Trung Quốc lên tiếng chỉ trích việc cơ quan NASA của Mỹ không cho các khoa học gia Trung Quốc đến dự một cuộc hội thảo khoa học được tổ chức tại một cơ sở của NASA ở California vào tháng 11.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm thứ tư tố cáo NASA về điều mà bà gọi là “có hành vi kỳ thị.” Bà Hoa nói rằng Trung Quốc tin là những hoạt động nghiên cứu khoa học và học thuật “không nên bị chính trị hóa”.
Một ngày trước đó, một nhóm các nhà học thuật tổ chức cuộc hội thảo này đưa ra một thông cáo cho biết họ đã miễn cưỡng từ chối không cho 6 người Trung Quốc ghi tên tham dự hội nghị vì một lệnh cấm của NASA.
Những người tổ chức Cuộc Hội thảo Khoa học Kepler lần thứ nhì nói rằng cơ quan không gian của Mỹ hồi tháng 3 đã cấm không cho công dân của Trung Quốc và một số nước khác đến các cơ sở của NASA.
Họ nói rằng NASA đã áp dụng lệnh cấm đó để tuân hành một đạo luật mà Quốc hội thông qua hồi tháng 3 và được Tổng thống Barack Obama chấp thuận. Luật này bao gồm những sự hạn chế đối với việc công dân của một số nước ra vào các cơ sở của NASA vì có những mối quan tâm về an ninh quốc gia.
Những người tổ chức nói rằng mãi đến cuối tháng 9 họ mới biết tới lệnh cấm của NASA, và nếu họ biết được việc này sớm hơn thì họ đã dời địa điểm tổ chức cuộc hội thảo tới một nơi khác, thay vì tổ chức ở Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA. Họ cũng nói rằng luật lệ khiến cho NASA phải áp dụng lệnh cấm đó là “đáng chê trách.”
Một số nhà khoa học Mỹ cho biết họ sẽ tẩy chay cuộc hội thảo để phản đối việc các nhà nghiên cứu của Trung Quốc không được tham dự. Dân biểu Mike Honda, thuộc đảng Dân chủ, nói với đài VOA rằng việc ngăn chận những sự đóng góp cho các cuộc hội thảo khoa học như vậy là không tốt. Ông nói thêm như sau.
"Bất kể là những người đó có đến dự hay không thì những thông tin đó cũng sẽ được chia sẻ với những người tham dự hoặc những người có mặt tại cuộc hội thảo. Vì vậy cho nên, tôi không rõ tại sao lại có vấn đề an ninh quốc gia ở đây. Nếu tất cả mọi thành viên của cộng đồng quốc tế có mặt tại cuộc hội thảo và họ chia sẻ thông tin với nhau và sự chia sẻ đó là công khai, tôi không nghĩ là có vấn đề về an ninh quốc gia."
Trong một bài tường thuật hôm thứ 6, nhật báo The Guardian ở Anh cho biết họ đã nhận được một email của một viên chức NASA trong đó nói rằng luật lệ của Mỹ cấm không cho các cơ sở của NASA tiếp đón “bất kỳ công dân nào” của Trung Quốc.
Tuy nhiên, một nhà lập pháp đã soạn thảo dự luật đó không tán đồng ý kiến cho rằng tất cả mọi người Trung Quốc đều bị cấm không được tới các cơ sở của NASA.
Văn phòng của Dân biểu Frank Wolf cho biết hôm thứ ba ông đã viết thư cho NASA để xác minh rằng luật đó “chủ yếu là hạn chế những hoạt động song phương giữa NASA với chính phủ Cộng Sản Trung Quốc hoặc những công ty do Trung Quốc làm chủ.”
Dân biểu Wolf cũng cho biết luật đó “không đặt ra hạn chế nào đối với những hoạt động của những cá nhân là công dân Trung Quốc trừ phi những người đó hành động với tư cách là đại diện chính thức của chính phủ Trung Quốc.”
Ông Wolf nói rằng email mà tờ The Guardian nói tới là “không chính xác”. Ông yêu cầu NASA gởi văn bản hướng dẫn mới cho những người tổ chức hội thảo và giới truyền thông để phá tan sự ngộ nhận.
