BANGKOK —
Các tổ chức kinh doanh Thái đang nêu quan ngại về tác động tài chính của những cuộc biểu tình kéo dài ở Bangkok vào lúc nền kinh tế vốn đã phải đối phó với tăng trưởng chậm hơn. Khu vực du lịch đã cảm nhận ảnh hưởng, ngay trước cao điểm mùa lễ Giáng Sinh.
Các ngân hàng và các tổ chức trong khu vực doanh nghiệp đang kêu gọi người biểu tình và những người ủng hộ chính phủ Thái ngưng các cuộc xuống đường và thương nghị một giải pháp.
Một số tổ chức kinh doanh đang đề nghị đứng ra điều giải giữa nỗi lo ngại về thiệt hại kinh tế dài hạn nếu cuộc giằng co tiếp tục. Lời cảnh báo được sự biểu đồng tình của cơ quan đánh giá Dịch vụ Ðầu tư Moody’s, là cơ quan nói rằng lòng tin của giới đầu tư sẽ bị phương hại.
Tăng trưởng kinh tế Thái Lan đã chậm lại ở mức chưa đầy ba phần trăm so với trên năm phần trăm cách đây một năm. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới nói kinh tế chậm chạp là do sự thiếu tăng trưởng trong ngành xuất khẩu. Mức chi vốn và kinh doanh chậm lại và các cuộc thăm dò công nghiệp cho thấy một sự bi quan ngày càng tăng trong giới kinh doanh.
Ông Supavud Saicheua, giám đốc điều hành của cơ quan đầu tư Phatra Securities, nói rằng các nhà đầu tư nước ngoài đang có một quan điểm thận trọng hơn về Thái Lan:
“Tất cả trông đều khá bình thường cho đến ngày 31 tháng 10 và kế đó tháng 11 mọi sự hoàn toàn khác. Nhiều nhà đầu tư về cơ bản đã ngưng suy nghĩ và theo dõi. Họ không nói là họ sẽ bãi bỏ các dự án nhưng họ nói: 'Ðược, chúng ta sẽ chờ đợi xem chuyện gì sẽ xảy ra.”'
Các cuộc biểu tình đã được châm ngòi bởi một dự luật ân xá được tu chính do Hạ viện thông qua hôm 31 tháng 10 có thể cho phép người anh của Thủ tướng, ông Thaksin Shinawatra, trở lại sau khi sống lưu vong và tránh án tù vì tội tham nhũng.
Chính phủ đã bãi bỏ dự luật này, nhưng không có mấy biện pháp để trấn áp các cuộc xuống đường và xung đột.
Những tuần lễ sắp tới, khoảng 30 nước đã công bố những khuyến cáo du hành cho công dân, hối thúc họ phải thận trọng nếu đi lại Thái Lan.
Công nghiệp du lịch vốn đã dự đoán các vụ bãi bỏ ở mức khoảng 10 phần trăm trong số gần hai triệu số khách thăm mỗi tháng.
Nhà điều hành công nghiệp du lịch kỳ cựu của Thái Lan, ông Luzi Matzig, trưởng ban quản trị Tập đoàn Asia Trails, nói rằng tác động đối với ngành du lịch vẫn còn vừa phải nhưng cảnh báo tác động ấy có thể sẽ nghiêm trọng hơn.
“Cảnh báo du hành dứt khoát gây thiệt hại cho công nghiệp du lịch. Nếu nó kéo dài - cứ cho là nếu chúng ta có các cuộc biểu tình trong suốt tháng 12, tôi nghĩ ta có thể dễ dàng thấy việc làm ăn bị sút giảm từ 15 đến 20 phần trăm trong năm tới.”
Ông Chris Baker, tác giả và bình luận gia chính sự Thái, nói rằng mặc dù các nhà đầu tư doanh nghiệp chủ chốt của Nhật Bản và Triều Tiên không lo lắng mấy về các cuộc biểu tình, nhưng thời kỳ xung đột chính trị mới đây ở Thái Lan từ năm 2005 đến giờ có thể có “tác động dồn lại” đối với sự tin tưởng của giới đầu tư. Bạo động ngày càng nhiều là một mối quan ngại chính. Ông Baker nói tiếp:
“Làn sóng ngầm bạo lực đã trở nên khá mạnh, nhất là trong tuần trước. Có cảm giác là sẽ có một sự leo thang dài hạn đang tiếp diễn có thể tác động nghiêm trọng, rất nghiêm trọng đến doanh nghiệp ở đây, nhất là dĩ nhiên nếu quân đội sẽ lại phải ra tay – dân chúng rất lấy làm lo ngại.”
