Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hứa mang một thông điệp mạnh mẽ tới các nhà lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề giải quyết những mối tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Bà Clinton muốn Trung Quốc làm việc với khối ASEAN để ký kết một bộ qui tắc hành xử nhằm quản lý những vụ tranh chấp với hy vọng có thể ngăn chặn những vụ xung đột trong khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên này.
Trung Quốc, là nước tuyên bố đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, đã tỏ ý không muốn ký kết một bộ qui tắc như vậy. Thay vào đó họ muốn giải quyết riêng với từng nước đòi chủ quyền ở Biển Đông, bao gồm Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Trước khi rời Indonesia đi Trung Quốc, bà Clinton đã nói rằng các nước Đông Nam Á nên hình thành một mặt trận thống nhất về những vụ tranh chấp để “giữ cho vùng biển này được yên bình”.
Bà Clinton phát biểu như vậy sau cuộc họp ở Jakarta với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono và Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ sẽ thảo luận trong hai ngày với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những người cho đến nay vẫn bác bỏ sự can dự của Mỹ trong những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Tại cuộc họp báo hôm nay ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lên tiếng chống đối điều mà ông gọi là “sự can thiệp” của Mỹ.
Ông Hồng nói rằng Hoa Kỳ nhiều lần tuyên bố không có lập trường trong vụ tranh chấp Biển Đông và Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ giữ đúng lời hứa và làm những việc có lợi cho hòa bình ổn định của khu vực thay vì có hại.
Ông Ralph Cossa, một nhà phân tích an ninh của Diễn đàn Thái bình dương ở Hawaii, nói rằng việc xảy ra một cuộc xung đột vũ trang toàn diện giữa Trung Quốc với các nước khác đòi chủ quyền Biển Đông có xác suất rất thấp.
Nhưng ông Cossa cũng cho rằng bà Clinton có phần chắc sẽ không đạt được tiến bộ nào đáng kể về bộ qui tắc hành xử trong chuyến công du Trung Quốc lần này.
Ông Cossa cho rằng nếu có được một bộ qui tắc hành xử đi nữa thì cũng rất khó lòng có được những cơ chế chứng thực hay chấp hành, và như thế, văn kiện đó chỉ là một thỏa thuận khác nữa mà các bên sẽ vi phạm.
Ngoài vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Clinton theo dự liệu cũng sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề nhân quyền và các vấn đề quốc tế khác, trong đó có các chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên và Iran.
Bà Clinton muốn Trung Quốc làm việc với khối ASEAN để ký kết một bộ qui tắc hành xử nhằm quản lý những vụ tranh chấp với hy vọng có thể ngăn chặn những vụ xung đột trong khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên này.
Trung Quốc, là nước tuyên bố đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, đã tỏ ý không muốn ký kết một bộ qui tắc như vậy. Thay vào đó họ muốn giải quyết riêng với từng nước đòi chủ quyền ở Biển Đông, bao gồm Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Trước khi rời Indonesia đi Trung Quốc, bà Clinton đã nói rằng các nước Đông Nam Á nên hình thành một mặt trận thống nhất về những vụ tranh chấp để “giữ cho vùng biển này được yên bình”.
Bà Clinton phát biểu như vậy sau cuộc họp ở Jakarta với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono và Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ sẽ thảo luận trong hai ngày với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những người cho đến nay vẫn bác bỏ sự can dự của Mỹ trong những vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Tại cuộc họp báo hôm nay ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lên tiếng chống đối điều mà ông gọi là “sự can thiệp” của Mỹ.
Ông Hồng nói rằng Hoa Kỳ nhiều lần tuyên bố không có lập trường trong vụ tranh chấp Biển Đông và Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ giữ đúng lời hứa và làm những việc có lợi cho hòa bình ổn định của khu vực thay vì có hại.
Ông Ralph Cossa, một nhà phân tích an ninh của Diễn đàn Thái bình dương ở Hawaii, nói rằng việc xảy ra một cuộc xung đột vũ trang toàn diện giữa Trung Quốc với các nước khác đòi chủ quyền Biển Đông có xác suất rất thấp.
Nhưng ông Cossa cũng cho rằng bà Clinton có phần chắc sẽ không đạt được tiến bộ nào đáng kể về bộ qui tắc hành xử trong chuyến công du Trung Quốc lần này.
Ông Cossa cho rằng nếu có được một bộ qui tắc hành xử đi nữa thì cũng rất khó lòng có được những cơ chế chứng thực hay chấp hành, và như thế, văn kiện đó chỉ là một thỏa thuận khác nữa mà các bên sẽ vi phạm.
Ngoài vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Clinton theo dự liệu cũng sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề nhân quyền và các vấn đề quốc tế khác, trong đó có các chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên và Iran.