm tất cả mọi chương trình chi tiêu của chính phủ, kể cả chi phí quốc phòng. Các cắt giảm này sẽ tự động có hiệu lực vào tháng giêng năm 2013 trừ phi Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát và Hạ viện do đảng Cộng hoà kiểm soát đạt được một thỏa thuận về thuế và công chi.
Cả hai phe Dân chủ và Cộng hoà đều không muốn thực hiện những giảm chi đáng kể, và như thế họ có lý do cần thiết phải tìm ra điểm chung với Tổng thống Obama khi họp với ông tại Tòa Bạch Ốc.
Trong các cuộc thương nghị ráo riết về mức chi của chính phủ, về thuế khóa và cách thức giảm thâm hụt ngân sách quốc gia, các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện đã từ chối không chịu cứu xét bất cứ việc tăng thuế nào cho bất cứ ai. Phe Dân chủ đã nhấn mạnh rằng nếu họ đồng ý với các cắt giảm về những chương trình của chính phủ mà họ ủng hộ mạnh, thì phe Cộng hoà cần phải nhượng bộ và để tăng thuế cho những người Mỹ giàu có nhất.
Nay khi cuộc bầu cử đã kết thúc, Tổng thống Obama đã mời các nhà lãnh đạo Quốc hội đến Toà Bạch Ốc để bắt đầu thương nghị một thỏa thuận ngăn tránh việc tăng thuế và giảm chi quá cao - thường được gọi là “bờ vực tài chính.” Ông Obama tuyên bố ông sẵn sàng dung hoà về những vấn đề tài chính dai dẳng đã làm tê liệt Washington. Nhưng ông cũng nói rõ rằng phe Cộng Hoà sẽ phải chấp nhận việc tăng thuế những người có thu nhập cao nhất nếu không thì tổng thống sẽ sử dụng quyền phủ quyết.
Tổng thống Obama nói: “Nhưng tôi không chấp nhận bất cứ đường lối nào không quân bình. Tôi sẽ không đòi sinh viên và người cao niên và các gia đình trung lưu phải chi trả hết cho khoản thâm hụt trong khi những người như tôi có thu nhập trên 25.000 đôla không được yêu cầu phải trả thêm 10 xu thuế. Tôi sẽ không làm như thế.”
Về phần mình, Chủ tịch Hạ viện thuộc đảng Cộng hoà John Boehner cũng nói ông hy vọng các cuộc đối thoại xây dựng sẽ sớm bắt đầu với Toà Bạch Ốc, nhưng một lần nữa vạch rõ giới hạn về vấn đề thuế cao hơn đánh vào người Mỹ có thu nhập cao nhất.
Chủ tịch Hạ viên Boehner nói: “Vấn đề số 1 trong cuộc bầu cử là về kinh tế và công ăn việc làm. Tất cả mọi người đều muốn nền kinh tế của chúng ta tiếp tục đi tới, tất cả mọi người đều muốn có thêm người Mỹ được đi làm trở lại. Tăng mức thuế sẽ kéo chậm khả năng tạo công ăn việc làm mà mọi nguời đều nói là họ muốn có.”
Về vấn đề thuế, các nhà phân tích nêu ra rằng những cắt giảm đã thông qua dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush sẽ hết hạn vào cuối năm nay nếu tổng thống không ký gia hạn, do đó gánh nặng đặt lên vai phe Cộng Hòa phải mưu tìm một thỏa thuận. Ông Ronald Brownstein là giám đốc ban biên tập của Tạp chí Quốc gia. Ông nói chủ tịch Hạ viện Boehner dường như không nhận thức được là ông không thể từ chối hợp tác được nữa.
Ông Brownstein lập luận: “Xét về mọi mặt, đây thực ra không phải là chọn lựa của ông nữa. Ðiều khác về bầu không khí này là các cắt giảm thuế của ông Bush sẽ hết hạn và sẽ trở lại mức như dưới thời cựu tổng thống Bill Clinton trừ phi Tổng thống Obama ký một lệnh gia hạn, và sau cuộc vận động tranh cử kỳ này, thì việc đó sẽ gây chấn động khá lớn.”
Cựu bộ trưởng nông nghiệp đồng thời là cựu dân biểu thuộc đảng Dân chủ Dan Glickman nói ông lấy làm lạc quan rằng Quốc hội và Tổng thống sẽ có hành động trong 45 ngày sắp tới để tránh rơi xuống “bờ vực tài chính.”
Ông Glickman nói: “Nhưng bởi lẽ chúng ta có một vị tổng thống được tái đắc cử, tôi hy vọng rằng họ có thể tìm ra một thỏa thuận dưới một hình thức nào đó. Tôi nghi rằng nó sẽ là một thỏa thuận ngắn hạn thay vì dài hạn để đưa cúng ta vướt qua bờ vực hay khủng hoảng sắp tới này, để chúng ta có thể bước qua năm tới với thêm thời gian để suy ngẫm về những việc này. Nhưng như thế, tôi nghĩ các thị trường sẽ khá yên tĩnh và sẽ không có những người nghĩ rằng Hoa Kỳ không thể đồng lòng giải quyết vấn đề.”
Ông David Wasserman, một chuyên gia của Báo cáo Chính trị Cook, nói rằng các cơ may khá hơn cho Quốc hội hiện nay giải quyết các khó khăn ngân sách so với Quốc hội mới được bầu ra, mà ông nói có phần chắc sẽ còn chia rẽ hơn, và với ít thành viên hơn tự coi mình là trung dung.
Ông Wasserman nhận định: “Tôi đã từng cảnh báo mọi ngưòi rằng sẽ khó mà thông qua cái gì trọng đại khi Quốc hội mới tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1 so với Quốc hội trong 45 ngày sắp tới, bởi vì chúng ta có quá nhiều người với sáng kiến tiếp xúc với phe đối lập tự gọi mình là trung dung.”
Các chuyên gia phân tích nêu ra điểm tổng thống và Quộc hội cũng đồng ý cách đây hơn 1 năm về một cơ chế gọi là “sequestration” hay “cô lập” – nghĩa l2 cắt giảm tất cả mọi chương trình chi tiêu của chính phủ, kể cả chi phí quốc phòng. Các cắt giảm này sẽ tự động có hiệu lực vào tháng giêng năm 2013 trừ phi Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát và Hạ viện do đảng Cộng hoà kiểm soát đạt được một thỏa thuận về thuế và công chi.
Cả hai phe Dân chủ và Cộng hoà đều không muốn thực hiện những giảm chi đáng kể, và như thế họ có lý do cần thiết phải tìm ra điểm chung với Tổng thống Obama khi họp với ông tại Tòa Bạch Ốc.