Các nhà lập pháp Úc đã thông qua các dự luật mới thiết lập các trại xúc tiến thủ tục xin tị nạn ở các khu vực ngoài khơi ở phía nam Thái bình dương. Chính phủ Australia nói rằng biện pháp này sẽ ngăn chận dòng người tị nạn bất hợp pháp liên tục đến các vùng biển phía bắc của nước này. Từ Sydney, thông tín viên VOA Phil Mercer gửi về bài tường thuật chi tiết do Chu Uyên trình bày.
Cuộc biểu quyết ở Hạ viện Australia diễn ra sau khi một ủy ban chuyên gia do cựu bộ trưởng quốc phòng Úc hướng dẫn, khuyến cáo nên mở lại các trại tị nạn ở Papa New Guinea và Nauru như một phần trong các biện pháp giảm bớt làn sóng người tị nạn đều đặn đến Australia bằng đường biển.
Các trung tâm tị nạn ở ngoài khơi đã được chính quyền bảo thủ cách đây một thập niên sử dụng trong khuôn khổ của Giải pháp Thái bình dương, được thiết lập để đối phó với những đợt người tị nạn đến Úc trái phép gia tăng mạnh. Các trại trên đảo Manus tại Papa New Guinea và tại hòn đảo nhỏ bé Nauru đã đóng cửa khi đảng Lao động lên cầm quyền năm 2008.
Tuy nhiên, trước áp lực chính trị ngày càng gia tăng và con số tàu thuyền chở người tị nạn từ Indonesia và Sri Lanka tăng cao đã buộc chính phủ phải mở cửa lại các trại tị nạn vừa kể.
Cuộc biểu quyết tại Hạ viện được xúc tiến sau một cuộc tranh luận trường kỳ trong đó lãnh đạo đối lập Tony Abbott một lần nữa chỉ trích Thủ tướng Julia Gillard đã mất quá nhiều thời gian để chấp thuận việc xúc tiến thủ tục tị nạn ở ngoài nuớc Úc.
Ông Abbott nói: “Tôi không nói rằng bất cứ thành viên nào tại Hạ viện đều dính dáng vào chuyện này, vì như vậy là một sự bất công đáng buồn. Nhưng thưa ông Phó Chủ tịch, một điều rõ ràng là sự thất bại trong chính sách của chính phủ này giúp đem lại cho những kẻ buôn người một mô hình kinh doanh, và thành thật mà nói, theo truyền thống Westminster, một bộ trưởng của một Thủ tướng đã từ bỏ chính sách cũ của mình để chấp nhận một chính sách mà mình đã từng bác bỏ vì danh dự, thì vì danh dự sẽ từ chức.”
Giới chỉ trích việc xúc tiến thủ tục ngoài khơi nói rằng làm như thế là vô nhân đạo và có thể khiến những người đang tuyệt vọng và yếu đuối phải sống nhiều năm trong các trại dơ dáy ở Nam Thái bình dương.
Thượng nghị sĩ Sarah Hanson Young thuộc đảng Xanh cáo buộc chính phủ áp dụng một chính sách “không tưởng tượng nổi” để đạt thắng lợi trong kỳ bầu cử tới. Những người chống đối khác nhấn mạnh rằng những người đến Australia bằng tàu sẽ bị bỏ mặc và quên lãng trong các trại bị cô lập.
Trước đây những người bị câu lưu được giam giữ tại Nauru đã thực hiện các cuộc tuyệt thực để phản đối điều kiện sinh sống và thời gian bị giam giữ.
Trước đây trong tuần, một ủy ban các chuyên gia do chính phủ của Thủ tướng Gillard bổ nhiệm nói rằng việc xúc tiến thủ tục tị nạn ở ngoài khơi sẽ được áp dụng để ngăn chặn và bảo vệ sinh mạng của người tị nạn sẵn sàng mạo hiểm để đến Australia bằng đường biển.