Chính phủ Thái Lan dường như đang có một lập trường cứng rắn hơn đối với người biểu tình trong những tuần lễ sắp tới, ra lệnh bắt giữ thêm người biểu tình. Nhưng trong tình hình các cuộc biểu tình không có dấu hiệu nào chậm lại, Thủ tướng Thái Lan đã bãi bỏ các chuyến công du Nhật Bản, Nga, và Miến Ðiện sắp tới.
Các ngân hàng và các tổ chức trong khu vực doanh nghiệp đang kêu gọi người biểu tình và những người ủng hộ chính phủ Thái ngưng các cuộc xuống đường và thương nghị một giải pháp.
Một số tổ chức kinh doanh đang đề nghị đứng ra điều giải giữa nỗi lo ngại về thiệt hại kinh tế dài hạn nếu cuộc giằng co tiếp tục. Lời cảnh báo được sự biểu đồng tình của cơ quan đánh giá Dịch vụ Ðầu tư Moody’s, là cơ quan nói rằng lòng tin của giới đầu tư sẽ bị phương hại.
Tăng trưởng kinh tế Thái Lan đã chậm lại ở mức chưa đầy ba phần trăm so với trên năm phần trăm cách đây một năm. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới nói kinh tế chậm chạp là do sự thiếu tăng trưởng trong ngành xuất khẩu. Mức chi vốn và kinh doanh chậm lại và các cuộc thăm dò công nghiệp cho thấy một sự bi quan ngày càng tăng trong giới kinh doanh.
Ông Supavud Saicheua, giám đốc điều hành của cơ quan đầu tư Phatra Securities, nói rằng các nhà đầu tư nước ngoài đang có một quan điểm thận trọng hơn về Thái Lan:
“Tất cả trông đều khá bình thường cho đến ngày 31 tháng 10 và kế đó tháng 11 mọi sự hoàn toàn khác. Nhiều nhà đầu tư về cơ bản đã ngưng suy nghĩ và theo dõi. Họ không nói là họ sẽ bãi bỏ các dự án nhưng họ nói: 'Ðược, chúng ta sẽ chờ đợi xem chuyện gì sẽ xảy ra.”'
Chính phủ đã bãi bỏ dự luật này, nhưng không có mấy biện pháp để trấn áp các cuộc xuống đường và xung đột.
Những tuần lễ sắp tới, khoảng 30 nước đã công bố những khuyến cáo du hành cho công dân, hối thúc họ phải thận trọng nếu đi lại Thái Lan.
Công nghiệp du lịch vốn đã dự đoán các vụ bãi bỏ ở mức khoảng 10 phần trăm trong số gần hai triệu số khách thăm mỗi tháng.
Nhà điều hành công nghiệp du lịch kỳ cựu của Thái Lan, ông Luzi Matzig, trưởng ban quản trị Tập đoàn Asia Trails, nói rằng tác động đối với ngành du lịch vẫn còn vừa phải nhưng cảnh báo tác động ấy có thể sẽ nghiêm trọng hơn.
“Cảnh báo du hành dứt khoát gây thiệt hại cho công nghiệp du lịch. Nếu nó kéo dài - cứ cho là nếu chúng ta có các cuộc biểu tình trong suốt tháng 12, tôi nghĩ ta có thể dễ dàng thấy việc làm ăn bị sút giảm từ 15 đến 20 phần trăm trong năm tới.”
Ông Chris Baker, tác giả và bình luận gia chính sự Thái, nói rằng mặc dù các nhà đầu tư doanh nghiệp chủ chốt của Nhật Bản và Triều Tiên không lo lắng mấy về các cuộc biểu tình, nhưng thời kỳ xung đột chính trị mới đây ở Thái Lan từ năm 2005 đến giờ có thể có “tác động dồn lại” đối với sự tin tưởng của giới đầu tư. Bạo động ngày càng nhiều là một mối quan ngại chính. Ông Baker nói tiếp:
“Làn sóng ngầm bạo lực đã trở nên khá mạnh, nhất là trong tuần trước. Có cảm giác là sẽ có một sự leo thang dài hạn đang tiếp diễn có thể tác động nghiêm trọng, rất nghiêm trọng đến doanh nghiệp ở đây, nhất là dĩ nhiên nếu quân đội sẽ lại phải ra tay – dân chúng rất lấy làm lo ngại.”
Chính phủ Thái Lan dường như đang có một lập trường cứng rắn hơn đối với người biểu tình trong những tuần lễ sắp tới, ra lệnh bắt giữ thêm người biểu tình. Nhưng trong tình hình các cuộc biểu tình không có dấu hiệu nào chậm lại, Thủ tướng Thái Lan đã bãi bỏ các chuyến công du Nhật Bản, Nga, và Miến Ðiện sắp tới.