GENEVE —
Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ Quốc tế nói rằng tình hình chính trị và quân sự bất ổn tại Mali đã làm cho cuộc khủng hoảng nhân đạo tại nước này càng thêm nghiêm trọng. Ông nói ông e ngại rằng các nhà làm quyết định về quân sự và chính trị quốc tế không mấy chú tâm tới tình hình nhân đạo tại Mali.
Mali không xa lạ gì với các cuộc khủng hoảng nhân đạo. Ngay tại thời điểm này, Mali đang trực diện với một cuộc khủng hoảng lương thực trường kỳ, mà Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ quốc tế, ông Peter Maurer, mô tả là đang trở nên trầm trọng hơn vì sự sụp đổ của hệ thống chính trị trong nước.
Tình hình đặc biệt tối tăm tại bắc Mali, nơi các tổ chức Hồi Giáo cực đoan đã đẩy lùi được cả quân đội chính phủ lẫn nhóm nổi dậy Tuareg, là nhóm từ lâu đã phát động cuộc đấu tranh để trở thành một nước độc lập.
Chủ nghĩa Hồi Giáo khắc nghiệt của các thành phần cực đoan đang khủng bố dân địa phương, và khiến họ xa lánh chủ nghĩa này. Tình hình này cũng gây ra những khó khăn to lớn đối với các tổ chức cứu trợ đang tìm cách hoạt động trong khu vực.
Ông Maurer nói rằng, Hội Chữ Thập đỏ Quốc tế (ICRC) đã làm việc suốt nhiều tháng để cải thiện tình hình hầu có thể tiếp xúc với những người cần được giúp đỡ ở miền bắc.
Ông cho biết cơ quan này đang phân phối lương thực cho 420.000 người. Thêm vào đó, ICRC đang cung cấp thuốc men và các vật phẩm tiếp tế khác cho bệnh viện ở thành phố Gao và các trung tâm y tế cộng đồng.
Nhưng ông nói ông lo ngại rằng những người làm quyết định chính trị và quân sự quốc tế không mấy quan tâm tới tình hình nhân đạo trong các cuộc thảo luận của họ. Ông nói đây là một vấn đề ông đã thăm dò với các giới chức chính phủ cao cấp mà ông đã gặp trong chuyến đi thăm Niger hồi cuối tháng Mười. Ông Maurer nói:
“Tôi đã tìm cách nhấn mạnh với họ rằng họ nên quan tâm hơn tới các vấn đề nhân đạo trong bất cứ kế hoạch chính trị và quân sự nào. Rõ ràng đây là một tình huống cực kỳ tế nhị khi có nửa triệu người không đủ sống ở miền bắc. Và hiện có gần phân nửa dân số tại đây vẫn lệ thuộc vào những sự hỗ trợ đến từ bên ngoài.”
Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 200,000 người phải dời cư trong nội địa Mali, và 250.000 người khác đã đã chạy sang tị nạn tại Niger, Burkina Faso và Mauritania .
Ansar Dine, một trong những tổ chức Hồi Giáo chiếm đóng miền bắc Mali, nói rằng trong tuần này họ sẵn sàng tham gia một tiến trình đối thoại chính trị với Thẩm quyền chuyển tiếp Mali, và sẵn sàng ngưng các hoạt động thù nghịch.
Bất chấp đề nghị này, chiến sự đang ngày càng leo thang. Các kế hoạch vùng để tiến quân vào miền bắc Mali để lật đổ các phần tử Hồi Giáo quá khích đang được thảo luận giữa Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Phi và Cộng đống Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS).
Ông Maurer đang theo sát những cuộc điều động lực lượng. Nhưng ông nói rằng với tư cách Chủ tịch một tổ chức nhân đạo, ông không thể bày tỏ ý kiến về các chính sách quân sự và chính trị. Ông nói các quyết định đó nằm trong tay của các nhà lãnh đạo chính trị.
