Nhân dân Ai Cập bỏ phiếu vào ngày thứ ba và cũng là ngày chót trong cuộc bầu cử Tổng thống, hy vọng sẽ đưa cựu Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Abdel-Fattah el-Sissi lên nắm quyền.
Các giới chức bầu cử nói rằng chỉ có 35 phần trăm trong số 54 triệu cử tri hợp lệ tham gia cuộc bỏ phiếu vào hai ngày đầu tiên của cuộc bầu cử, một sút giảm đáng kể từ 52 phần trăm con số những người tham gia trong cuộc bầu cử năm 2012 mà người thắng cử là tổng thống Hồi giáo bị lật đổ Mohamed Morsi.
Số người đi bầu đông đảo được coi như là quan trọng đối với tính cách chính đáng của ông Sissi, người từ lâu được coi là thắng cử, trong một tiến trình bắt đầu khi ông lãnh đạo quân đội lật đổ ông Morsi hồi tháng Bảy năm ngoái.
Hai ngày bầu cử ban đầu được quy định chấm dứt vào ngày thứ Ba, nhưng đã được gia hạn qua thứ Tư để cho phép thêm nhiều người tham gia. Mặc dù có những nỗ lực vừa kể, số người tham gia cuộc bỏ phiếu tại nhiều khu vực vẫn được báo cáo là thấp.
Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo của ông Morsi đã kêu gọi nhân dân Ai Cập tẩy chay cuộc bầu cử này.
Hôm thứ Ba, tổ chức vừa kể nói rằng ông Sissi và đồng minh của ông sẽ không thể hợp pháp hóa hành động của họ với gian lận và mánh lới.
Chính trị gia cánh tả Hamdeen Sabahi là ứng cử viên khác duy nhất trong cuộc bầu cử này. Kết quả chính thức hy vọng sẽ có vào tuần tới.
Ai Cập đã trải qua ba năm xáo trộn chính trị kể từ khi cuộc nổi dậy của quần chúng lật đổ nhà lãnh đạo cũ Hosni Bumarak hồi năm 2011. Ông Morsi trở thành Tổng thống dân cử đầu tiên của Ai Cập vào năm 2012, nhưng ông chỉ nắm giữ chức vụ được một năm, trước khi những người phản đối tổ chức các cuộc biểu tình đông đảo tố cáo ông là tìm cách độc quyền cai trị đất nước và thất bại trong việc sửa chữa những sai lầm trong nền kinh tế của Ai Cập.
Việc lật đổ ông Morsi đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình phản đối của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và một cuộc đàn áp bạo động của quân đội đã khiến hơn một ngàn người thiệt mạng. Nhiều nhà lãnh đạo Huynh đệ Hồi giáo đã bị bắt giữ, và ông Sissi nói rằng tổ chức Hồi giáo này không có tương lai tại Ai Cập.
Một chính phủ lâm thời được quân đội hậu thuẫn đã giám sát kế hoạch cho một hiến pháp mới cùng với các cuộc bầu cử Tổng thống và quốc hội. Các cử tri đã chấp thuận với đa số áp đảo một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp hồi tháng Giêng, và cuộc bầu cử quốc hội hy vọng sẽ diễn ra trong năm nay.
Trước ông Morsi, tất cả các Tổng thống của Ai Cập đều tới từ các cấp bậc cao của quân đội. Ông Sissi nói rằng, mặc dù ông được đào tạo trong quân đội nhưng quân đội sẽ không có vai trò nào trong việc điều hành Ai Cập.
Các giới chức bầu cử nói rằng chỉ có 35 phần trăm trong số 54 triệu cử tri hợp lệ tham gia cuộc bỏ phiếu vào hai ngày đầu tiên của cuộc bầu cử, một sút giảm đáng kể từ 52 phần trăm con số những người tham gia trong cuộc bầu cử năm 2012 mà người thắng cử là tổng thống Hồi giáo bị lật đổ Mohamed Morsi.
Số người đi bầu đông đảo được coi như là quan trọng đối với tính cách chính đáng của ông Sissi, người từ lâu được coi là thắng cử, trong một tiến trình bắt đầu khi ông lãnh đạo quân đội lật đổ ông Morsi hồi tháng Bảy năm ngoái.
Hai ngày bầu cử ban đầu được quy định chấm dứt vào ngày thứ Ba, nhưng đã được gia hạn qua thứ Tư để cho phép thêm nhiều người tham gia. Mặc dù có những nỗ lực vừa kể, số người tham gia cuộc bỏ phiếu tại nhiều khu vực vẫn được báo cáo là thấp.
Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo của ông Morsi đã kêu gọi nhân dân Ai Cập tẩy chay cuộc bầu cử này.
Hôm thứ Ba, tổ chức vừa kể nói rằng ông Sissi và đồng minh của ông sẽ không thể hợp pháp hóa hành động của họ với gian lận và mánh lới.
Chính trị gia cánh tả Hamdeen Sabahi là ứng cử viên khác duy nhất trong cuộc bầu cử này. Kết quả chính thức hy vọng sẽ có vào tuần tới.
Ai Cập đã trải qua ba năm xáo trộn chính trị kể từ khi cuộc nổi dậy của quần chúng lật đổ nhà lãnh đạo cũ Hosni Bumarak hồi năm 2011. Ông Morsi trở thành Tổng thống dân cử đầu tiên của Ai Cập vào năm 2012, nhưng ông chỉ nắm giữ chức vụ được một năm, trước khi những người phản đối tổ chức các cuộc biểu tình đông đảo tố cáo ông là tìm cách độc quyền cai trị đất nước và thất bại trong việc sửa chữa những sai lầm trong nền kinh tế của Ai Cập.
Việc lật đổ ông Morsi đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình phản đối của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và một cuộc đàn áp bạo động của quân đội đã khiến hơn một ngàn người thiệt mạng. Nhiều nhà lãnh đạo Huynh đệ Hồi giáo đã bị bắt giữ, và ông Sissi nói rằng tổ chức Hồi giáo này không có tương lai tại Ai Cập.
Một chính phủ lâm thời được quân đội hậu thuẫn đã giám sát kế hoạch cho một hiến pháp mới cùng với các cuộc bầu cử Tổng thống và quốc hội. Các cử tri đã chấp thuận với đa số áp đảo một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp hồi tháng Giêng, và cuộc bầu cử quốc hội hy vọng sẽ diễn ra trong năm nay.
Trước ông Morsi, tất cả các Tổng thống của Ai Cập đều tới từ các cấp bậc cao của quân đội. Ông Sissi nói rằng, mặc dù ông được đào tạo trong quân đội nhưng quân đội sẽ không có vai trò nào trong việc điều hành Ai Cập.