NASA chưa bình luận gì về vụ tranh cãi này vì văn phòng báo chí của họ bị đóng cửa vì vụ đóng cửa từng phần của chính phủ liên bang.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm thứ tư tố cáo NASA về điều mà bà gọi là “có hành vi kỳ thị.” Bà Hoa nói rằng Trung Quốc tin là những hoạt động nghiên cứu khoa học và học thuật “không nên bị chính trị hóa”.
Một ngày trước đó, một nhóm các nhà học thuật tổ chức cuộc hội thảo này đưa ra một thông cáo cho biết họ đã miễn cưỡng từ chối không cho 6 người Trung Quốc ghi tên tham dự hội nghị vì một lệnh cấm của NASA.
Những người tổ chức Cuộc Hội thảo Khoa học Kepler lần thứ nhì nói rằng cơ quan không gian của Mỹ hồi tháng 3 đã cấm không cho công dân của Trung Quốc và một số nước khác đến các cơ sở của NASA.
Họ nói rằng NASA đã áp dụng lệnh cấm đó để tuân hành một đạo luật mà Quốc hội thông qua hồi tháng 3 và được Tổng thống Barack Obama chấp thuận. Luật này bao gồm những sự hạn chế đối với việc công dân của một số nước ra vào các cơ sở của NASA vì có những mối quan tâm về an ninh quốc gia.
Những người tổ chức nói rằng mãi đến cuối tháng 9 họ mới biết tới lệnh cấm của NASA, và nếu họ biết được việc này sớm hơn thì họ đã dời địa điểm tổ chức cuộc hội thảo tới một nơi khác, thay vì tổ chức ở Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA. Họ cũng nói rằng luật lệ khiến cho NASA phải áp dụng lệnh cấm đó là “đáng chê trách.”
Một số nhà khoa học Mỹ cho biết họ sẽ tẩy chay cuộc hội thảo để phản đối việc các nhà nghiên cứu của Trung Quốc không được tham dự. Dân biểu Mike Honda, thuộc đảng Dân chủ, nói với đài VOA rằng việc ngăn chận những sự đóng góp cho các cuộc hội thảo khoa học như vậy là không tốt. Ông nói thêm như sau.
"Bất kể là những người đó có đến dự hay không thì những thông tin đó cũng sẽ được chia sẻ với những người tham dự hoặc những người có mặt tại cuộc hội thảo. Vì vậy cho nên, tôi không rõ tại sao lại có vấn đề an ninh quốc gia ở đây. Nếu tất cả mọi thành viên của cộng đồng quốc tế có mặt tại cuộc hội thảo và họ chia sẻ thông tin với nhau và sự chia sẻ đó là công khai, tôi không nghĩ là có vấn đề về an ninh quốc gia."
Tuy nhiên, một nhà lập pháp đã soạn thảo dự luật đó không tán đồng ý kiến cho rằng tất cả mọi người Trung Quốc đều bị cấm không được tới các cơ sở của NASA.
Văn phòng của Dân biểu Frank Wolf cho biết hôm thứ ba ông đã viết thư cho NASA để xác minh rằng luật đó “chủ yếu là hạn chế những hoạt động song phương giữa NASA với chính phủ Cộng Sản Trung Quốc hoặc những công ty do Trung Quốc làm chủ.”
Dân biểu Wolf cũng cho biết luật đó “không đặt ra hạn chế nào đối với những hoạt động của những cá nhân là công dân Trung Quốc trừ phi những người đó hành động với tư cách là đại diện chính thức của chính phủ Trung Quốc.”
Ông Wolf nói rằng email mà tờ The Guardian nói tới là “không chính xác”. Ông yêu cầu NASA gởi văn bản hướng dẫn mới cho những người tổ chức hội thảo và giới truyền thông để phá tan sự ngộ nhận.
NASA chưa bình luận gì về vụ tranh cãi này vì văn phòng báo chí của họ bị đóng cửa vì vụ đóng cửa từng phần của chính phủ liên bang.