Ủy ban này cũng khuyến cáo Australia tăng việc số người tị nạn được nhận hằng năm từ 13.000 người lên 20.000 người. Các quy định mới về việc xúc tiến thủ tục xin tị nạn ngoài khơi giờ đây sẽ được thảo luận tại Thượng viện Úc trong tuần này và theo dự kiến dự luật sẽ được thông qua.
Cuộc biểu quyết ở Hạ viện Australia diễn ra sau khi một ủy ban chuyên gia do cựu bộ trưởng quốc phòng Úc hướng dẫn, khuyến cáo nên mở lại các trại tị nạn ở Papa New Guinea và Nauru như một phần trong các biện pháp giảm bớt làn sóng người tị nạn đều đặn đến Australia bằng đường biển.
Các trung tâm tị nạn ở ngoài khơi đã được chính quyền bảo thủ cách đây một thập niên sử dụng trong khuôn khổ của Giải pháp Thái bình dương, được thiết lập để đối phó với những đợt người tị nạn đến Úc trái phép gia tăng mạnh. Các trại trên đảo Manus tại Papa New Guinea và tại hòn đảo nhỏ bé Nauru đã đóng cửa khi đảng Lao động lên cầm quyền năm 2008.
Tuy nhiên, trước áp lực chính trị ngày càng gia tăng và con số tàu thuyền chở người tị nạn từ Indonesia và Sri Lanka tăng cao đã buộc chính phủ phải mở cửa lại các trại tị nạn vừa kể.
Cuộc biểu quyết tại Hạ viện được xúc tiến sau một cuộc tranh luận trường kỳ trong đó lãnh đạo đối lập Tony Abbott một lần nữa chỉ trích Thủ tướng Julia Gillard đã mất quá nhiều thời gian để chấp thuận việc xúc tiến thủ tục tị nạn ở ngoài nuớc Úc.
Ông Abbott nói: “Tôi không nói rằng bất cứ thành viên nào tại Hạ viện đều dính dáng vào chuyện này, vì như vậy là một sự bất công đáng buồn. Nhưng thưa ông Phó Chủ tịch, một điều rõ ràng là sự thất bại trong chính sách của chính phủ này giúp đem lại cho những kẻ buôn người một mô hình kinh doanh, và thành thật mà nói, theo truyền thống Westminster, một bộ trưởng của một Thủ tướng đã từ bỏ chính sách cũ của mình để chấp nhận một chính sách mà mình đã từng bác bỏ vì danh dự, thì vì danh dự sẽ từ chức.”
Giới chỉ trích việc xúc tiến thủ tục ngoài khơi nói rằng làm như thế là vô nhân đạo và có thể khiến những người đang tuyệt vọng và yếu đuối phải sống nhiều năm trong các trại dơ dáy ở Nam Thái bình dương.
Thượng nghị sĩ Sarah Hanson Young thuộc đảng Xanh cáo buộc chính phủ áp dụng một chính sách “không tưởng tượng nổi” để đạt thắng lợi trong kỳ bầu cử tới. Những người chống đối khác nhấn mạnh rằng những người đến Australia bằng tàu sẽ bị bỏ mặc và quên lãng trong các trại bị cô lập.
Trước đây những người bị câu lưu được giam giữ tại Nauru đã thực hiện các cuộc tuyệt thực để phản đối điều kiện sinh sống và thời gian bị giam giữ.
Trước đây trong tuần, một ủy ban các chuyên gia do chính phủ của Thủ tướng Gillard bổ nhiệm nói rằng việc xúc tiến thủ tục tị nạn ở ngoài khơi sẽ được áp dụng để ngăn chặn và bảo vệ sinh mạng của người tị nạn sẵn sàng mạo hiểm để đến Australia bằng đường biển.
Ủy ban này cũng khuyến cáo Australia tăng việc số người tị nạn được nhận hằng năm từ 13.000 người lên 20.000 người. Các quy định mới về việc xúc tiến thủ tục xin tị nạn ngoài khơi giờ đây sẽ được thảo luận tại Thượng viện Úc trong tuần này và theo dự kiến dự luật sẽ được thông qua.