DAKAR —
Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới nói người tị nạn Mali tại Mauritania đang phải đối mặt với tỉ lệ đáng báo động về suy dinh dưỡng và tử vong, một phần vì thức ăn giới hạn. Thông tín viên Jennifer Lazuta tường trình chi tiết cho Đài VOA từ Dakar.
Giám đốc của Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới tại Mauritania, ông Karl Nawezi nói tổ chức này chữa trị cho gần 1.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng trầm trọng vào năm ngoái tại trại tị nạn Mbera, miền đông nam Mauritania.
“Chúng tôi khám phá ra là có 1 trong 5 em bị suy dinh dưỡng, chiếm 17% các trẻ em trong trại. Chúng tôi cũng thấy có 4,6% trẻ em bị suy dinh dưỡng trầm trọng, và trẻ em dưới hai tuổi bị chết nhiều nhất trong trại.”
Trại Mbera có 55.000 người tị nạn Mali. Nhiều người sống tại đây từ tháng Giêng năm 2012, khi giao tranh bắt đầu tại miền bắc Mali. Vùng này chịu sự kiểm soát của các phần tử chủ chiến Hồi giáo có liên hệ đến al-Qaida kể từ tháng Tư.
Ông Nawezi nói người tị nạn trong trại nhận được lương thực nhưng không phải tất cả lương thực họ cần.
“Người tị nạn thường ăn thịt và uống sữa. Hiện nay họ chỉ nhận được thức ăn bằng ngũ cốc và điều này không tốt đối với họ. Họ cần, họ muốn thịt và sữa. Đây là một vấn đề lớn đối với người tị nạn.”
Ông nói người tị nạn bắt đầu bán khẩu phần gạo để mua thịt hay sữa của những cộng đồng chung quanh. Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới nói các tổ chức cứu trợ cần nghĩ lại chiến lược trợ giúp lương thực.
“Chung quanh có thịt. Có nhiều gia súc ở chung quanh. Có lẽ các tổ chức quốc tế có thể sáng tạo bằng cách cấp thịt cho người tị nạn. Có thể cho họ thịt 2 hay 3 lần một tuần. Tại sao không?”
Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới nói những người ở trong trại, đặc biệt là trẻ em, tiếp tục chết vì những bệnh có thể chữa trị được, như dịch tả và sốt rét, một phần vì thức ăn giới hạn đã làm yếu hệ miễn nhiễm của họ.
Tỉ lệ chích ngừa thấp cũng góp phần tạo nên vấn đề này.
“Chúng tôi thấy chỉ có 70% trẻ em được chích ngừa, và thông thường trong một nơi như trại tị nạn, nên có 100% dân số được chính ngừa. Trẻ em không được chích ngừa thực sự yếu và có thể bị tất cả những căn bệnh có trong trại.”
Các nhân viên cứu trợ nói những người tị nạn này sẽ không sớm trở về nhà tại miền bắc Mali, vào lúc giao tranh bùng nổ giữa các phần tử chủ chiến Hồi giáo và quân đội Mali trong tuần này, và sự can thiệp quân sự trong vùng tiếp tục ở trước mắt.
Ông Nawezi nói giao tranh thêm nữa có thể khiến cho người tị nạn đến trại nhiều hơn, làm bùng phát thêm dịch bệnh và suy dinh dưỡng nếu không làm gì cả.
Giám đốc của Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới tại Mauritania, ông Karl Nawezi nói tổ chức này chữa trị cho gần 1.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng trầm trọng vào năm ngoái tại trại tị nạn Mbera, miền đông nam Mauritania.
“Chúng tôi khám phá ra là có 1 trong 5 em bị suy dinh dưỡng, chiếm 17% các trẻ em trong trại. Chúng tôi cũng thấy có 4,6% trẻ em bị suy dinh dưỡng trầm trọng, và trẻ em dưới hai tuổi bị chết nhiều nhất trong trại.”
Trại Mbera có 55.000 người tị nạn Mali. Nhiều người sống tại đây từ tháng Giêng năm 2012, khi giao tranh bắt đầu tại miền bắc Mali. Vùng này chịu sự kiểm soát của các phần tử chủ chiến Hồi giáo có liên hệ đến al-Qaida kể từ tháng Tư.
Ông Nawezi nói người tị nạn trong trại nhận được lương thực nhưng không phải tất cả lương thực họ cần.
“Người tị nạn thường ăn thịt và uống sữa. Hiện nay họ chỉ nhận được thức ăn bằng ngũ cốc và điều này không tốt đối với họ. Họ cần, họ muốn thịt và sữa. Đây là một vấn đề lớn đối với người tị nạn.”
Ông nói người tị nạn bắt đầu bán khẩu phần gạo để mua thịt hay sữa của những cộng đồng chung quanh. Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới nói các tổ chức cứu trợ cần nghĩ lại chiến lược trợ giúp lương thực.
“Chung quanh có thịt. Có nhiều gia súc ở chung quanh. Có lẽ các tổ chức quốc tế có thể sáng tạo bằng cách cấp thịt cho người tị nạn. Có thể cho họ thịt 2 hay 3 lần một tuần. Tại sao không?”
Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới nói những người ở trong trại, đặc biệt là trẻ em, tiếp tục chết vì những bệnh có thể chữa trị được, như dịch tả và sốt rét, một phần vì thức ăn giới hạn đã làm yếu hệ miễn nhiễm của họ.
Tỉ lệ chích ngừa thấp cũng góp phần tạo nên vấn đề này.
“Chúng tôi thấy chỉ có 70% trẻ em được chích ngừa, và thông thường trong một nơi như trại tị nạn, nên có 100% dân số được chính ngừa. Trẻ em không được chích ngừa thực sự yếu và có thể bị tất cả những căn bệnh có trong trại.”
Các nhân viên cứu trợ nói những người tị nạn này sẽ không sớm trở về nhà tại miền bắc Mali, vào lúc giao tranh bùng nổ giữa các phần tử chủ chiến Hồi giáo và quân đội Mali trong tuần này, và sự can thiệp quân sự trong vùng tiếp tục ở trước mắt.
Ông Nawezi nói giao tranh thêm nữa có thể khiến cho người tị nạn đến trại nhiều hơn, làm bùng phát thêm dịch bệnh và suy dinh dưỡng nếu không làm gì cả.