Ông Maurer nói nhiệm vụ của ông là nhắc nhở các nhà lãnh đạo tham gia vào tiến trình này rằng các quyết định quân sự mà họ đưa ra sẽ đi kèm với một cái giá phải trả về mặt nhân đạo, với những hậu quả và không thể bị làm ngơ.
Mali không xa lạ gì với các cuộc khủng hoảng nhân đạo. Ngay tại thời điểm này, Mali đang trực diện với một cuộc khủng hoảng lương thực trường kỳ, mà Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ quốc tế, ông Peter Maurer, mô tả là đang trở nên trầm trọng hơn vì sự sụp đổ của hệ thống chính trị trong nước.
Tình hình đặc biệt tối tăm tại bắc Mali, nơi các tổ chức Hồi Giáo cực đoan đã đẩy lùi được cả quân đội chính phủ lẫn nhóm nổi dậy Tuareg, là nhóm từ lâu đã phát động cuộc đấu tranh để trở thành một nước độc lập.
Chủ nghĩa Hồi Giáo khắc nghiệt của các thành phần cực đoan đang khủng bố dân địa phương, và khiến họ xa lánh chủ nghĩa này. Tình hình này cũng gây ra những khó khăn to lớn đối với các tổ chức cứu trợ đang tìm cách hoạt động trong khu vực.
Ông Maurer nói rằng, Hội Chữ Thập đỏ Quốc tế (ICRC) đã làm việc suốt nhiều tháng để cải thiện tình hình hầu có thể tiếp xúc với những người cần được giúp đỡ ở miền bắc.
Ông cho biết cơ quan này đang phân phối lương thực cho 420.000 người. Thêm vào đó, ICRC đang cung cấp thuốc men và các vật phẩm tiếp tế khác cho bệnh viện ở thành phố Gao và các trung tâm y tế cộng đồng.
Nhưng ông nói ông lo ngại rằng những người làm quyết định chính trị và quân sự quốc tế không mấy quan tâm tới tình hình nhân đạo trong các cuộc thảo luận của họ. Ông nói đây là một vấn đề ông đã thăm dò với các giới chức chính phủ cao cấp mà ông đã gặp trong chuyến đi thăm Niger hồi cuối tháng Mười. Ông Maurer nói:
“Tôi đã tìm cách nhấn mạnh với họ rằng họ nên quan tâm hơn tới các vấn đề nhân đạo trong bất cứ kế hoạch chính trị và quân sự nào. Rõ ràng đây là một tình huống cực kỳ tế nhị khi có nửa triệu người không đủ sống ở miền bắc. Và hiện có gần phân nửa dân số tại đây vẫn lệ thuộc vào những sự hỗ trợ đến từ bên ngoài.”
Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 200,000 người phải dời cư trong nội địa Mali, và 250.000 người khác đã đã chạy sang tị nạn tại Niger, Burkina Faso và Mauritania .
Ansar Dine, một trong những tổ chức Hồi Giáo chiếm đóng miền bắc Mali, nói rằng trong tuần này họ sẵn sàng tham gia một tiến trình đối thoại chính trị với Thẩm quyền chuyển tiếp Mali, và sẵn sàng ngưng các hoạt động thù nghịch.
Bất chấp đề nghị này, chiến sự đang ngày càng leo thang. Các kế hoạch vùng để tiến quân vào miền bắc Mali để lật đổ các phần tử Hồi Giáo quá khích đang được thảo luận giữa Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Châu Phi và Cộng đống Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS).
Ông Maurer đang theo sát những cuộc điều động lực lượng. Nhưng ông nói rằng với tư cách Chủ tịch một tổ chức nhân đạo, ông không thể bày tỏ ý kiến về các chính sách quân sự và chính trị. Ông nói các quyết định đó nằm trong tay của các nhà lãnh đạo chính trị.
Ông Maurer nói nhiệm vụ của ông là nhắc nhở các nhà lãnh đạo tham gia vào tiến trình này rằng các quyết định quân sự mà họ đưa ra sẽ đi kèm với một cái giá phải trả về mặt nhân đạo, với những hậu quả và không thể bị làm ngơ.