Số người chết trong vụ xưởng may bị sập ở Bangladesh đã lên hơn 600 người trong khi nhân viên vẫn tiếp tục tìm kiếm thi hài các nạn nhân từ đống gạch đá đổ nát.
Các viên chức loan báo số liệu mới hôm Chủ nhật, nhưng họ nói thêm rằng con số này được dự liệu sẽ còn lên. Những người chứng kiến ngay tại chỗ nói rằng không khí còn nặng mùi xác bị hư rữa, trong khi nhân viên cứu nạn không biết chắc còn bao nhiêu nạn nhân bị kẹt dưới tòa nhà sập.
Tòa nhà bị sập từ hôm 24 tháng 4 và nhà chức trách nói ngày càng khó nhận dạng tử thi. Họ nói trong nhiều trường hợp nạn nhân được nhận dạng nhờ giấy tờ chứng minh và điện thoại di động tìm thấy trong túi.
Hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Tài chính Bangladesh nói rằng vụ xưởng may bị sập không “thật sự nghiêm trọng và gọi đó là một “tai nạn”. Ông Abul Maal Abdul Muhith nói ông “không lo ngại” việc này sẽ ảnh hưởng đến các hiệu bán hàng may mặc nước ngoài sẽ bỏ việc làm ăn với Bangladesh. Ông nói những sự kiện như thế này xảy ra ở mọi nơi.
Công nghiệp dệt may của Bangladesh mang về 20 tỉ đôla hàng năm chiếm gần 80% kim ngạch xuất khẩu của nước này. Nhiều công ty nước ngoài hứa giúp đỡ cho những gia đình có người thân bị thiệt mạng trong khi sản xuất hàng cho họ.
Nhà chức trách đã bắt ít nhất 9 người sau khi tai nạn xảy ra. Trong số những người bị bắt có chủ nhân tòa nhà, chủ nhân của các xưởng may đặt trong tòa nhà và các kỷ sư chịu trách nhiệm xây tòa nhà.
Trên 3.000 người có mặt trong tòa nhà khi bị tai nạn xảy ra.
Các viên chức loan báo số liệu mới hôm Chủ nhật, nhưng họ nói thêm rằng con số này được dự liệu sẽ còn lên. Những người chứng kiến ngay tại chỗ nói rằng không khí còn nặng mùi xác bị hư rữa, trong khi nhân viên cứu nạn không biết chắc còn bao nhiêu nạn nhân bị kẹt dưới tòa nhà sập.
Tòa nhà bị sập từ hôm 24 tháng 4 và nhà chức trách nói ngày càng khó nhận dạng tử thi. Họ nói trong nhiều trường hợp nạn nhân được nhận dạng nhờ giấy tờ chứng minh và điện thoại di động tìm thấy trong túi.
Hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Tài chính Bangladesh nói rằng vụ xưởng may bị sập không “thật sự nghiêm trọng và gọi đó là một “tai nạn”. Ông Abul Maal Abdul Muhith nói ông “không lo ngại” việc này sẽ ảnh hưởng đến các hiệu bán hàng may mặc nước ngoài sẽ bỏ việc làm ăn với Bangladesh. Ông nói những sự kiện như thế này xảy ra ở mọi nơi.
Công nghiệp dệt may của Bangladesh mang về 20 tỉ đôla hàng năm chiếm gần 80% kim ngạch xuất khẩu của nước này. Nhiều công ty nước ngoài hứa giúp đỡ cho những gia đình có người thân bị thiệt mạng trong khi sản xuất hàng cho họ.
Nhà chức trách đã bắt ít nhất 9 người sau khi tai nạn xảy ra. Trong số những người bị bắt có chủ nhân tòa nhà, chủ nhân của các xưởng may đặt trong tòa nhà và các kỷ sư chịu trách nhiệm xây tòa nhà.
Trên 3.000 người có mặt trong tòa nhà khi bị tai nạn xảy ra.