Cảnh sát Bangladesh cho biết đã bắt giữ chủ nhân của tòa nhà xưởng may bị sập hôm thứ Tư tuần trước, khiến cho ít nhất 377 người bị thiệt mạng.
Nhà chức trách loan báo, hôm Chủ nhật, rằng họ đã bắt được ông Mohammed Sohel Rana gần biên giới Ấn Độ. Ông Rana biệt tích từ khi tòa nhà bị sập, hôm thứ Tư.
Trong khi đó, tại nơi xảy ra đã xảy ra tai họa, một đám cháy bộc phát khiến nhà chức trách phải tạm ngưng công tác tìm kiếm những người sống sót.
Đám cháy bộc phát vào tối Chủ nhật khi nhân viên cứu nạn đang cố cắt một xà nhà bằng thép để cứu một phụ nữ bị kẹt bên trong. Ít nhất 3 nhân viên cứu nạn bị thương và các viên chức cứu hỏa nói người đàn bà có phần chắc đã chết trong đám cháy.
Ông Rana bị bắt một ngày sau khi nhà chức trách bắt ít nhất 2 chủ xưởng may và 2 viên kỷ sư. Cho đến giờ, nhà chức trách đã bắt 7 người có liên quan với vụ sập nhà.
Cảnh sát nói rằng ông Rana và các quản lý xưởng may đã làm ngơ trước những lời cảnh báo yêu cầu họ di tản những người trong tòa nhà sau khi các thanh tra viên phát hiện các vết nứt trong tòa nhà.
Nhân viên cứu nạn đã phải làm việc với các dụng cụ cầm tay từ khi tai nạn xảy ra, nhưng các viên chức cho biết họ sắp phải dùng đến cần cẩu. Nhà chức trách đã hoãn sử dụng thiết bị nặng hy vọng bảo vệ nhũng người còn sống sót kẹt bên trong.
Tòa nhà bị sập nằm bên ngoài thủ đô Dhaka, có 5 xưởng may ở bên trong.
Khoảng 30 người được cứu hôm thứ Bảy. Trên 2.400 người được cứu thoát từ khi tòa nhà bị sập, và ít nhất phân nửa số người này bị thương.
Trên 3.000 người có mặt bên trong khi tòa nhà bị sập. Nhà chức trách vẫn chưa biết bao nhiêu người bị mất tích.
Các công nhân ngành may lại xuống đường biểu tình hôm Chủ nhật, phản đối tiêu chuẩn an toàn kém cỏi.
Một số công nhân đổ lỗi cho các công ty châu Âu và Mỹ về điều kiện làm việc kém, vì các công ty yêu cầu sản phẩm giá thấp từ các nhà sản xuất hàng may mặc.
Tháng 11 năm ngoái một vụ hỏa hoạn tại một xưởng may mặc khác ở Bangladesh khiến cho trên 100 công nhân bị thiệt mạng.
Nhà chức trách loan báo, hôm Chủ nhật, rằng họ đã bắt được ông Mohammed Sohel Rana gần biên giới Ấn Độ. Ông Rana biệt tích từ khi tòa nhà bị sập, hôm thứ Tư.
Trong khi đó, tại nơi xảy ra đã xảy ra tai họa, một đám cháy bộc phát khiến nhà chức trách phải tạm ngưng công tác tìm kiếm những người sống sót.
Đám cháy bộc phát vào tối Chủ nhật khi nhân viên cứu nạn đang cố cắt một xà nhà bằng thép để cứu một phụ nữ bị kẹt bên trong. Ít nhất 3 nhân viên cứu nạn bị thương và các viên chức cứu hỏa nói người đàn bà có phần chắc đã chết trong đám cháy.
Ông Rana bị bắt một ngày sau khi nhà chức trách bắt ít nhất 2 chủ xưởng may và 2 viên kỷ sư. Cho đến giờ, nhà chức trách đã bắt 7 người có liên quan với vụ sập nhà.
Cảnh sát nói rằng ông Rana và các quản lý xưởng may đã làm ngơ trước những lời cảnh báo yêu cầu họ di tản những người trong tòa nhà sau khi các thanh tra viên phát hiện các vết nứt trong tòa nhà.
Nhân viên cứu nạn đã phải làm việc với các dụng cụ cầm tay từ khi tai nạn xảy ra, nhưng các viên chức cho biết họ sắp phải dùng đến cần cẩu. Nhà chức trách đã hoãn sử dụng thiết bị nặng hy vọng bảo vệ nhũng người còn sống sót kẹt bên trong.
Tòa nhà bị sập nằm bên ngoài thủ đô Dhaka, có 5 xưởng may ở bên trong.
Khoảng 30 người được cứu hôm thứ Bảy. Trên 2.400 người được cứu thoát từ khi tòa nhà bị sập, và ít nhất phân nửa số người này bị thương.
Trên 3.000 người có mặt bên trong khi tòa nhà bị sập. Nhà chức trách vẫn chưa biết bao nhiêu người bị mất tích.
Các công nhân ngành may lại xuống đường biểu tình hôm Chủ nhật, phản đối tiêu chuẩn an toàn kém cỏi.
Một số công nhân đổ lỗi cho các công ty châu Âu và Mỹ về điều kiện làm việc kém, vì các công ty yêu cầu sản phẩm giá thấp từ các nhà sản xuất hàng may mặc.
Tháng 11 năm ngoái một vụ hỏa hoạn tại một xưởng may mặc khác ở Bangladesh khiến cho trên 100 công nhân bị thiệt mạng.