BANGKOK —
Thủ tướng Thái Lan tuyên bố sẵn sàng thương nghị để xoa dịu vụ khủng hoảng chính trị trong nước, nhưng vẫn không chịu nhượng bộ trước các yêu sách của đối thủ đòi bàn giao chính phủ cho một hội đồng không do dân cử. Từ thủ đô Bangkok, nơi bà Yingluck Shinawatra nói rằng quân đội đầy thế lực vẫn giữ thế trung lập trong vụ giằng co, thông tín viên VOA Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây.
Các vụ tụ tập ngoài đường phố, bắt đầu cách đây 2 tuần, đã leo thang thành những cuộc đối đầu ngày càng mang tính bạo động trong khi những người cầm đầu biểu tình nhất quyết lật đổ chính phủ trong tuần này.
Bên ngoài văn phòng của thủ tướng, cảnh sát bắn đạn mã tử, dùng hơi cay mắt và bố trí vòi rồng để khống chế người biểu tình.
Bất kể tình hình hỗn loạn ở một số địa điểm tụ tập, công cuộc làm ăn trong thành phố phần lớn vẫn tiếp tục không bị cản trở vào ngày hôm nay, và phần lớn công nhân viên chức dường như làm lơ trước lời kêu gọi đình công của phe đối lập.
Nhưng người biểu tình vẫn kiên quyết giữ vững lập trường. Bà Watcharaporn Vichayathanatom nói rằng sự kiện đảng của thủ tướng Yingluck Shinawatrara thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm 2011 là vô nghĩa.
Bà này nói việc thủ tướng đắc cử là kết quả của việc mua phiếu và mua phiếu của các chính trị gia. Vì thế bà có thể đã thắng cuộc bầu cử nhưng hàng triệu người nay đã ra mặt biểu tình, do đó bà không còn có thể nói là bà có được đa số phiếu.
Bà Yingluck nói phe đối lập không yêu cầu bà từ chức, mà cũng không yêu cầu giải tán quốc hội, nhưng thay vì thế đòi thủ tướng phải trao trả quyền hành cho dân chúng.
“Tôi không biết làm thế nào có thể xúc tiến với đề nghị này bởi vì đề nghị này không tồn tại theo sự thực thi của luật hiến pháp.”
Ðối với một số người biểu tình, như ông Raewat Pampradit, sức mạnh của dân chúng, tuy không được định nghĩa rõ ràng – là giải pháp duy nhất.
Ông này nói quyền lực phải được trở về với nhân dân, và một hội đồng nhân dân phải được thành lập.
Thái Lan đã lâm vào tình trạng bất ổn chính trị từ 7 năm nay kể từ khi người anh của bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatrara, bị lật đổ trong một cuộc đảo chính của quân đội. Nhưng đảng cầm quyền đã thắng mọi cuộc bầu cử từ năm 2001.
Giáo sư môn khoa học chính trị của trường Ðại học Chulalongkorn, ông Thitinan Pongsudirak nói thủ tướng bị dồn vào thế kẹt mặc dù điều mà phe đối lập đề nghị có phần chắc sẽ không được đa số cử tri đoàn chấp nhận.
“Nó cũng tương tự như một cuộc đảo chính dân sự do phong trào biểu tình lãnh đạo với sự hậu thuẫn của bộ máy đảng Dân chủ và đại diện cho nhiều cử tri thuộc phe thiểu số đã thất cử trong các cuộc bầu cử ở Thái Lan. Họ đã chán ngấy, mất tin tưởng đối với hệ thốngbầu cử và nền dân chủ bầu cử của Thái Lan.”
Dân chủ lâu nay vốn đã mong manh ở Thái Lan với quân đội thực hiện 18 cuộc đảo chính kể từ khi chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế vào năm 1932.
Bà Yingluck nói các vị tướng lãnh sẽ vẫn tiếp tục lập trường trung lập.
Nhưng nhiều quan sát viên cho rằng cuối cùng quân đội sẽ là yếu tố quyết định, trong những ngày sắp tới, trong việc liệu chính phủ này có sống sót hay không.
Các vụ tụ tập ngoài đường phố, bắt đầu cách đây 2 tuần, đã leo thang thành những cuộc đối đầu ngày càng mang tính bạo động trong khi những người cầm đầu biểu tình nhất quyết lật đổ chính phủ trong tuần này.
Bên ngoài văn phòng của thủ tướng, cảnh sát bắn đạn mã tử, dùng hơi cay mắt và bố trí vòi rồng để khống chế người biểu tình.
Bất kể tình hình hỗn loạn ở một số địa điểm tụ tập, công cuộc làm ăn trong thành phố phần lớn vẫn tiếp tục không bị cản trở vào ngày hôm nay, và phần lớn công nhân viên chức dường như làm lơ trước lời kêu gọi đình công của phe đối lập.
Nhưng người biểu tình vẫn kiên quyết giữ vững lập trường. Bà Watcharaporn Vichayathanatom nói rằng sự kiện đảng của thủ tướng Yingluck Shinawatrara thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm 2011 là vô nghĩa.
Bà này nói việc thủ tướng đắc cử là kết quả của việc mua phiếu và mua phiếu của các chính trị gia. Vì thế bà có thể đã thắng cuộc bầu cử nhưng hàng triệu người nay đã ra mặt biểu tình, do đó bà không còn có thể nói là bà có được đa số phiếu.
Bà Yingluck nói phe đối lập không yêu cầu bà từ chức, mà cũng không yêu cầu giải tán quốc hội, nhưng thay vì thế đòi thủ tướng phải trao trả quyền hành cho dân chúng.
“Tôi không biết làm thế nào có thể xúc tiến với đề nghị này bởi vì đề nghị này không tồn tại theo sự thực thi của luật hiến pháp.”
Ðối với một số người biểu tình, như ông Raewat Pampradit, sức mạnh của dân chúng, tuy không được định nghĩa rõ ràng – là giải pháp duy nhất.
Ông này nói quyền lực phải được trở về với nhân dân, và một hội đồng nhân dân phải được thành lập.
Thái Lan đã lâm vào tình trạng bất ổn chính trị từ 7 năm nay kể từ khi người anh của bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatrara, bị lật đổ trong một cuộc đảo chính của quân đội. Nhưng đảng cầm quyền đã thắng mọi cuộc bầu cử từ năm 2001.
Giáo sư môn khoa học chính trị của trường Ðại học Chulalongkorn, ông Thitinan Pongsudirak nói thủ tướng bị dồn vào thế kẹt mặc dù điều mà phe đối lập đề nghị có phần chắc sẽ không được đa số cử tri đoàn chấp nhận.
“Nó cũng tương tự như một cuộc đảo chính dân sự do phong trào biểu tình lãnh đạo với sự hậu thuẫn của bộ máy đảng Dân chủ và đại diện cho nhiều cử tri thuộc phe thiểu số đã thất cử trong các cuộc bầu cử ở Thái Lan. Họ đã chán ngấy, mất tin tưởng đối với hệ thốngbầu cử và nền dân chủ bầu cử của Thái Lan.”
Dân chủ lâu nay vốn đã mong manh ở Thái Lan với quân đội thực hiện 18 cuộc đảo chính kể từ khi chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế vào năm 1932.
Bà Yingluck nói các vị tướng lãnh sẽ vẫn tiếp tục lập trường trung lập.
Nhưng nhiều quan sát viên cho rằng cuối cùng quân đội sẽ là yếu tố quyết định, trong những ngày sắp tới, trong việc liệu chính phủ này có sống sót hay không.